Kinh nghiệm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 2 (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.3.1. Kinh nghiệm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) luôn nỗ lực củng cố nền tảng quản trị RRTD vững chắc, tăng cường sức mạnh trước các biến động kinh tế vĩ mô khó lường. Đồng thời, OCB cũng chú trọng đầu tư vào con người và số hóa, nhờ đó OCB có đủ nguồn lực để nắm bắt thời cơ khi nền kinh tế ổn định hơn.

Trong quý 1/2023, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 983 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Tổng thu thuần đạt 2.090 tỷ đồng, trong đó thu thuần trong lãi được xem như hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đạt 1.751 tỷ đồng, chiếm 84% trong cấu trúc tổng thu thuần hoạt động của Ngân hàng. NIM duy trì hiệu quả ở mức 3,9%, tăng so với cùng kỳ.

Chi phí hoạt động được kiểm soát chặt chẽ trong bối cảnh tổng thu thuần tiếp tục tăng so với cùng kỳ với hệ số chi phí hoạt động trên doanh thu ở mức 37%. Đến hết quý 1/2023, tổng tài sản của OCB tiếp tục tăng trưởng khả quan khi đạt hơn 199.141 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Ngoài ra, trong bối cảnh lãi suất biến động mạnh, hoạt động tín dụng và huy động của Ngân hàng không ngừng tăng trưởng. Trong đó, hoạt động cho vay khách hàng đạt gần 121.914 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy Ngân hàng vẫn luôn tập trung vào hoạt động cho vay cốt lõi. Bên cạnh đó, tổng huy động thị trường 1 đạt 143.752 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Riêng tiền gửi khách hàng ghi nhận kết quả khả quan khi tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ, tương đương đạt 105.564 tỷ đồng.

Các tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức hợp lý, bảo đảm đáp ứng theo quy định của NHNN.

OCB đã và đang triển khai 07 chương trình áp dụng ưu đãi lãi suất cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực xuất nhập khẩu, một số ngành được ưu tiên phát triển; các sản phẩm vay tiêu dùng; mua nhà ở phục vụ đời sống.

Trong thời gian tới, cùng với sự đồng hành của NHNN trong cơ chế hỗ trợ đối với các khoản cho vay trung dài hạn, OCB sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát các ngành, lĩnh

vực, phân khúc khách hàng phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế để xây dựng các chương trình, các gói cho vay ưu đãi lãi suất cũng như theo sát kế hoạch kinh doanh, phát triển tín dụng đã đề ra.

Theo đó, dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện triển khai, ban hành các chương trình hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh với tổng doanh số giải ngân tham gia dự kiến khoảng 25.000 tỷ đồng, mức ưu đãi từ 1% à 2% để hỗ trợ khách hàng.

Vào đầu tháng 3/2023, OCB chính thức giới thiệu ngân hàng số thế hệ mới Liobank dành cho khách hàng trẻ sành công nghệ với hàng loạt tính năng vượt trội.

Nền tảng này được kỳ vọng sẽ dẫn đầu xu hướng ngân hàng số, chinh phục những khách hàng có lối sống năng động, yêu công nghệ, chuộng sự tinh gọn và thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng cho chi tiêu hằng ngày.

Không chỉ tập trung vào số hóa, nhà băng này luôn chủ động ứng phó và kịp thời thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động Ngân hàng. Mới đây, OCB đã công bố hoàn thành triển khai và áp dụng nền tảng tính vốn điện toán đám mây theo Basel II nâng cao (phương pháp tiếp cận nội bộ - IRB). Qua đó, OCB trở thành Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành tất cả các yêu cầu tiên tiến của Basel trong chuẩn mực quản trị RRTD quốc tế.

