MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 2 (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 2

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Nâng cao và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo phù hợp với đặc điểm của cơ chế kinh tế thị trường. Hơn nữa, cần kiến tạo một môi trường hoạt động lành mạnh, đảm bảo đạt được kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật và tôn trọng các quy định thị trường, khi phát sinh mối đe doạ đối với sự an toàn của hệ thống ngân hàng cũng như thị trường thì cần phải can thiệp và có biện pháp xử lý ngay lập tức.

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo được sự ổn định của môi trường kinh tế xã hội, hoạch định chiến lược phát triển, kinh tế cụ thể, phù hợp với nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi phát triển đối với các chủ thể trong nền kinh tế.

Tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp có thể thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn từ ngân hàng khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trên nhiều phương diện khác nhau để giúp doanh nghiệp phát triển.

Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đối với việc thực hiện công tác quản lý và thu hồi nợ đối với ngân hàng, nhất là cần phải đưa ra các quy định rõ ràng hơn trong việc thu hồi và xử lý TSĐB của khách hàng, như bất động sản,… cần chủ động tháo gỡ những khó khăn còn gặp phải trong những quy định, thủ tục đối với quá trình tố tụng và phát mãi tài sản.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng

Với vai trò quản lý, NHNN Việt Nam cần tăng cường chất lượng, mở rộng quy mô, phát huy nhiều hơn nữa đối với vai trò của CIC, thiết lập một cơ chế quản lý cung cấp thông tin đến các NHTM được đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chính xác, có được mức độ tin cậy cao về khách hàng.

Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng

Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát các NHTM thông qua việc kết hợp linh hoạt các hình thức giám sát từ xa để có những ứng phó kịp thời khi có những tình huống xấu xảy ra hoặc có thể thanh tra tại chỗ để đảm bảo tính khách quan khi đánh giá các dữ liệu được thu thập và chủ động thường xuyên trong việc nắm bắt những hoạt động của NHTM một cách cụ thể hơn, nhất là đối với hoạt động tín dụng để nhanh chóng có giải pháp giải quyết phù hợp.

Nâng cao chất lượng quản lý của NHNN Việt Nam

Không ngừng hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý, NHNN Việt Nam cần xác định rõ ràng những chủ trương, mục tiêu và các thông tư chỉ dẫn trong quá trình quản lý, vạch ra cụ thể đối với các định hướng và các động tác sẽ thực hiện đối với việc điều hành, qua đó sẽ giúp cho toàn hệ thống có thể thực hiện chấp hành, tuân thủ một cách nghiêm túc theo đúng quy định của NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, các quy định, văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam cần phải được đánh giá, kiểm soát, dự báo kỹ lưỡng trước khi thực hiện ban hành, đảm bảo tính đồng bộ cũng như có tính toán đến những thay đổi của thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày về các định hướng của Sacombank chi nhánh quận 2 trong hoạt động quản trị RRTD, đồng thời đã đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động quản trị RRTD. Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày một số kiến nghị đối với chính phủ và NHNN nhằm hỗ trợ cho công tác đẩy mạnh hoạt động quản trị RRTD của Sacombank chi nhánh quận 2 được thực hiện tốt hơn.

PHẦN KẾT LUẬN

Các NHTM nói chung và Sacombank chi nhánh quận 2 nói riêng sẽ không thể tránh khỏi việc gặp phải RRTD trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, thêm vào đó hoạt động tín dụng được xem là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn, chiếm giữ vai trò rất là hệ trọng đối với quá trình phát triển của các NHTM. Vì vậy, việc quản trị RRTD

ở mức tối đa mà ở đó NHTM sẽ chấp nhận được dựa trên cơ sở gắn với một nền tảng rủi ro được cân đối hợp lý, đảm bảo phù hợp với sức chịu đựng của ngân hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được xem là một trong các mục tiêu mà NHTM cần phải chú trọng ưu tiên thực hiện hàng đầu. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều sự biến động, đặc biệt là sự bùng phát của đại dịch Covid-19 càng khiến cho RRTD ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Thông qua các cơ sở lý thuyết về RRTD và quản trị RRTD của các NHTM, tác giả đã phân tích và đánh thực trạng về RRTD và quản trị RRTD. Từ đó, đã rút ra được một số thành quả mà Sacombank chi nhánh quận 2 đạt được trong công tác quản trị RRTD như: quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sacombank chi nhánh quận 2 được duy trì tốt qua các năm; dư nợ tín dụng đã có sự tăng trưởng đúng với định hướng mà NHNN Việt Nam vạch ra; tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chi nhánh quận 2 đảm bảo tuân thủ và được kiểm soát dưới mức quy định của NHNN Việt Nam; công tác trích lập và sử dụng DPRR tín dụng của Sacombank chi nhánh quận 2 được chú trọng đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh; bộ máy quản trị RRTD của Sacombank chi nhánh quận 2 đã được xây dựng tương đối hoàn thiện,…Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác quản trị RRTD của Sacombank chi nhánh quận 2 vẫn chưa đạt hiệu quả cao, còn gặp nhiều hạn chế, điển hình như: tình hình dư nợ xấu vẫn còn ở mức rất cao qua các năm, chưa được kiểm soát tốt; chính sách tín dụng vẫn còn tình trạng đạt mục tiêu tăng trưởng cao; công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cấp tín dụng chưa được theo dõi sâu sát; công tác phân tích và thẩm định khách hàng có hiệu quả không được cao và việc khai thác thông tin thiếu hiệu quả, nguồn thông tin tín dụng khai thác vẫn chưa được đầy đủ,…Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp khả thi để góp phần quản trị RRTD tại Sacombank chi nhánh quận 2 là việc vô cùng cấp thiết và nó mang ý nghĩa lâu dài, giúp các nhà quản lý của Sacombank chi nhánh quận 2 có thêm cơ sở để xây dựng các chiến lược kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 2 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w