Bài toán điều độ một máy với nhiều đơn hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Thiết kế hệ thống quản lý hoạt động Logistics công ty Mio Communications (Trang 29 - 34)

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.3 Bài toán điều độ một máy với nhiều đơn hàng

a) Điều độ - vai trò và tác động

Điều độ là thuật ngữ chuyên môn diễn tả quá trình bố trí, sắp xếp nhân lực, thiết bị máy móc theo một trình tự nhất định để đảm bảo vận hành sản xuất và dịch vụ theo một nhiệm vụ nhất định

Điều độ là một quá trình ra quyết định có vai trò rất quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Nó đƣợc sử dụng trong mua bán và sản xuất, trong vận chuyển và phân bố, trong xử lý thông tin và truyền thông.

Chức năng c ủa điều độ trong một công ty là sử dụng các kỹ thuật toán học hay một số các phương pháp khác được tìm ra để phân phối các nguồn tài nguyên có hạn để xử lý công việc. Một sự phân phối các nguồn tài nguyên thích hợp sẽ cho phép công ty đƣa ra đƣợc mục tiêu tối ƣu và đạt đƣợc mục tiêu này.

Nguồn tài nguyên có thể là các máy móc trong phân xưởng, các đường băng

trong sân bay, các công nhân ở công trường xây dựng hay các đơn vị xử lý trong môi trường tính toán. Các công việc có thể là sự vận hành trong các phân xưởng, các lần cất cánh hay hạ cánh xuống tại một sân bay, các giai đoạn trong một dự án xây dựng hay các chương trình máy tính được thi hành. Mỗi nhiệm vụ có thể có một mức độ ƣu tiên, một thời gian có thể bắt đ ầu sớm nhất và một ngày tới hạn riêng biệt. Các mục tiêu có thể có nhiều dạng khác nhau. Thí dụ nhƣ cực tiểu thời gian hoàn thành các công việc hay cực tiểu các công việc trễ hạn.

b) Điều độ trong dịch vụ

Để mô tả một tổ chức dịch vụ và hệ thống điều độ của nó thật không dễ dàng. Chức năng điều độ trong một tổ chức dịch vụ có thể đối mặt với nhiều vấn

Các thuật toán được dùng trong môi trường dịch vụ thường không giống các thuật

toán sử dụng trong môi trường sản xuất. Tuy nhiên, điều độ trong hai môi trường đều cần phải kết hợp với chức năng ra quyết định, thường là giữa các hệ thống

thông tin phức tạp. Hệ thố ng thông tin trong môi trường dịch vụ tiêu biểu dựa trên các cơ sở dữ liệu tổng quát bao gồm các thông tin thích hợp dựa trên sự có sẵn về các nguồn tài nguyên và tiềm năng về khách hàng. Hệ thống điều độ thường tương tác với dự báo và các module quản lý lợi nhuận. Ngược lại với môi trường sản xuất, mô hình MRP không được sử dụng trong môi trường dịch vụ.

c) Điều độ 1 máy hoặc 1 hệ thống phục vụ

Ngay sau khi máy móc hoặc dây chuyền sản xuất đã đƣợc chuẩn bị xong sẵn sàng vận hành thì vấn đề đặt ra là nên làm công việc nào trước, công việc nào sau?

Có nhiều nguyên tắc để sắp xếp thứ tự công việc:

- Công việc đ ặt hàng trước làm trước - Công việc có thời hạn giao hàng trước làm trước - Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước - Công việc có thời gian dài nhất làm trước

- Tỷ lệ tới hạn: Công việc thực hiện tiếp theo là công việc có tỷ số thời gian đến ngày giao hàng trên thời gian còn lại nhỏ nhất thì làm trước

- Chi phí chuyển đổi thấp.

- Một số nguyên tắc khác: Khách hàng quan trọng nhất; công việc có lợi nhuận cao nhất.

Để đi đến quyết định là nguyên tắc nào thích hợp cho một nhóm các công việc chờ thực hiện, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

- Chi phí chuyển đổi: Tổ ng chi phí để thực hiện việc chuyển đổi máy móc trong một nhóm công việc.

Chúng ta sẽ dùng ví dụ dưới đây để khảo sát nguyên tắc:

Ví dụ 1: Trong ngày có 6 công việc phát sinh với thời gian sản xuất và thời gian

giao hàng kể từ ngày đặt hàng (Tgh - thời gian giao hàng) cho nhƣ sau:

Nhận xét:

- Nguyên tắc thứ 2 có số ngày trung bình trễ hạn nhỏ nhất trong khi nguyên t ắc thứ có thời gian hoàn thành công việc và số công việc bình quân trên dây chuyền là nhỏ nhất.

- Tuỳ theo thực tế từng tổ chức, quan hệ với khách hàng… Mà nhà quản lý chọn nguyên tắc thíc h hợp.

Nguyên tắc kiểm soát chi phí chuyển đổi máy móc/hệ thống:

Chi phí chuyển đổi là những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện, bao gồm:

chi phí chuyển đổi máy móc, chi phí bố trí công việc, chi phí thay đổi vật liệu và công cụ. Các công việc nên sắp xếp sản xuất theo thứ tự nào đó đế có chi phí chuyển đổi thấp nhất.