Việc hoàn thành và áp dụng nền tảng quản trị vốn theo các yêu cầu của Basel II nâng cao không những giúp OCB nâng cao năng lực quản trị RRTD của Ngân hàng mà còn bảo đảm việc đo lường rủi ro tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn chính xác, từ đó hỗ trợ hiệu quả các quyết định kinh doanh. Đặc biệt, khẳng định mạnh mẽ mục tiêu dài hạn của OCB trong việc củng cố nền tảng quản trị rủi ro vững chắc, hướng đến sự minh bạch, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Với dự đoán năm 2023 sẽ là một năm thách thức, đòi hỏi TCTD phải có khả năng chống chịu trước những biến động kinh tế vĩ mô khó lường. Theo đó, bên cạnh việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II nâng cao và Basel III, OCB tiếp tục tiến tới nghiên cứu triển khai các chuẩn mực quốc tế khác như IFRS 9 để bảo đảm hoạt động QTRRTD liên tục được nâng cao, giúp ngân hàng phát triển hiệu quả và bền vững.

Ngoài ra, ngân hàng cũng nghiêm túc tuân thủ các quy định của NHNN, duy trì mức xếp hạng tín nhiệm cao của Moody’s và các tổ chức khác.

1.3.2. Kinh nghiệm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Phượng

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bất ổn khi phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch và đương đầu với những biến động chính trị phức tạp, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chủ động ứng phó và kịp thời thực hiện các biện pháp QTRRTD chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và khép lại giai đoạn 2018 – 2022 với nhiều thành tựu đáng nhớ, được ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ bằng các chứng nhận và giải thưởng danh giá. Cuối năm 2022, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất của ngân hàng theo Basel II lần lượt đạt 12,67% và 14,90% cao hơn nhiều so với mức yêu cầu của NHNN là 8% và tiệm cận với các ngân hàng hàng đầu khu vực.

VPBank là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai quy trình xác thực dữ liệu thị trường vào hệ thống Kondor nhằm bảo đảm tính chính xác của dữ liệu thị trường đầu vào. Nhờ đó, VPBank có thể theo dõi sát sao các biến động của thị trường, đưa ra các nhận định chính xác, nắm bắt rủi ro tín dụng sớm, từ đó đưa ra các khuyến nghị phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả.

VPBank là Ngân hàng đi đầu về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, số hóa và hiện đại hóa hoạt động kinh doanh luôn là ưu tiên hàng đầu của VPBank, nhằm cung cấp các giải pháp tài chính tốt nhất giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro tài chính tiềm ẩn. Để đạt được mục tiêu này, từ nửa cuối năm 2019, VPBank đã triển khai hệ thống Kondor Treasury, cho phép tự động hóa toàn bộ quy trình giao dịch từ đơn vị kinh doanh đến quản trị RRTD, kế toán và vận hành.

Thành công trong quản trị RRTD của VPBank đã chứng minh thông qua giải thưởng “Model Risk Manager”, đây là giải thưởng thường niên của Celent nhằm vinh danh các sáng kiến công nghệ xuất sắc trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Đây là năm thứ 2 liên tiếp VPBank nhận được giải thưởng “Model Risk Manager” của Celent.

VPBank đã giành được giải thưởng “Đơn vị Quản trị rủi ro kiểu mẫu” năm 2023 nhờ áp dụng thành công hệ thống Kondor Treasury để số hóa toàn bộ quy trình giao dịch từ đơn giản đến phức tạp và tăng mạnh khả năng quản trị RRTD tự động. Trước đó, năm 2022 VPBank cũng đã nhận được giải thưởng quốc tế này trong lĩnh vực quản trị RRTD về phòng, chống rửa tiền.

Giải thưởng “Model Risk Manager” là sự công nhận cách các tổ chức tài chính

đang sử dụng công nghệ để thay đổi hoạt động quản trị RRTD và tuân thủ. Đó là những điển hình truyền cảm hứng cho những doanh nghiệp khác trong thực tiễn quản trị RRTD, mang lại tác động thực sự tích cực và có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tiến trình đổi mới lĩnh vực quản trị rủi ro toàn ngành. Nhờ ứng dụng hệ thống này, VPBank đã có thể triển khai thông suốt và nhanh chóng các giao dịch khối lượng lớn các sản phẩm quỹ, đồng thời có được sự linh hoạt tối ưu trong hỗ trợ các công cụ phái sinh, quyền chọn và giao dịch có cấu trúc phức tạp.

