Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 2 (Trang 68 - 72)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 2

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Quy trình tín dụng chưa được tuân thủ nghiêm ngặt Việc tuân thủ quy trình tại Sacombank chi nhánh quận 2 ở nhiều thời điểm vẫn chưa được nghiêm ngặt, còn tỏ ra lơ là, thiếu thận trọng trong công tác thực hiện. Tồn tại trình trạng làm tắt quy trình để đảm bảo tiến độ phê duyệt đối với các khoản tín dụng được thực hiện một cách nhanh chóng không những để theo kịp nhu cầu của khách hàng mà còn phải tuân thủ do nhận được sự chỉ đạo từ các cấp phê duyệt dẫn đến việc chưa có được sự chú trọng đúng mức trong quá trình thẩm định, thiếu đi sự phân tích toàn diện, bỏ qua nhiều bước trong quy trình. Việc thực hiện cấp tín dụng đôi khi chỉ mang tính chất cảm tính, không căn cứ trên các thông tin thu thập được, xử lý các thông tin thiếu sự cẩn trọng, xảy ra tình trạng sao chép dẫn đến không có được sự chính xác khi thực hiện phân tích. Thêm vào đó, do việc thực hiện đầu tư tín dụng ở ngoài địa bàn hoạt động của chi nhánh đã gây nên nhiều khó khăn trong việc kiểm tra tình hình kinh doanh, khả năng tài chính và sự tin cậy, trung thực đối việc sử dụng vốn vay cũng như kiểm soát những luồng tiền của khách hàng không có được sự chính xác và đảm bảo được tính kịp thời, làm cho việc hạn chế RRTD khó khăn. - Chính sách tín dụng còn nhiều hạn chế

Chính sách tín dụng chưa phù hợp với tình hình thực tế, còn khá nhiều hạn chế, không được quy định đầy đủ về khía cạnh đối với hoạt động tín dụng, các nội dụng chính sách còn lỏng lẻo, chưa liên kết được với nhau để tạo thành một chuỗi thống nhất, làm tiền đề hỗ trợ cho nhau làm kim chỉ nam hành động trong việc thực thi cho các cán bộ tín dụng. Mức độ tuân thủ thực hiện chính sách còn chưa cao và vẫn chưa theo kịp với các điều kiện cũng như quy định của quốc tế. - Chất lượng tín dụng còn thấp

Công tác thẩm định tín dụng chưa đạt được hiệu quả cao, khả năng phân tích phương án kinh doanh đối với những lĩnh vực, nghành nghề mà khách hàng đang hoạt động vẫn còn gặp nhiều hạn chế, chưa đảm bảo được tính toàn diện trong việc đánh giá,

không có sự hiểu biết đầy đủ về đối tượng thẩm định, thiếu kỹ lưỡng trong việc thẩm định các TSĐB dẫn đến việc xác định giá trị của TSĐB chưa được chính xác cũng như không đảm bảo được sự phù hợp với quy định của ngân hàng.

- Năng lực chuyên môn, đạo đức của cán bộ tín dụng còn hạn chế Chất lượng cán bộ tín dụng vẫn chưa cao, có nhiều hạn chế nhất định cả về trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức dẫn đến sẽ gánh chịu thêm nhiều khó khăn khi ngân hàng thực hiện mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, ngoài ra tuổi đời của cán bộ tín dụng còn khá trẻ, phần lớn là những cán bộ mới được tuyển dụng, chuyên ngành đào tạo vẫn chưa đảm bảo được sự phù hợp, còn thiếu kinh nghiệm, có mức độ hiểu biết chuyên sâu về đối tượng thẩm định vẫn còn khá thấp trong khi nhu cấu tín dụng của khách hàng ngày càng trở nên phổ quát ở nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến việc kết luận về khoản tín dụng còn có nhiều sai sót, thiếu sự chính xác.

- Nguồn thông tin thu thập không đầy đủ và chất lượng thông tin còn thấp Ngân hàng chưa thiết lập một cách hoàn chỉnh đối với hệ thống cung cấp thông tin của mình, khiến cho từ việc kiểm soát rủi ro đến việc thẩm định cũng như nhận diện rủi ro chưa đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, không có sự cập nhật thường xuyên và thu thập được đầy đủ các thông tin có liên quan, ảnh hưởng đến bản thân, lĩnh vực hoạt động của khách hàng, cho đến các thông tin vĩ mô,… làm chậm trễ trong việc nắm bắt cũng như ứng phó khi có phát sinh những thay đổi liên quan đến hoạt động của khách hàng. - Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện thường xuyên

Hiện này bộ phận kiểm tra nội bộ trực thuộc chi nhánh mà lợi ích của những bộ phận này phần lớn đều phụ thuộc vào thành tích mà chi nhánh đạt được, dẫn đến việc bộ phận này có thể thực hiện bao che những sai lầm về việc vi phạm quy trình, quy chế phân tích tín dụng nhằm giúp cho chi nhánh có thể thực hiện được nhiệm vụ kinh

doanh được giao, đạt được thành tích cao.

Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế bất ổn và sự ảnh hưởng của kinh tế thế giới Môi trường kinh tế vĩ mô đã không ngừng biến động khi có sự biến đổi đến từ các yếu tố lãi suất, làm phát, tỷ giá,… nó tác dụng rất lớn đến các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế, trong đó không loại trừ các khách hàng có dư nợ vay tại ngân hàng phả gánh

chịu thua lỗ, gặp nhiều khó khăn đã khiến cho việc thực hiện thanh toán nợ của khách hàng bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

- Sự tác động của môi trường tự nhiên Do sự biến đổi liên tục của môi trường tự nhiên trong các năm qua, sự biến đổi khí hậu đã làm thay đổi các điều kiện thiên nhiên không được ổn định, thêm vào đó là thiên tai và dịch bệnh đã khiến cho hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị tác động một cách nghiêm trọng và chất lượng tín dụng của ngân hàng bị sụt giảm. - Yếu tố cạnh tranh

Cường độ cạnh tranh ngày càng găy gắt khi đất nước đi vào hội nhập sâu với thế giới, độ mở nền kinh tế ngày một cao dẫn đến các NHTM gánh chịu sự cạnh tranh vô cùng khóc liệt, đứng trước các yêu cầu phải đổi mới, hoàn thiện sản phẩm cũng như phải gia tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị phần,… hơn nữa để giúp cho những mục tiêu kinh doanh được vạch ra có thể đạt được, các NHTM sẽ hạ tiêu chuẩn cho vay để củng cố và phát triển nền khách hàng và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng khi khó có thể kiểm soát tốt được rủi ro, khiến cho RRTD gia tăng. - Môi trường pháp luật còn bất cập

Hiện nay một số quy định, chính sách và văn bản pháp lý ban hành vẫn chưa phù hợp, theo kịp với thực tiễn hoạt động của thị trường nói chung và các thành phần kinh tế nói riêng, một số chính sách còn nhiều vướng mắc, cản trở; các quy định chưa đựng nhiều bất cập, rắc rối; công tác tuyên truyền còn chậm dẫn đến việc áp dụng thực thi nhiệm vụ gây ra nhiều khó khăn cho cả ngân hàng cũng như khách hàng, nhất là giai đoạn đặc biệt như hiện nay khi nền kinh tế đang phải gánh chịu nhiều áp lực, tác động xấu, rơi dần vào suy thoái bị tác động trực tiếp từ đại dịch Covid-19. - Hệ thống thông tin tín dụng chưa đạt hiệu quả cao

Dữ liệu về khách hàng vẫn chưa được đồng bộ, chưa phù hợp với nhu cầu của ngân hàng, thêm vào đó là khả năng đáp ứng thông tin tín dụng về khách hàng chỉ mới được phản ánh một phần, khá đơn điệu, không đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời thông tin khách hàng.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra của NHNN Việt Nam Hoạt động thanh tra chưa đạt được hiệu quả, còn có nhiều hạn chế, công tác thanh tra chỉ được thực hiện ở một số NHTM, còn lại chủ yếu là giám sát từ xa thông qua các

báo cáo của NHTM. Việc thực hiện ngăn ngừa các rủi ro, nhất là RRTD của NHNN Việt Nam đối với các NHTM vẫn chưa được chú trọng mà phần lớn chỉ tập trung cho

việc xử lý đối với những vụ kiện đã phát sinh.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Khách hàng không tuân thủ theo cam kết sử dụng nguồn vốn vay, mà sử dụng nguồn vốn vay để thực hiện cho nhu cầu riêng của mình, hơn nữa thái độ hoàn trả nợ chưa được chấp hành một cách nghiêm túc, thiếu họp tác. Việc cố ý sử dụng nguồn vốn vay sai lệch mục đích dẫn đến thua lỗ làm ảnh hưởng đến việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng,…

-Năng lực quản trị kinh doanh của khách hàng còn yếu kém, khả năng quản trị tài chính có nhiều hạn chế, không hiệu quả. Hơn nữa, phần lớn các khách hàng tiếp cận cũng như sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng chủ yếu là để mở rộng quy mô hoạt động nhưng trình độ tư duy và khả năng quản lý chưa được tương xứng dẫn đến tình trạng phá sản các phương án kinh doanh mặc dù lúc đề xuất vay là có tính khả thi.

-Hiện nay, phần lớn những khách hàng khi khai báo BCTC vẫn chưa chính xác và thông tin chưa đầy đủ, còn hình thức, một số báo cáo chưa qua kiểm toán, rất dễ xảy ra tình trạng gian lận, không phản ánh đúng với tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời kỳ báo báo. Việc nay, gây ra trở ngại lớn cho ngân hàng khi phải phân tích dựa vào số liệu thiếu thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quan về Sacombank chi nhánh quận 2, thực trạng RRTD và phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD của Sacombank chi nhánh quận 2 trong giai đoạn 2019-2023. Từ đó nêu ra các kết quả đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân hạn chế đó nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động quản trị RRTD tại Sacombank chi nhánh quận 2 trong chương 3.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 2 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w