CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.8. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo
Đánh giá đào tạo hay cụ thể ở đây là đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là nội dung cuối cùng trong số các nội dung của hoạt động đào tạo. Nội dung này rất quan trọng, ngoài đánh
giá được hiệu quả của hoạt động đào tạo mang lại, nó còn giúp cho nhà quản trị biết được các mặt đã làm được các mặt chưa làm được, các tồn tại khuyết điểm trong hoạt động đào tạo để từ đó hoàn thiện. Sau đây là các câu hỏi mà người tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo cần biết:
- Các hoạt động thực hiện có đạt mục tiêu đặt ra haykhông?
- Đội ngủ giảng viên học được những gì từ chương trình đào tạo, phát triển?
- Những vấn đề gì trong chương trình đào tạo, phát triển cần được cải thiện, bổ sung hay thay đổi?
- Những thay đổi gì (về nội dung, phương pháp, cũng như về chi phí) cần được thực hiện trong kế hoạch đào tạo và phát triển tương lai?
Mặt khác, việc đánh giá kết quả hoạt động đào tạo cũng giúp trả lời những câu hỏi mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn biết về lợi ích đào tạo. Cụ thể là:
- Đội ngủ giảng viên có thay đổi gì trong công việc của họ không: ở các mặt về kiến thức, kỹ năng và thái độ tác phong thực hiện công việc.
- Những vấn đề về kết quả thực hiện công việc trước khi thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển có được giải quyết không?
- Chi phí và những nỗ lực bỏ ra cho việc đào tạo và phát triển có xứng đáng và hợp lý không?
- Kết quả cuối cùng mang lại cho doanh nghiệp là gì?
Mô hình đánh giá đào tạo có 4 cấp độ như bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1. Mô hình đánh giá của Tiến sĩ Donal Kirk Patrick
Mức độ Khía cạnh đánh
giá Vấn đề quan tâm Công cụ
Một Phản ứng của người
học
Họ thích khoá học đến mức nào?
Phiếu đánh giá khoá học (cho điểm từng tiêu chí)
Hai Những kiến thức, kĩ
năng học được
Họ học được những gì?
Bài kiểm tra, Tình huống, bài tập mô phỏng, phỏng vấn, bảng hỏi
Ba Ứng dụng vào công
việc
Họ áp dụng những điều đã học vào công việc thế nào?
Đo lường kết quả thực hiện công việc, phỏng vấn cán bộ quản lý trực tiếp
Bốn Kết quả mà tổ chức
đạt được
Khoản đầu tư vào đào tạo đem lại hiệu quả gì?
Phân tích chi phí/
lợi ích
Tác giả: Donald Kirk Patrick
Nội dung 04 cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo của Kirkpatrick như sau:
-Phản ứng của đối tượng đào tạo: Phản ứng của những người tham gia
đào tạo là những cảm giác của họ chứ không phải là những gì học đã thực sự học được.
-Kết quả học tập: Những kiến thức, thái độ, hành vi mới mà người học
đã hiểu và tiếp thu được.
-Ứng dụng: Tiến hành điều tra để lấy ý kiến của nhà quản lý/ người
theo dõi trực tiếp xem đội ngủ giảng viên vừa được đào tạo có thể áp dụng những gì đã học được vào công việc không.
-Kết quả kinh doanh đạt được: thường được thể hiện ở lợi ích trên
khoản đầu tư, tức là những lợi ích mà hoạt động đào tạo mang lại cao hơn chi phí bỏ ra, cụ thể là các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giảm chi phí, tăng số lượng, nâng cao chất lượng.
Đối với cơ sở giáo dục khi đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo cần chú ý tìm hiểu mức 1 và 2 thường xuyên sau mỗi khóa đào tạo. Đối với mức 3:
kết quả đánh giá có được bằng cách quan sát hoặc phỏng vấn người quản lý trực tiếp để biết được mức độ áp dụng vào thực tế đặc biệt ở các tiêu chí kỹ năng thực hiện công việc, thái độ, kỷ luật lao động. Đối với mức 4: cần xác định được chi phí đào tạo hàng năm, so sánh với các giá trị do đào tạo mang lại như: Năng suất lao động, tỉ lệ tai nạn lao động và một số chỉ tiêu khác được đánh giá trong toàn bộ doanh nghiệp