1.3.3. Kinh nghiệm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Nam Á

Năm 2022, ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) là 1 trong 4 Ngân hàng Việt được KPMG công bố hoàn thành chuẩn mực quản trị RRTD theo chuẩn quốc tế Basel III. Đồng thời, triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm tăng cường tính minh bạch về tài chính và nâng cao hiệu quả, an toàn trong hoạt động tiến tới các chuẩn mực tài chính quốc tế toàn diện. Năm 2022 ghi dấu ấn quan trọng đối với Nam A Bank – kỷ niệm 30 năm hành trình khẳng định và phát triển thương hiệu, được vun đắp từ sự nỗ lực – đồng hành – tin tưởng và thấu hiểu của tập thể cán bộ nhân viên, đối tác, cổ đông, khách hàng và cộng đồng. Theo đó, bằng sự nỗ lực của tập thể, Nam A Bank đã ghi nhận những kết quả tích cực về kinh doanh, quản trị, vận hành dựa trên hệ thống công nghệ bảo mật, đi kèm với việc lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc đến với cộng đồng.

So với cùng kỳ năm 2021, tính đến 31/12/2022, tổng tài sản Nam A Bank đạt gần 180.000 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.268 tỷ đồng, tăng hơn 26%; tổng huy động vốn đạt gần 140.000 tỷ đồng, tăng 9,3%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của NHNN, giảm so với năm 2021. Nam A Bank là một trong những ngân hàng tiên phong và chủ động áp dụng mô hình quản trị rủi ro theo quy định của NHNN và chuẩn mực quốc tế từ sớm. Cụ thể, Nam A Bank là 1 trong 4 ngân hàng Việt đầu tiên được KPMG công bố hoàn thành chuẩn mực quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế Basel III.

Đồng thời, triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm tăng cường tính minh bạch về tài chính và nâng cao hiệu quả, an toàn trong hoạt động tiến tới các chuẩn mực tài chính quốc tế toàn diện. Năm 2022 Nam A Bank tiếp tục chú trọng chiến lược phát triển công nghệ bằng việc đẩy mạnh số hóa trong kinh

doanh và vận hành, không ngừng cải tiến và nâng cao trải nghiệm Hệ sinh thái NH số (Open Banking – ONEBANK và Robot OPBA), mở rộng hệ sinh thái – kết nối đối tác như VGS, Mobifone, VNPOST, VNpay, VETC… Minh chứng là số lượng khách hàng sử dụng giao dịch số của Nam A Bank ngày càng tăng, so với cùng kỳ năm 2021, tiền gửi online tăng hơn 46%, khách hàng sử dụng thẻ tăng hơn 23%, khách hàng sử dụng Open Banking tăng hơn 77%.

Hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững thì QTRRTD luôn được các ngân hàng đặt lên hàng đầu. QTRRTD tốt sẽ giúp Ngân hàng nâng cao khả năng ứng phó, nhanh chóng thích nghi và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả khi có những biến động về kinh tế. Để đạt được kết quả tích cực trên, Nam A Bank đã không ngừng mở rộng mạng lưới, phát triển công nghệ và chú trọng QTRRTD, khẳng định thương hiệu uy tín trên thị trường.

Bên cạnh đó, Nam A Bank tiếp được NHNN chấp thuận mở rộng mạng lưới và ngân hàng đã mở rộng thêm 4 chi nhánh tại Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Cà Mau, Phú Yên cùng các Phòng Giao dịch, điểm giao dịch tự động ONEBANK. Tính đến nay, Nam A Bank có gần 120 đơn vị kinh doanh và gần 100 điểm ONEBANK trên toàn quốc.

