Nguyên tắc và quy trình thiết kế hoạt động dạy học nhằm phát triển nàng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm minecraft trong dạy học chương nguyên tử sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học khoa học tự nhiên 7 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỀN NÀNG Lực Hộp TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA sử DỤNG PHẦN MỀM MINECRAFT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NGUYÊN TỪ - sơ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TÓ HÓA HỌC, KHOA HỌC Tự NHIÊN 7

2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế hoạt động dạy học nhằm phát triển nàng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên

2,3.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung

Dạy học họp tác là HS phải cùng nhau làm việc đế hoàn thành một nhiệm vụ chung nào đó, nội dung KT/ nhiệm vụ học tập phải phù hợp đế áp dụng PPDH HT. Như vậy, để phát triển NLHT cho HS trong DH môn KHTN thì nội dung DH được lựa chọn theo các nguyên tắc sau [8J:

- Nội dung kiến thức bài học lựa chọn phải phù hợp với trình độ, NL của HS

để HS có thể cùng nhau HT làm việc, tạo được hứng thú học tập không gây ức chế chán ghét môn học cho HS. Những nội dung học tập được tổ chức theo PPDH HT có thể bổ sung, khai thác từ vốn KT tích lũy của HS, KT thực tế trong đời sống tự nhiên, lao động sản xuất.

- Lựa chọn các phần KT của các bài học chứa đựng những tình huống có vấn

đề hoặc có nhiều cách hiểu, hoặc nhiều cách lí giải khác nhau, KT gắn với thực tiễn cần thu thập nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều kinh nghiệm hiếu biết và tính khái quát cao.

- Lựa chọn những phần nội dung KT cần nhiều thời gian để tìm hiểu, chuẩn bị

và tìm ra KT mà không phải là những nội dung quá đơn giản chỉ cần đọc tài liệu tham khảo ghi chép ra là xong. Nội dung KT phải có một mức độ khó khăn nhất định

mà một cá nhân khó có thể tự mình giải quyết, cần có sự HT cũng giải quyết. Tuy nhiên cũng không nên quá phức tạp, phải làm sao tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có thề tham gia thảo luận.

- Lựa chọn những nội dung bài học mà GV có thể dùng nhiều PPDH và nhiều hình thức DH để tổ chức được nhiều hoạt động học tập, thông qua đó HS sẽ phát triển đồng thời được nhiều NL cần hình thành.

61

2.3.2. Nguyên tắc thiết kế hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên

Để phát triển NLHT cho HS cần đảm bảo hệ thống các nguyên tắc chung cùa quá trình DH [28] và định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất và NL KHTN cho HS [5]. Như vậy, hoạt động DH nhằm phát triển NLHT cho

HS trong DH môn KHTN có thể được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Chia mục tiêu thành các giai đoạn, các mức độ thực hiện khác nhau; cụ thế hóa bằng các nhiệm vụ và hoạt động học tập tùy biến trên phần mềm sao cho phù họp với NL của người học; DH cần xuất phát từ những NL cụ thể (thực tế) của người học để hình thành và phát triển NL theo yêu cầu chung của chương trình giáo dục;

- Xây dựng các nội dung học tập trên phần mềm tùy biến theo lượng và chất phù họp (thích ứng) với các cá nhân người học và học tập theo nhóm;

- Đa dạng hóa linh hoạt các hình thức tổ chức DH, PPDH, sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ khác nhau (phù hợp với đặc điểm, phong cách học tập của người học); học thông qua hành động (của chính cá nhân người học và học tập theo nhóm); học thông qua hoạt động giao tiếp giữa các cá nhân người học và các thành viên trong nhóm;

- Đa dạng hóa và tôn trọng các lộ trình, tiến độ học tập của cá nhân và nhóm người học; thực hiện linh hoạt các kênh giao tiếp giữa người dạy, người học trong mối quan hệ với tập thể, cộng đồng học tập;

- Đa dạng hóa kết hợp giữa các hình thức, phương thức, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng thích ứng và tăng cường đánh giá thực (Authentic assessment).

