Ứng phó rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 2 (Trang 59 - 63)

2.2.4. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh quận 2

2.2.4.3. Ứng phó rủi ro tín dụng

- Quản lý khoản vay:

Để có thể quản lý khoản vay một cách hiệu quả Sacombank chi nhánh quận 2 thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay, kiểm tra mục đích và thực trạng sử dụng vốn vay, phân tích tình hình tài chính của khách hàng, việc đánh giá này sẽ được thực hiện định kỳ, ít nhất mỗi tuần mỗi một lần mỗi năm. Ngoài ra, những khoản vay mà có phát sinh các biểu hiện bất thường, có khối lượng dư nợ lớn sẽ được Sacombank chi

nhánh quận 2 kiểm tra thường xuyên và công tác này sẽ được thực hiện thường xuyên hơn, thường là hàng quý. Việc thực hiện đánh giá sẽ do bộ phận QLKH và các bộ phận hỗ trợ đảm nhiệm, dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau như báo cáo tài chính, báo cáo theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng theo cam kết, kết quả đánh giá của các TCTD khác đã phát sinh quan hệ tín dụng đối với khách hàng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nếu bên vay phát sinh nhu cầu muốn điều chỉnh hoặc cần thay đổi một số vấn đề cơ bản đối với những dự tính đã cung cấp cho ngân hàng trong hồ sơ tín dụng cũng như kết quả thực tế, đặc biệt là các vấn đề có tính chất trọng yếu như các dự tính liên quan dòng tiền thì các yêu cầu khách hàng vay giải trình rõ ràng. Nếu người vay có các biểu hiện khó đòi như chậm thanh toán nợ, tình hình kinh doanh không hiệu quả thì Sacombank chi nhánh quận 2 phải thực thi các giải pháp xử lý nhằm quản trị RRTD phù hợp như điều chỉnh những khoản trong hợp đồng cho vay, giới hạn tín dụng hoặc kết thúc hợp đồng vay.

- Thiết lập các giới hạn rủi ro:

Trên cơ sở quán triệt những định hướng vạch ra trong chiến lược phát triển gắn với những chỉ đạo từ phía NHNN mà hàng năm Sacombank chi nhánh quận 2 đã thực hiện định kỳ hoặc bất thường để thống nhất đưa ra các giải quyết nghị về các chỉ tiêu cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng để triển khai cho toàn hệ thống như xác định các giới hạn không chỉ cho các ngành kinh tế có tính chất trọng điểm, đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của đất nước mà còn đối với những ngành có nhiều rủi ro hoặc xác định một số chỉ tiêu như tỷ lệ cho vay so với dư nợ là bao nhiêu khi khách hàng không có TSĐB, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn so với tổng mức huy động,..

Chính sách của Sacombank chi nhánh quận 2 tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về giới hạn RRTD trong hoạt động cho vay và đầu tư theo pháp luật và NHNN như không cho vay quá 15% vốn tự có đối với một khách hàng vay và không được quá 25% đối với nhóm khách hàng liên quan cũng như các giới hạn về góp vốn liên doanh. Các chi nhánh sẽ nhận được thông báo sự thay đổi của vốn tự có từ hội sở chính để có cơ sở làm căn cứ cho việc tính toán các giới hạn cho vay đối với khách hàng hay trình xin chủ trương cho góp vốn liên doanh. Các giới hạn rủi ro đều được HSC xác định. Căn cứ tính toán của HSC, các chi nhánh xác định các giới hạn RRTD cho riêng chi nhánh mình.

Theo đó, chất lượng tín dụng của Sacombank chi nhánh quận 2 được đảm bảo và tỷ lệ nợ xấu giảm dần.

- Quản lý nợ, xử lý nợ xấu và phân loại, trích lập DPRR:

Hiện nay, Sacombank chi nhánh quận 2 thường xuyên theo dõi, phân tích, quản lý, đánh giá các khoản tín dụng, đặc biệt chú trọng các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu để có thể đưa ra các nghiệp vụ xử lý phù hợp và kịp thời. Từ cơ sở này, Sacombank chi nhánh quận 2 tiến hành phân loại nợ theo các nhóm nợ và thực hiện trích lập DPRR chung và cụ thể theo tỷ lệ NHNN quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN và thông tư 09/2014/TT-NHNN.

Bảng 2.11 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo từng nhóm nợ của

Sacombank chi nhánh quận 2

Đơn vị tính: %

Nhóm nợ Trích lập dự phòng cụ thể

Nhóm 1 0

Nhóm 2 5

Nhóm 3 20

Nhóm 4 50

Nhóm 5 100

Nguồn: Chính sách QLRR của Sacombank chi nhánh quận 2 Ngoài ra, Sacombank chi nhánh quận 2 thực hiện trích lập dự phòng chung sẽ

là 0,75% tổng dư nợ được thực hiện trích lập từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Hiện nay, bộ phận xử lý nợ tại Sacombank gồm Ban xử lý nợ tập trung tại HSC được gọi là TTXLN có nhiệm vụ hỗ trợ và xử lý nợ xấu trực tiếp đối với những khoản nợ xấu vượt mức thẩm quyền từng Chi nhánh của Sacombank, dưới TTXLN là các phòng ban xử lý riêng lẻ tại từng chi nhánh Sacombank trong đó có Sacombank chi nhánh quận 2. Hiện nay, TTXLN có cơ cấu gồm Bộ phận Pháp chế và Bộ phận xử lý nợ.

