CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN
1.2. Nội dung của quản trị nhân lực Môi giới Bất động sản
1.2.5. Quản trị mối quan hệ trong lao động Môi giới Bất động sản
1. Khái quát về quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Khái niệm Quan hệ lao động trong tổ chức doanh nghiệp bao gồm các hoạt động quản trị nguồn nhân lực kết hợp với thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp, điều chuyển lao động trong doanh nghiệp, thăng thưởng, giáng chức, cho nghỉ việc, về hưu, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật và thi hành kỷ luật... là các khía cạnh quan trọng trong quan hệ lao động của doanh nghiệp. Quan hệ lao động được thể hiện thông qua những quan hệ tích cực của chủ doanh nghiệp với người lao động được xem như “một tài sản vô hình dài hạn và là một nguồn để duy trì lợi thế cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp”.
2. Công bằng – bình đẳng trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, người lao động luôn quan tâm tới sự công bằng. Công bằng hay bình đẳng là khi một người lao động được nhận những thứ mà họ tin rằng họ xứng đáng được nhận dựa trên những đóng góp của họ. Những vấn đề liên quan đến công bằng trong doanh nghiệp và những thực hiện liên quan đến kỷ luật và sự không thỏa mãn của người lao động là những nhân tố chính trong quan hệ lao động và gắn kết với việc tại sao người lao động mong muốn gia nhập công đoàn
3. Một số vấn đề trong quản trị quan hệ lao động
a. Thi hành kỷ luật Thi hành kỷ luật bao gồm hình phạt một nhân viên không đáp ứng được những tiêu chuẩn đã ấn định. Thi hành kỷ luật có hiệu quả là nhắm vào hành vi sai trái của nhân viên, chứ không nhắm vào nhân viên như là một cá nhân. Thi hành kỷ luật một cách tùy tiện, không chính xác sẽ gây ra những nguy hại đối với nhân viên mà còn có hại đối với tổ chức. Mục đích chủ yếu của thi hành kỷ luật là nhằm đảm bảo rằng
hành vi của nhân viên phù hợp với các quy định của công ty. Các quản đốc hay đốc công phải có ý thức rằng việc thi hành kỷ luật sẽ có lợi ích tích cực cho công ty khi nó được áp dụng một cách phù hợp và bình đẳng.
Thi hành kỷ luật đúng lúc và đúng cách sẽ giúp cho nhân viên làm việc có ý thức kỷ luật hơn, có năng suất hơn và vì thế có lợi cho nhân viên lâu dài
b. Cho thôi việc Cho nghỉ việc là một hình phạt nặng nhất. Kinh nghiệm cho thấy rằng bất kể người nào bị nghỉ việc dù giữ chức vụ gì trong cơ quan, đều gây thương tổn cho họ và gia đình họ. Điều mà cấp quản trị buộc phải cho nhân viên nghỉ việc cũng là một nỗi ám ảnh cho chính cấp quản trị. Do đó, hình thức này cần được tiến hành một cách cẩn trọng.
c. Xin thôi việc Ngay cả khi công ty nỗ lực tạo một môi trường làm việc tốt, vẫn có những người xin thôi việc. Có nhiều lý do khiến nhiều người muốn xin thôi việc vì:
ã Họ khụng thấy cơ hội thăng tiến tại cụng ty.
ã Họ là người cú tham vọng.
ã Họ muốn cú nhiều lương hơn hoặc nhiều phỳc lợi hơn.
ã Họ khụng hợp với cấp lónh đạo về tớnh tỡnh hoặc cỏch làm việc.
ã Họ khụng hợp với một số đồng nghiệp.
ã Họ chỏn cụng việc đang làm.
ã Họ khụng hợp với bầu khụng khớ văn húa của cụng ty.
ã Họ cú những lý do riờng. Nhưng khi cú nhiều người muốn ra đi thỡ cấp lónh đạo phải xem xét lại vấn đề. Cần phải có các cuộc nghiên cứu tìm hiểu lý do của vấn đề. Cần phải có các cuộc tiếp xúc và phỏng vấn những người muốn ra đi và những người đã ra đi
d. Giáng chức Giáng chức là một tiến trình chuyển một nhân viên nào đó xuống bậc thấp hơn về nhiệm vụ và trách nhiệm, và bao gồm cả việc giảm tiền lương. Sự giáng chức thường gây ra những phản ứng như nổi giận và thất vọng… do đó cần phải áp dụng một cách thận trọng. Có một cách làm giảm bớt sự thương tổn đối với người bị giáng chức là thiết lập ra một giai đoạn thử việc đối với người được thăng chức, thay thế cho công việc của người bị giáng chức. Đối với xí nghiệp có công đoàn, các thủ tục giáng chức cần được nêu rõ trong thỏa ước tập thể giữa công đoàn và cấp quản trị. Trong trường hợp giáng chức cần phải thông báo rõ lý do việc cho giáng chức cho công đoàn biết.
