Nâng cao khả năng sáng tạo TCSK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Thiết kế hệ thống quản lý hoạt động Logistics công ty Mio Communications (Trang 145 - 151)

CHƯƠNG 6: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN

6.1 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN

6.1.11 Nâng cao khả năng sáng tạo TCSK

Phát huy những ý tưởng sáng tạo trong công ty:

o Tạo điều kiện để những công nhân viên trao đổi với nhau nhiều hơn trong môi trường thoải mái, thân thiện. Trong quá trình trao đổi sẽ nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới lại và hấp dẫn từ chính những người trực tiếp tham gia vào công việc.

o Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng chú ý lắng nghe, tạo nhiều cơ hội để tán thưởng, động viên những người có nhiều ý tưởng sáng tạo, tạo động lực cho họ.

o Đôi khi, những ý tưởng bột phát, tưởng rằng không thể thực hiện, lại là những ý tưởng đáng giá, mang tính đột phá, tạo đà phát triển mới.

o Cụ thể hơn, MiO tạo ra những phong trào thi đua nội bộ và có phần thưởng như bằng khen, phong bì, t ặng một kỳ nghỉ cho ý tưởng sáng tạo và có giá trị thực tế

nhất...

o Bên cạnh đó, để lãnh đạo phát huy được nhiều ý tưởng sáng tạo thì có thể lập diễn đàn để trao đổi, hay viết báo nội bộ trong công ty, trong khi MiO là một trong những công ty trong nghề marketing thì công nhân viên hẳn có rất nhiều ý tưởng, tuy nhiên chưa được phát huy.

Huy động những ý tưởng sáng tạo từ bên ngoài công ty:

o Điều này ban đầu thực hiện có vẻ khó khăn, bởi nó phụ thuộc nhiều vào nội dung thông tin c ần thiết cho hoạt động sự kiện đối với bên ngoài.

o Có thể thực hiện những cuộc thi mà cho phép người bên ngoài công ty tham dự

về hoạt động TCSK, ban đầu trong phạm vi nhỏ là nội bộ công ty và những người quen của họ, sau đó mở ra những cuộc thi lớn hơn về sự hiểu biết đối với

hoạt động TCSK. Có thể thu thập được rất nhiều ý tưởng, sự hiểu biết, các quan điểm đánh giá nhìn nhận khác nhau có thể xem xét, đánh giá và phát triển. Điều này đã đƣợc thực hiện ở nhiều ngành nghề, nhiều công ty tổ chức khác nhau.

Tuy nhiên, trong ngành sự kiện vẫn chƣa đƣợc phát triển.

cho rằng sáng tạo là phí phạm thời gian vì tốn công s ức mà không biết kết quả thế nào. Nhƣng những khó khăn có thể chia sẻ, sự kết hợp sáng tạo vào trong việc TCSK cũng nhƣ bao ngành nghề khác là sự kết sức cần thiết.

o Ta cũng có thể tận dụng những ý tưởng sáng tạo trên mạng thông tin internet, đó là cách đơn giản và thu thập đƣợc nhiều thông tin nhất. Tuy nhiên, cũng có một yếu điểm là thông tin trên internet phổ biến, rời rạc và độ tin cậy không cao. Cần có sự chọn lọc thông tin để tránh lãng phí thời gian.

o Tóm lại, việc huy động những ý tưởng sáng tạo từ bên ngoài công ty có thể đƣợc thực hiện dựa trên những thông tin cần thiết, và sự chia sẻ, nắm bắt những ý tưởng sáng tạo từ những nguồn bên ngoài công ty.

Các phương pháp sáng tạo:

Sáng tạo là tiêu chí có thể xem là quan trọng nhất trong TCSK. Khi mà điều kiện cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, số sự kiện tổ chức ngày càng nhiều và thường xuyên.

Mọi người dù trong bất kỳ ngành nghề nào cũng ngày càng dự nhiều sự kiện hơn. Vì thế, sự kiện ấn tượng, độc đáo, để lại kỷ niệm đẹp, dấu ấn trong tâm trí người tham dự là điều cực kỳ quan trọng cho một sự kiện thành công. Sau đây là vài phương pháp sáng tạo có thể ứng dụng trong việc xây dựng theme chương trình, hoạt động sự kiện, thiết kế.

