2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh quận 2
2.2.3.2. Tình hình nợ xấu
Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu của Sacombank Chi nhánh quận 2
giai đoạn 2019-2023
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 2023
Dư nợ xấu 19.967 23.573 33.601 44.042 61.600
Tổng dư nợ 1.463.244 1.783.231 2.032.109 2.638.564 3.434.043
Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,36 1,32 1,65 1,67 1,79
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán của Sacombank Chi nhánh quận 2 năm 2019-2023
Trong giai đoạn 2019 đến 2023, dễ dàng nhận thấy dư nợ tín dụng của Sacombank chi nhánh quận 2 đã có sự gia tăng về quy mô cũng như tốc độ, do đó vấn đề về kiểm soát chất lượng tín dụng luôn là vấn đề hệ trọng được Sacombank chi nhánh quận 2 quan tâm.
Qua bảng 2.7, ta thấy được quy mô nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 vẫn còn rất cao qua các năm. Cụ thể, năm 2019, quy mô nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 đạt 19,97 tỷ đồng thì đến năm 2020 đạt 2.357 tỷ đồng. Đến năm 2021, dư nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 vẫn tiếp tục tăng lên 33,60 tỷ đồng. Năm 2022, dư nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 lại tiếp tục gia tăng, đạt 44,04 tỷ đồng, tăng 31,07% so với năm 2021. Và năm 2023, quy mô nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 gia tăng mạnh lên gần 40% so với năm 2022, đạt quy mô 61,60 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 gia tăng trong giai đoạn này là do căng thẳng địa chính trị, những căng thẳng giữa mỹ với trung quốc về thương mại và các đối tác lớn khác, sự kiện Brexit, nhiều vụ án kinh tế nghiêm trọng đã xảy ra, tiếp đó là nền kinh tế bị tác động rất lớn khi đại dịch Covid-19 bùng phát với mức độ lan rộng toàn cầu, các hoạt động kinh tế bị chững lại, thương mại, đầu tư toàn cầu bị sụt gảm do bị gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng trong sản xuất và tiêu dùng, những biện pháp phong toả và giãn cách xã hội được nhà nước thực hiện liên tục, sự sụt giảm thị trường tiêu thụ đầu ra đã khiến cho các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí là có nguy cơ phá sản, tác động từ biến đổi khí hậu, xuất hiện tình trạng lũ lụt hạn hán, xâm nhập mặn,… đã làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng bị tác động một cách nghiêm trọng, việc thu hồi nợ gặp nhiều
khó khăn, qua đó đã khiến cho nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 có sự gia tăng và đạt quy mô cao.
Thêm vào đó, nợ xấu Sacombank chi nhánh quận 2 gia tăng còn đến từ các khách hàng, do xuất phát khả năng thích nghi, năng lực dự báo sự biến đổi của môi trường kinh doanh từ khách hàng không tuân thủ theo đúng điều khoản hợp đồng tín dụng, sử dụng vốn vay sai so với mục đích như đã cam kết, bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm, ẩn chứa các tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao,…
Ngoài ra, nợ xấu gia tăng cũng xuất phát từ việc công tác hạn chế RRTD của ngân hàng còn yếu kém, quy trình tín dụng không có sự tuân thủ nghiêm ngặt, chất lượng thẩm định còn thấp, một số cán bộ tín dụng của ngân hàng còn yếu kém về năng lực, đạo đức và kinh nghiệm dẫn đến việc thẩm định hồ sơ, đánh giá khách hàng, tìm kiếm đối tượng, dự án mới không được chính xác gây ra các sai lầm khi cấp tín dụng, công tác kiểm tra, giám sát khoản vay còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ,…
Trong giai đoạn 2019-2023, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 mặc dù có sự gia tăng nhưng vẫn được duy trì ở mức độ dưới 2%, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của NHNN Việt Nam. Cụ thể, năm 2019 tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 ở mức 1,36% tổng dư nợ, đến năm 2020 thì tỷ lệ nợ xấu đã có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2019, còn 1,32% tổng dư nợ; sang giai đoạn 2021-2023 thì tỷ lệ nợ xấu đã có sự tăng mạnh lần lượt với tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ đạt là 1,65%; 1,67% và 1,79%. Dù đối diện với khó khăn của nền kinh tế nhưng tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 vẫn đang ở mức thấp nhất trong toàn ngành. Điều này là do ngân hàng thực hiện kiểm soát tốt chất lượng của tài sản, TSĐB của các khoản vay trung và dài hạn có chất lượng cao, Sacombank chi nhánh quận 2 tích cực phát mãi các TSĐB để xử lý nợ xấu, đồng thời Sacombank chi nhánh quận 2 tuân thủ thực hiện các chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN theo thông tư 01/2020/TT-NHNN được sửa đổi bởi thông tư 03/2021/TT-NHNN, thông tư 14/2021/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP, Nghị quyết số 63/NQ-CP để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã và người dân. Hơn nữa, cuối năm 2021 thì nền kinh tế bắt đầu phục hồi dần trở lại, khi dịch bệnh được khống chế và kiểm soát tốt nhờ vào chiến lược tiêm chủng vacxin tăng tốc đã góp phần
kích hoạt trở lại các hoạt động thương mại, sản xuất, tiêu dùng và các doanh nghiệp bắt đầu khôi phục lại hoạt động, đẩy mạnh đầu tư, điều này cũng góp phần làm cho tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 ở mức thấp. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo của Sacombank chi nhánh quận 2 cũng đã quán triệt tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 42/2017/QH14, tích cực thực hiện các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng theo chỉ thị 02/CT-NHNN, hơn nữa việc thực hiện xử lý nợ, xử lý tài sản cũng đã được đẩy mạnh trên toàn hệ thống Sacombank chi nhánh quận 2. Công tác pháp chế đã tham gia, hỗ trợ xử lý sớm các khoản nợ của khách hàng để hạn chế tối đa việc phát sinh nợ xấu. Đặc biệt, với sự tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 từ năm 2021, công tác pháp chế đã tham mưu để đánh giá, xử lý nợ đối với các trường hợp khách hàng đặc thù từ đó đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng và đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Qua đó cũng đã góp phần làm kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu Sacombank chi nhánh quận 2.