e. Thăng chức
Thăng chức là việc chuyển một người nào đó lên một vị trí cao hơn trong tổ chức, điều đó đồng nghĩa với việc mức lương người này nhận được sẽ cao hơn, “cái tôi” trong công việc sẽ được khẳng định rõ ràng hơn. Tuy nhiên trước khi thăng chức cho nhân viên cần phải cân nhăc kỹ lưỡng, nếu dư luận trong nhân viên công ty cho rằng công ty đã chọn sai người sẽ gây ra một phản ứng có tính tiêu cực cho sự hoạt động bình thường của công ty.
4.Mối quan hệ giữa doanh với cơ quan nhà nước:
Tuân thủ theo luật lao động: chính sách trả lương, bảo hiểm xã hội và các vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài
Đảm bảo chi trả lương, các chính sách lao động theo hợp đồng và thỏa ước lđ tập thể
Đảm bảo về việc đóng thuế cho nhà nước: thuế TNDN,...
NN xây dựng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất, nhà ở để tạo nhà ở cho NLĐ
=> Đảm bảo về năng suất lao đọng, công bằng giữa doanh nghiệp với người lao động.
1.2.6. Tạo lập môi trường làm việc trong doanh nghiệp Môi giới Bất động sản.
Tạo lập môi trường làm việc chia làm bốn giai đoạn: khởi nghiệp, phát triển, bùng nổ, ổn định:
Khởi nghiệp thì cần tạo môi trường năng động, nhiệt huyết, tạo động lực cho nhau, tự đôn đốc, nhắc nhở nhau
Khi phát triển, có tên tuổi nhất định rồi thì cần chăm chút hơn cho chất lượng dịch vụ, thông qua các cuộc họp chuyên sâu giữa các nhân viên, đào tạo thêm cho nhân viên, cho nhân viên đi học thêm các kiến thức hỗ trợ, tuyển dụng thêm nhân lực khi cần thiết
Giai đoạn bùng nổ thì chú trọng tuyển dụng, đào tạo nhân lực thật tốt, sản xuất hay tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, để đáp ứng nhu cầu bùng nổ của thị trường, phục vụ tối đa khách hàng
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, luôn phải tạo một môi trường nghiêm túc, hiệu suất, năng lượng
Trong giai đoạn sự phát triển được ổn định rồi thì chủ doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian để quan tâm mn hơn, sẽ tạo môi trường gần gũi, trò chuyện, quan tâm, giúp đỡ cho nhân viên trong công ty, giúp mọi người có thêm động lực để nỗ lực cống hiến cho công ty
Tạo bầu không khí trong lành trong doanh nghiệp
Trong một tập thể lao động thì bầu không khí tâm lý trong tập thể đó có một ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự phát triển, cố kết hay xung đột của các thành viên trong tập thể. Trong hoạt động lao động sản xuất , dinh doanh văn phòng thì bầu không khí tâm lý trong lành là nhân tố thúc đẩy hay kìm hãm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Như vậy, một câu hỏi đặt ra đó là "Bầu không khí tâm lý" là gì, vai trò của nó như thế nào đối với năng suất lao động của tập thể?
Làm được điều này bởi trong một tập thể có bầu không khí thuận hoà, được tổ chức một cách chặt chẽ với những tình cảm tích cực, đoàn kết là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực thông qua sự phát triển nhân cách, năng lực của cá nhân một cách đầy đủ nhất, giúp cá nhân đó tự điều chỉnh cách giao tiếp ứng xử của mình sao cho phù hợp với yêu cầu, mục đích chung của tập thể.
Trái lại, ở một tập thể mà bầu không khí tẻ nhạt, căng thẳng sẽ tạo ra cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho các thành viên, dễ dàng hình thành nên các nhóm không chính thức, đối nghịch với tập thể. Trong tập thể này, cá nhân ít gắn bó với tập thể, ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ, hay xẩy ra cãi lộn, đấu đá.