Bộ phận pháp chế đảm nhiệm xây dựng các quy chế, quy trình, hướng dẫn biểu mẫu nội bộ của ngân hàng. Ngoài ra, tư vấn, rà soát, chỉnh sửa bổ sung các cơ sở pháp lý, thẩm định tính hợp pháp các dự thảo, văn bản trước khi được chính thức ban hành.

Còn bộ phận xử lý nợ sẽ thực hiện xử lý các hồ sơ phát sinh nợ xấu có phê duyệt của

Ban Tổng Giám Đốc. Bên cạnh đó, theo dõi, kiểm tra công tác xử lý nợ để tổng hợp và báo cáo, cảnh báo các đơn vị xử lý nợ quá hạn có biện pháp khắc phục các nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn, hướng dẫn nghiệp vụ xử lý nợ trong toàn hệ thống, tham gia tố tụng khi được uỷ quyền tại các cơ quan có thẩm quyền.

Tại TTXLN, các cán bộ sẽ chịu trách nhiệm thu hồi nợ đối với những khoản nợ được chuyển giao về Trung tâm, đa phần là các khoản nợ có dư nợ lớn, tính chất phức tạp và đã được phê duyệt phương án xử lý. Theo đó, TTXLN sẽ thực hiện đôn đốc, giám sát chặt chẽ tiến độ từng Chi nhánh, theo định kỳ hàng tháng đánh giá kết quả và báo cáo lên lãnh đạo phụ trách TTXLN, phụ trách khu vực chỉ đạo, TTXLN cũng sẽ chủ động liên hệ làm việc với các bên có liên quan như Toà án các cấp, cơ quan Thi hành án, Bộ Tư pháp và các Bộ ngành khác, Tổng công ty, các công ty mua bán nợ, công ty định giá, đấu giá,…

Tổ chức làm việc với các đối tác có nhu cầu mua khoản nợ/ TSĐB như VAMC, Quỹ đầu tư và các đối tác quan tâm khác để gia tăng cơ hội và đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ, TSĐB nợ vay ngay trong năm. Ngoài ra, TTXLN cũng nghiên cứu, rà soát và phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện, chỉnh sửa hệ thống văn bản chế độ về xử lý nợ như:

Quy chế bán nợ, Quy định về giao dịch bảo đảm,… nhằm rút ngắn thủ tục mà vẫn đảm bảo được tính công khai, minh bạch, thực hiện đúng, đủ quy trình quy định của Pháp luật và của Sacombank. Sacombank chi nhánh quận 2 và các chi nhánh khác sẽ thường xuyên liên hệ, phối hợp chặt chẽ với TTXLN tại các khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Tại các chi nhánh Sacombank để phát sinh nợ xấu, nợ ngoại bảng sẽ căn cứ vào nhu cầu công tác và tình hình nhân sự thực tế tại đơn vị, các chi nhánh lựa chọn một trong hai phương án là thành lập một Phòng khách hàng chuyên trách xử lý nợ, hoặc thành lập Tổ xử lý nợ chuyên trách.

Đối với việc xử lý nợ Sacombank chi nhánh quận 2 tuân thủ theo các nguyên tắc:

Thứ nhất là phải đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, thủ tục thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật, các văn bản chế độ của ngân hàng Sacombank. Thứ hai là phải thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch. Thứ ba là phải thực hiện biện pháp xử lý nợ Sacombank chi nhánh quận 2 đang áp dụng, phải được đánh giá về tình hiệu quả theo các tiêu chí: không trái quy định pháp luật, tỷ lệ dư nợ thu hồi giữa các biện pháp, thời

gian triển khai thực hiện, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng khoản nợ để lựa chọn các tiêu chí phù hợp.

- Quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt:

Để cung cấp một cơ sở vững chắc cho hoạt động cấp tín dụng đạt được hiệu quả cao Sacombank đã xây dựng quy trình thẩm định, xét duyệt, thống nhất được áp dụng trong toàn hệ thống. Thông qua việc xây dựng mức thẩm quyền phán quyết của chi nhánh căn cứ vào những yếu tố như tính hiệu quả, chất lượng tín dụng thực tế của chi nhánh, năng lực của từng chi nhánh và lợi thế tiềm năng của từng khu vực, từng vùng cũng như thời gian cấp tín dụng, tổng dư nợ cấp tín dụng, phân hạng chi nhánh cũng như các căn cứ khác,… mà thẩm quyền phê duyệt đối với từng khoản vay sẽ được phê duyệt bởi chi nhánh hay HSC.

Bên cạnh đó, đối với các chi nhánh thuộc nhóm chủ lực trong việc phát triển của ngân hàng thì hàng năm sẽ được HSC phê duyệt gắn với các quyền lợi đặc thù trong việc ban hành cơ chế, chính sách tín dụng để áp dụng cho những đối tượng khách hàng là tổ chức. Theo đó, đối với nhóm chi nhánh chủ lực thì hội đồng tín dụng cơ sở đối với các chi nhánh này sẽ được thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh giới hạn tín dụng ngắn hạn, gia hạn đối với hạn mức tín dụng ngắn hạn tối đa thêm 12 tháng, điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng tín dụng và được ưu tiên về lượng thời gian xử lý phê duyệt tín dụng có thể rút ngắn hơn đối với các chi nhánh khác trong hệ thống.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 2 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w