2.3.3. Quy trình thiết kế hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực họp tác cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên

Theo tác giả D. Miliband [50] việc thiết kế hoạt động DH nhằm phát triển NLHT cho HS trong DH môn KHTN, có thể thực hiện theo 5 giai đoạn sau:

- Giai đoạn đánh giá: người dạy và người học cùng nhau làm việc đế xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của người học từ đó thống nhất mục tiêu;

Ví dụ: Trước khi tiến hành DH nội dung chương Nguyên tử - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, KHTN 7, GV tiến hành thực hiện bài kiểm tra ngắn, xác định kiến thức nền của HS về nội dung kiến thức mà HS đã được học ờ chương trình lớp 6 hoặc phiếu hởi ngắn nhằm xác định nhu cầu, dự định, sự chuẩn bị của HS trước khi học tập nội dung kiến thức mới.

- Giai đoạn lựa chọn chương trình/ nội dung giảng dạy: Giai đoạn này người học cần phải lựa chọn được chương trình học tập, lập kế hoạch và lộ trình học tập;

62

Ví dụ: GV xây dựng KHDH và nội dung học tập, đồng thời hỗ trợ HS tự xác định mục tiêu, lựa chọn và xây dựng lộ trình học tập của cá nhân HS trong phần kiến

thức mới dựa trên kết quả của bài kiểm tra ngắn hoặc thông qua bảng khảo sát trước

khi GV dạy nội dung KT mới.

- Giai đoạn dạy và học: người dạy và người học cần đưa ra lựa chọn chiến lược học tập hiệu quả, phù hợp với phong cách, năng lực cá nhân và tập thế lớp học;

Ví dụ: Dựa theo kết quả thu được của hai giai đoạn trên, GV tiến hành sử dụng các mô hình và phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học nhằm phát

triển NL của người học, kết nối nội dung học tập với nhu cầu, sở thích của HS. Đồng

thời, thúc đấy HS chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, lựa chọn cách thức

học tập phù hợp với bản thân và nội dung kiến thức HS thu nhận được.

- Giai đoạn thích ứng theo các mô hĩnh giáo dục điên hình: người dạy có thể lựa chọn và điều chỉnh các chiến lược giảng dạy theo các phương pháp và mô hình lí

thuyết phù hợp với người học dựa trên tiến trình học tập và sự tiến bộ của người học.

Ví dụ: GV có thể lựa chọn các mô hình học tập như Blended learing, Flipped Classroom, dạy học dự án,... khi các lớp học đã được trang bị đầy đủ về thiết bị điện

tử thông minh và hệ thống mạng Internet. Từ đó, GV sẽ lựa chọn những mô hình phù

họp với đặc điềm của HS trong lớp, điều kiện lớp học,... sau quá trình triển khai các

mô hình này trong DH.

- Giai đoạn giáo dục ngoài ỈÓ'P học: Người dạy tăng cường sử dụng các nên tảng và giải pháp kêt nôi xã hội, cộng đông, bôi cảnh hóa, cá nhân hóa môi trường

học tập phù họp khuyến khích người học tham gia.

Ví dụ: Dựa trên nền tảng công nghệ như Padlet, Google Classroom, Edmodo, Notebook,... GV có thể tạo ra các buổi diễn đàn học tập, lớp học trực tuyến, nhóm

học tập nhằm đa dạng hóa các hoạt động học tập của HS và nâng cao chất lượng học

tập ngoài lớp học.

Thích ling theo các

mò hình giảo dục điên hình

Dạy học

Hình 2.1. Các giai đoạn thiêt hoạt động DH nhăm phát trỉên NLHT cho HS

2.4. Thiết kế nội dung chương Nguyên tử - So’ lược về bảng tuần hoàn các

nguyên tố hóa học, Khoa học tự nhiên 7 trên phần mềm Minecraft nhằm phát

63

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm minecraft trong dạy học chương nguyên tử sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học khoa học tự nhiên 7 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)