+Bầu không khí tâm lý trong tập thể như là nguồn gốc sức mạnh của cả tập thể, là hạt nhân cố kết mọi thành viên của tập thể thành một sức mạnh thống nhất.
+Bầu không khí tâm lý còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cá nhân, tạo điều kiện để cá nhân có thể hoàn thành những việc nếu để riêng lẻ một mình, không có sự động viên, khuyến khích, thi đua, không có trách nhiệm đối với công việc với tập thể.
+Bầu không khí tâm lý còn ảnh hưởng đến cả các quá trình tâm lý nói chung của người lao động, đặc biệt là tâm trạng của họ.
Bằng những luận điểm trên chúng ta có thể khẳng định rằng - Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tới năng suất chất lượng lao động của từng thành viên nói riêng và toàn tập thể nói chung. Tuy nhiên nếu dừng lại ở đây thì phép chứng minh trên vẫn chưa làm sáng tỏ vấn đề. Vì vậy, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các yếu tố quy định bầu không khí tâm lý trong tập thể. Như phần trên đã nêu:
1. Bầu không khí tâm lý có quan hệ chặt chẽ với các mối quan hệ người - người trong sản xuất (trong đó bao gồm mối quan hệ giữa người lao động với người lao động) và mối quan hệ giữa ngươì lao động với lao động
Trong mối quan hệ này chúng ta thấy rằng phong cách làm việc của người lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn đến bầu không khí tâm lý xã hội của tập thể. Khi người lãnh đạo biết đánh giá, khen thưởng và xử phạt một cách công bằng, khách
quan và đúng mức đối với các thành viên thì người lãnh đạo đó sẽ khích lệ được mọi người hăng hái làm việc với năng xuất và chất lượng cao hơn. Trong khi người lãnh đạo thành công là người đem hết năng lực của mình ra làm việc, tạo cho người lao động có cảm giác họ làm việc cho công ty như làm cho chính bản thân mình.
Như vậy, mối quan hệ giữa người lãnh đạo với người lao động diễn ra theo hướng tích cực sẽ góp phần tạo nên bầu không khí tâm lý trong tập thể sản xuất đó tích cực theo một yếu tố khác góp phần tạo nên bầu không khí tâm lý trong tập thể là tính chất mối quan hệ qua lại giữa người lao động - người lao động trong tập thể.
Thứ 2 đó là mối quan hệ giữa người lao động với người lao động Trong các tập thể, nếu mối quan hệ giữa người lao động với người lao động là thiện cảm, khoan dung nhân ái, đoàn kết... thì sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh, thúc đẩy người lao động trong tập thể hoạt động tích cực, phát huy hết khả năng của mình cống hiến cho tập thể và sức mạnh đó của từng người lao động lại được cố kết với nhau tạo nên một khí thế chung, thúc đẩy hoạt động chung của toàn tập thể.
Trái lại, nếu mối quan hệ của những người đó là thù địch, ác cảm... sẽ tạo ra một bầu không khí tâm lý năng nề, u ám, căng thẳng và từng thành viên hoạt động trong bầu không khí đó sẽ mất dần ý chí làm việc, chán nản giảm sút năng suất, làm ra sản phẩm kém chất lượng thậm chí sẽ dẫn tới những trường hợp bất hạnh.
2. Một yếu tố nữa cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành nên bầu không khí tâm lý đó là quan hệ giữa người lao động đối với công việc.
Khi người lao động được người lãnh đạo phân công những công việc mà người lao động yêu thích, phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân người lao động đó sẽ tạo ra ở họ những trạng thái tâm lý phấn khích, hứng thú khiến họ vui vẻ, nhiệt tình, hăng say làm việc.
Ngược lại, công việc được giao không phù hợp với năng lực chuyên môn, sở thích thì người lao động sẽ làm việc miễn cưỡng, bực bội, thiếu nhiệt tình và không kích thích sự sáng tạo, thậm chí còn nảy sinh trạng thái tiêu cực, chán ghét công việc dẫn tới năng suất lao động giảm sút.
3. Bên cạnh việc bố trí công việc phù hợp thì việc người lao động được đánh giá như thế nào đối với công việc mà họ đang làm cũng làm cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra thái độ tích cực hay tiêu cực đối với lao động.
4. Trong hoạt động lao động trong tập thể bên cạnh nhu cầu đảm bảo sự tồn tại của con người cần thoả mãn, người lao động còn có nhu cầu được tự thể hiện mình, được tập thể nhìn nhận đánh giá cả về mặt vật chất và tinh thần đối với việc mình đã và đang làm.