Ví dụ 2: Một xí nghiệp in các loại bao bì với khối lƣợng lớn cung c ấp cho các đơn

vị sản xuất. Vấn đề là mọi khách hàng đều cần mức độ nhƣ nhau nên nhà quản lý quyết định sắp xếp thứ tự các công việc thực hiện dựa vào chi phí chuyển đổi. Giả sử chúng ta có đƣợc chi phí chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác nhƣ sau (ĐVT: 1.000 đồng):

Các công việc đứng trước, trình tự sắp xếp như sau:

- Trước tiên, chọn công việc nào có chi phí chuyển đổi thấp nhất.

- Công việc xếp tiếp theo là công việc có chi phí chuyển đổi thấp kế tiếp.

Trong các dữ liệu trên, ta thấy có hai mức chi phí chuyển đổi bằng nhau là C So sánh 2 chuỗi sẽ chọn chuỗi thứ 2 để thực hiện công việc.

Trong thực tế phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu nhưng lại dễ hiểu và mang lại những kết quả thuận lợi.

2.2.4 Kỹ thuật lập trình

a) Tại sao phải sử dụng ngôn ngữ C#

Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ mệnh lệnh đƣợc phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi Ken Thompson và Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX. Từ dó, ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành một những ngôn ngữ phổ dụng nhất.

Ngôn ngữ lập trình C là ngôn ngữ rất có hiệu quả và đƣợc ƣa chuộng nhất để viết các phần mềm hệ thống, mặc dù nó cũng đƣợc dùng cho việc viết các ứng dụng.

Ngoài ra, C cũng thường được dùng làm phương tiện giảng dạy trong khoa học máy tính mặc dù ngôn ngữ này không dược thiết kế dành cho người nhập môn.

C là một ngôn ngữ lập trình bậc thấp.Ngôn ngữ lập trình C có tính mềm dẻo, các hệ điều hành thông dụng nhƣ Window, Linux,.. cũng đƣợc tạo ra từ ngôn ngữ lập trình C, nhiều chương trình hack cũng được tạo ra dự trên nền tảng của C. Tại sao ngôn ngữ lập trình C lại có sức mạnh nhƣ thê?

Đó là do con trỏ. Nói đến ngôn ngữ lập trình C người ta nhắc đến con trỏ, con trỏ đƣợc ví nhƣ linh hồn của C. C có thể can thiệp sâu vào các hệ điều hành nhờ con trỏ. C có thể tham chiếu và làm thay đổi hệ thống. Ngoài các ứng dụng cho hệ điều hành ngôn ngữ lập trình C cũng có nhiều ứng dụng trong thực tế. Ví dụ nhƣ C được ứng dụng để viết ra các chương trình điều khiển hệ thống nhà xưởng, nhà máy, máy móc,…, C còn có nhiều ứng dụng cho ngành điện tử, ngành này dùng C để viết chương trình điều khiển cho các chip vi điều khiển,các hệ thống cánh tay robot.

Nhiều người tin rằng khô ng cần thiết có một ngôn ngữ lập trình mới. Java, C++, Perl, Microsoft Visual Basic, và những ngôn ngữ khác đƣợc nghĩ rằng đã cung cấp tất cả những chức năng cần thiết.

Ngôn ngữ C# là một ngôn ngữ đƣợc dẫn xuất từ C và C++, nhƣng nó đƣợc tạo từ nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu với công việc trong C và C++ và thêm vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn. Nhiều trong số những đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong ngôn ngữ Java. Không dừng lại ở đó, Microsoft đƣa ra một số mục đích khi xây dựng ngôn ngữ này. Những mục đích này đƣợc đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

C# là ngôn ngữ đơn giản C# là ngôn ngữ hiện đại

C# là ngôn ngữ hướng đối tượng C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo C# là ngôn ngữ có ít từ khóa

C# là ngôn ngữ hướng module C# sẽ trở nên phổ biến.

b) Các tính năng cơ bản của ngôn ngữ lập trình C#

- C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thuần túy - Kiểm tra an toàn kiểu

- Thu gom rác tự động: giảm bớt gánh nặng cho người lập trình viên trong việc phải viết các đoạn code thực hiện cấp phát và giải phóng bộ nhớ.

- Hỗ trợ các chuẩn hóa đƣợc ra bởi tổ chức ECMA (European Computer Manufactures Association).

- Hỗ trợ các phương thức và các kiểu phổ quát (chung).

c) Các ứng dụng của C#

- Các ứng game - Các ứng dụng cho doanh nghiệp - Các ứng dụng cho thiết bị di động: PC Pocket, PDA , cell phone

- Các ứng dụng quản lý đơn giản: ứng dụng quản lý thƣ viện, quản lý thông tin cá nhân…

- Các ứng dụng phân tán phức tạp trải rộng qua nhiều thành phố, đất nước.

d) Các lợi ích của C#

- Cross Language Support: hỗ trợ khả năng chuyển đổi dễ dàng giữa các ngôn ngữ.

- Hỗ trợ các giao thức Internet chung.

- Triển khai đơn giản.

- Hỗ trợ tài liệu XML: các chú thích XML có thể đƣợc thêm vào các đoạn code và sau đó có thể đƣợc chiết xuất để làm tài liệu cho các đoạn code để cho phép các lập trình viên khi sử dụng biết đƣợc ý nghĩa c ủa các đoạn code đã viết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Thiết kế hệ thống quản lý hoạt động Logistics công ty Mio Communications (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)