Số lượng phương pháp sáng tạo đã được phát minh có đến hàng trăm. Nội dung các phương pháp áp dụng có hiệu quả bao gồm:

1) Brainstorming: Đây là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo

cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề đó; các ý niệm và hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng tư tưởng, càng nhiều thì càng đủ và càng tốt, rồi vấn đề đƣợc xem xét từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ đƣợc phân nhóm, đánh giá và tổng hợp thành các giải pháp cho vấn đề đã nêu.

Hình 6.2: Phương pháp Brainstorming

2) Thu thập ngẫu nhiên (Random Input): là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tƣ duy

mới với kiểu tƣ duy đang đƣợc sử dụng. Cùng với sự có mặt của kiểu tƣ duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có cũng sẽ được nối vào với nhau. Phương pháp này rất hữu ích khi cần những ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết một vấn đề. Đây là phương pháp có thể dùng bổ sung thêm cho quá trình tập kích não.

Hình 6.3: Phương pháp Thu thập ngẫu nhiên

3) Nới rộng khái niệm (Concept Fan): là một cách để tìm ra các tiếp cận mới về một

vấn đề khi mà tất cả các phương án giải quyết đương thời không còn dùng được.

Phương pháp này triển khai nguyên tắc "lui 1bước" để nới rộng tầm nhìn về vấn đề.

4) Kích hoạt (Provocation): Tác động chính của phương pháp này là để tư tưởng được

thoát ra khỏi các nền nếp kiến thức cũ mà đã từng đƣợc dùng để giải quyết vấn đề.

Chúng ta tƣ duy bằng cách nhận thức và trừu tƣợng hóa thành các kiểu rồi tạo phản ứng lại chúng. Các phản ứng đối đáp này dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và sự hữu lý của các kinh nghiệm này. Tư tưởng của chúng ta thường ít vượt qua hoặc đứng bên ngoài của các kiểu mẫu cũ. Trong khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời nhƣ là một "kiểu khác" của vấn đề, thì cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn cho chúng ta để liên kết các lời giải này. Phương pháp kích hoạt sẽ làm nảy sinh các hướng giải quyết mới.

Hình 6.5: Phương pháp Kích hoạt tư duy

5) Sáu chiếc mũ tư duy (Six Thinking Hats): là một kĩ thuật đƣợc nhằm giúp các cá thể có đƣợc nhiều cái nhìn về một đối tƣợng, những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự tư duy và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của chúng, nhƣng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy trong lối suy nghĩ thông thường. Phương pháp này đƣợc dùng chủ yếu là để kích thích lối suy nghĩ song song, toàn diện và tách riêng cá tính (nhƣ là bản ngã, các thành kiến...) với chất lƣợng.

Hình 6.6: Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

6) Giản đồ ý: là phương cách rất hữu hiệu để ghi nhớ một sự kiện hay hệ thống phức

tạp. Phương pháp này là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Nó có thể dùng nhƣ một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này củng cố thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau cũng nhƣ nâng cao khả năng nhớ theo chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời gian. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

7) Tương tự hoá: xem vấn đề nhƣ là một đối tƣợng. So sánh đối tƣợng này với một đối

tượng khác, có thể là bất kì, thường là những bộ phận hữu cơ của tự nhiên. Viết xuống tất cả những sự tương đồng của hai đối tượng, các tính chất về vật lý, hoá học, hình dạng, màu sắc... cũng nhƣ là chức năng và hoạt động. Sau đó, xem xét sâu hơn sự tương đồng của cả hai, xem có gì khác nhau và qua đó tìm thấy được những ý mới cho vấn đề.

8) Tương tự hoá cưỡng bức: là một cách mở rộng tầm nhìn hay bóp méo những kiến

thức hiện hữu để tạo ra những sáng kiến mới.

9) Tư duy tổng hợp (Synectics): là một quá trình phát hiện ra các mối liên hệ làm thống

nhất các bộ phận mà tưởng chừng như là tách biệt. Đây là phương thức ghép đặt các sự kiện lại với nhau để mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề. Phương pháp này không chỉ dùng trong nghiên cứu khoa học mà còn trong nhiều lĩnh vực khác nhƣ nghệ thuật, sáng tác... hay ngay cả trong lĩnh vực sử dụng tài hùng biện nhƣ chính trị, luật...

10) Đảo lộn vấn đề (Reversal): Đây là một phương pháp cổ điển được áp dụng triệt để

về nhiều mặt trên một vấn đề nhằm tìm ra các thuộc tính chƣa đƣợc thấy rõ và khả dĩ biến đổi đƣợc đối tƣợng cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Thiết kế hệ thống quản lý hoạt động Logistics công ty Mio Communications (Trang 145 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)