Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị nhận lực Môi giới Bất động sản

Một phần của tài liệu đề án chuyên ngành kinh doanh bất động sản đề tài thực trạng quản trị nhân lực môi giới bất động sản tại công ty cổ phần arenland (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị nhận lực Môi giới Bất động sản

1.3.1.Nhân tố trong doanh nghiệp

a. Chiến lược phát triển kinh doanh mục tiêu của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp đều có chiến lược và mục tiêu riêng và doanh nghiệp môi giới BĐS cũng không ngoại lệ.Tuy mỗi doanh nghiệp môi giới đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là bùng nổ doanh số, tạo được uy tín và có được niềm tin khách hàng, nhưng mỗi doanh nghiệp môi giới lại tạo cho mình một con đường riêng. Có doanh nghiệp chọn thúc đẩy doanh số rồi từ đó xây dựng uy tín,có những doanh nghiệp lại ngược lại khi chọn đầu tư xây dựng hình ảnh trước sau đó chú trọng tối đa doanh số, và có những doanh nghiệp chọn hoàn thiện bộ máy bên trong thật vững trãi trước khi tiến sâu hơn vào thị trường. Chính những chiếc lược và mục tiêu đó ảnh hưởng rất lớn tới quản trị nhân lực môi giới cụ thể là quá trình hoạch định nhân lực, đào tạo và tạo môi trường làm việc cho doanh nghiệp môi giới BĐS.

b. Quy mô doanh nghiệp môi giới Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức lao động và các nhiệm vụ cụ thể trong doanh nghiệp. Bởi quy mô doanh nghiệp sẽ quyết định số lượng nhân lực của doanh nghiệp đó. Mặt khác, nó còn quyết định phương thức tổ chức quản lý đội ngũ lao động theo chuyên môn hóa và hình thức kiểm nghiệm.

Nếu quy mô doanh nghiệp lớn thì số lượng lao động sẽ nhiều hơn và việc tổ chức đội ngũ lao động thường xuyên theo hình thức chuyên môn hóa.

c. Văn hóa riêng của mỗi doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp đều có một nền văn hóa riêng giúp tạo nên các giá trị về niềm tin và chuẩn mực, giúp thống nhất và tạo sự đoàn kết nhân viên. Bầu không khí được tạo ra từ văn hóa công ty doanh nghiệp giúp khuyến khích sự sáng tạo và năng động trong công việc của nhân viên. Đặc biệt trong môi giới yếu tố kinh nghiệm chiếm một phần rất quan trọng, vì vậy văn hóa học hỏi, chia sẻ là thực sự rẩ cần thiết. Ngoài ra việc chia sẻ thông tin vã hỗ trợ nhau trong công ty hoặc tổ nhóm cũng góp phần tạo động lực và tăng doanh số chung

d. Chính nhân sự trong doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, mỗi nhân viên là mỗi con người, họ khác nhau cả về kiến thức, kỹ năng cũng như tính cách, sở thích và nhu cầu. Nhà quản trị nhân sự cần tìm

hiểu kỹ để có thể đưa ra phương pháp quản trị phù hợp.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những thay đổi về kinh tế văn hóa xã hội tác động tới nhận thức và kỹ năng của mỗi nhân sự. Nhận thức về công việc của nhân sự cũng như sự đòi hỏi của họ chắc chắn sẽ có sự thay đổi.

Sự thay đổi của nhân viên ảnh hưởng lớn tới việc quản trị nhân sự. Nhà quản lý cần nắm được những sự thay đổi này để điều hưởng công việc quản trị sao cho phù hợp để nhân viên cảm thấy hài lòng và sẽ gắn bó với công ty. Tránh việc để các nhân tài rời khỏi công ty.

Lương, thưởng, hoa hồng có tác động chính tới nhân viên. Mỗi người chúng ta đi làm đều vì kiếm tiền (và cả kinh nghiệm) phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Ai cũng muốn có được một chế độ đãi ngộ hợp lý và tốt nhất. Lương chính là công cụ giúp thu hút người lao động của nhà quản lý. Để có thể quản trị nhân sự hiệu quả, nhà quản lý cần chú trọng đặc biệt vào chính sách lương thưởng hợp lý.

e. Nhân tố nhà quản trị Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.

Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.

Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan, tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp.

Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên.

Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.