Song hành cùng hoạt động kinh doanh, vai trò trách nhiệm xã hội trong năm vừa qua của ngân hàng cũng thể hiện qua hàng loạt chương trình hướng đến cộng đồng mang ýnghĩa thiết thực như: Xây cầu và đường dân sinh, trao tặng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho những gia đình khó khăn, tặng học bổng cho học sinh hiếu học, mang Tết hạnh phúc và trung thu đến những mảnh đời khó khăn hay đồng hành xuyên suốt cùng giải thưởng Mai vàng và các hoạt động thiện nguyện sau chương trình…

Với những hoạt động tích cực, mang giá trị thiết thực và ý nghĩa trên, năm 2022 Nam A Bank đã được các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận như: Nơi làm việc tốt nhất Châu Á do HR Asia bình chọn; Top 10 Thương hiệu tăng trưởng ấn tượng do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức; Doanh nghiệp vì cộng đồng do tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức; Thương hiệu truyền cảm hứng Châu Á tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA); nhận 4 giải thưởng quốc tế là Ngân hàng kiến tạo số tốt nhất Việt Nam 2022, Ngân hàng đẹp – Dịch vụ tốt nhất Việt Nam 2022; Ngân hàng quản trị rủi ro xuất sắc Việt Nam 2022, ngân hàng có trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam 2022 do Tạp chí IBM tổ chức…

Với nền tảng hoạt động kinh doanh hiệu quả, minh bạch, ổn định, năm 2023 Nam

A Bank tiếp tục thực hiện các chiến lược mới và kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt các chỉ tiêu cho năm mới. Song song đó, ngân hàng sẽ tiếp tục củng cố và phát huy sức mạnh nội tại về công nghệ và nhân lực, chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các tổ chức uy tín trên toàn cầu để tiếp tục hội nhập và đồng hành cùng khách hàng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho Sacombank Chi nhánh quận 2

Qua nghiên cứu công tác quản trị rủi ro ở một số ngân hàng thương mại, bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động quản trị RRTD cho Sacombank Chi nhánh quận 2 là:

- Một là, Xây dựng chính sách và quy trình: Tổ chức tài chính cần thiết lập chính

sách và quy trình rõ ràng và cụ thể để QTRRTD. Điều này bao gồm việc thiết lập các nguyên tắc và tiêu chuẩn cho việc xác định khách hàng tiềm năng, định giá tín dụng, quản lý nợ xấu và xác định các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

-Hai là, Đánh giá năng lực tín dụng: QTRRTD đòi hỏi việc đánh giá khả năng

trả nợ của khách hàng hoặc doanh nghiệp trước khi cấp cho vay. Đánh giá này bao gồm việc xem xét lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản và các yếu tố khác để đánh giá khả năng trả nợ và xác định mức độ rủi ro.

- Ba là, Giám sát và quản trị nợ xấu: QTRRTD yêu cầu việc giám sát và quản trị

nợ xấu để bảo đảm việc thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro. Điều này bao gồm việc thiết lập hệ thống theo dõi nợ xấu, thực hiện các biện pháp thu hồi nợ và quản trị các trường hợp nợ xấu.

- Bốn là, Đa dạng hóa rủi ro tín dụng: Tổ chức tài chính cần đa dạng hóa danh

mục tín dụng để giảm thiểu tác động tiềm năng từ các yếu tố rủi ro cụ thể. Điều này bao gồm phân bổ vốn cho vay vào nhiều ngành công nghiệp, vùng địa lý và các khách hàng có tiềm năng trả nợ khác nhau.

- Năm là, Đánh giá và quản trị rủi ro thị trường: QTRRTD không chỉ tập trung

vào rủi ro từ việc cho vay mà còn bao gồm việc đánh giá và QTRR thị trường. Điều này bảo đảm rằng tổ chức tài chính cũng đối mặt và quản trị tốt rủi ro từ biến động thị trường, như thay đổi lãi suất, tỷ giá hoặc biến động giá trị tài sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quát các cơ sở lý thuyết về RRTD, quản trị RRTD cũng như các bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị RRTD. Thông qua đó, tác giả xây dựng cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng RRTD và quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh quận 2 trong chương 2.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 2 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w