1.3.2. Nhân tố ngoài doanh nghiệp

a. Mức độ phát triển ngành môi giới BĐS Không cần bàn cãi quá nhiều về mức độ phát triển của ngành môi giới với số lượng hơn 500 nghìn môi giới như hiện tại. Có thể nói môi giới là một nhành rất đặc

thù khi nhân sự của nhành có thể làm việc chủ động thời gian, không phụ thuộc quá nhiều vào kiến thức chuyên môn, nghề môi giới mỗi năm vẫn thu hút hàng ngàn nhân lực trong đó có cả những nhân lực tay ngang muốn thử sức với môi giới trong khi vẫn đang làm công việc của riêng mình. Tuy phát triển mạnh mẽ là thế nhưng đây được coi là ngành nghề có tốc độ đào thải rát nhanh vì độ khóa và độ khắc nghiệt của nó.Chính vì vậy doanh nghiệp môi giới BĐS rất dễ dàng thu hút được nhân sự tuy nhiên mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách nhân sự riêng để giữ chân nhân sự môi giới cà tuyển dụng những môi giới thực tâm huyết và kiên trì với nghề.

b. Nhân tố khách hàng và đặc điểm tâm lý của họ:

Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, người Mỹ gọi khách hàng là “ông chủ”, người Nhật gọi khách hành là “thượng đế”. Chính vì vậy, cấp quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên của mình sản xuất ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Muốn vậy thì nhà quản lý phải làm cho nhân viên hiểu rằng khách hàng có ý nghĩa sống còn đối với Công ty của họ, đối với những lợi ích cá nhân mà họ được hưởng. Mặt khác, nhà quản lý còn phải tìm ra biện pháp quản lý, sử dụng lao động hiệu quả nhất thì mới có thể đạt được mục tiêu trên.

c. Tình hình kinh tế:

Tùy thuộc vào sự biến động của thị trường kinh tế mà doanh nghiệp phải có những chính sách điều chỉnh nhân sự, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích nghi với những biến động đó. Khi thị trường kinh tế có sự thay đổi, doanh nghiệp muốn chuyển đổi mặt hàng kinh doanh thì sẽ cần chính sách đào tạo nhân sự phù hợp. Tuy nhiên điều ưu tiên vẫn là giữ lại những nhân sự có tay nghề, kỹ năng cao để luôn trong tình trạng sẵn sàng mở rộng quy mô kinh doanh.

d. Yếu tố chính trị, pháp luật Có thể nói BĐS là một sản phẩm rất đặc biệt vì các giao dịch về BĐS thực chất là giao dịch các quyền hạn đối với BĐS và được quản lí rất chặt chẽ bới nhà nước và hệ thống luật pháp Việt Nam. Chính vì vậy có rất nhiều bộ luật liên quan tới BĐS như Luật kinh doanh BĐS, Luật nhà ở,…, nếu như có bất cứ một thay đổi nào trong pháp luật cũng đều tác động mạnh tới thị trường BĐS. Môi giới là một ngành nghề rất đặc thù trong thị trường BĐS, là một ngành nghề khá mới nhưng tôc độ phát triển lại rất mạnh mẽ, vì thế nhà nước đã phát hành những quy chế luật pháp riêng cho ngành dịch vụ này. Việc tìm hiểu những quy định này rẩ cần thiết cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự môi giới trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp bởi yếu tố pháp luật, chính trị. Hệ thống luật pháp buộc các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và môi trường sinh thái. Doanh nghiệp môi giới cũng cần tuân thủ những duy định về lương thưởng, hoa hồng để quy định mức tiền lương cho nhân sự của mình sao cho hợp lí.

e. Yếu tố về môi trường văn hóa xã hội:

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn hóa riêng biệt và đặc trưng văn hóa của mỗi nước có ảnh hưởng đến tư duy và hành động của con người trong đời sống kinh tế xã hội của nước đó. Do vậy, các vấn đề thuộc về văn hóa- xã hội như:

lối sống, nhân quyền, dân tộc, khuynh hướng tiết kiệm và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, thái độ đối với chất lượng cuộc sống, vai trò của phụ nữ trong xã hội... có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung và hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói riêng.

Nghiên cứu, cập nhật thường xuyên tình hình thị trường lao động phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị nhân lực, đặc biệt là chính sách tiền lương và đào tạo. Nghiên cứu thị trường lao động sẽ góp phần hoàn thiện chính sách quản trị nguồn nhân lực mới đạt hiệu quả cao.

f. Mức độ cạnh tranh trên thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự. Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào bằng con đường quản trị nhân sự một cách có hiệu quả. Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất, vì vậy DN phải giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này các DN phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng kịp thời. Ngoài ra, DN phải có chế độ tiền lương đủ giữ nhân viên làm việc với mình, cải thiện môi trường làm việc, cải thiện phúc lợi. Nếu DN không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng, lôi kéo những người có trình độ và như vậy DN sẽ mất nhân tài.

Một phần của tài liệu đề án chuyên ngành kinh doanh bất động sản đề tài thực trạng quản trị nhân lực môi giới bất động sản tại công ty cổ phần arenland (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)