Các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CAO ĐẲNG

1.3.2. Các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp

a. Chiến lược của doanh nghiệp

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cần nêu rõ lý do cần đào tạo nguồn nhân lực, nội dung của đào tạo nguồn nhân lực, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, người chủ cơ sở giáo dục trong đào tạo nguồn nhân lực. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực rõ ràng sẽ khuyến khích người lao động học tập tốt hơn để làm việc tốt hơn và nó cũng chỉ cam kết cần thực hiện để đào tạo nguồn nhân lực của người chủ cơ sở giáo dục.

Các cơ sở giáo dục cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực gắn với chiến lược/ kế hoạch phát triển kinh doanh của cơ sở giáo dục. Các hoạt động đào tạo cần phản ánh tầm nhìn, chiến lược của tổ chức. Các cơ sở cần có khả năng phân tích quan hệ rõ ràng giữa đào tạo với kết quả kinh doanh của chính cơ sở đó và sự phát triển của cơ sở đó.

b. Điều kiện làm việc và tính chất công việc

Điều kiện làm việc và tính chất công việc có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục cao đẳng. Công tác phát triển con người cho các cơ sở giáo dục cao đẳng phải dựa trên nền tảng là điều kiện làm việc và tính chất công việc. Các chương trình và phương pháp đào tạo phải ngày càng bắt kịp với các tiến bộ khoa học, không chỉ là đào tạo tại chỗ theo cách truyền thống mà còn phải có nhiều các phương tiện hỗ trợ các chương trình đào tạo như radio, máy tính,...Bởi vậy khi điều kiện làm việc

được đảm bảo thì công tác này mới được tiến hành một cách có hiệu quả. Hơn nữa, tính chất các công việc khác nhau sẽ yêu cầu có những kế hoạch và phương pháp đào tạo khác nhau.

c. Chính sách sử dụng người lao động

Các chính sách sử dụng người lao động có liên quan đến việc sử dụng lao động sau khi đào tạo. Trong cơ sở giáo dục cao đẳng càn chú ý đến các chính sách sau:

- Tạo cơ họi cho người lao động sử dụng kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo.

- Mở rộng công việc cho người lao động.

- Trao dần quyền tự chủ trong giải quyết công việc cho người lao động.

- Khuyến khích, động viên kịp thời người lao động khi thực hiện nhiệm vụ mới.

- Tăng thù lao lao động cho người lao động xứng đáng với trình độ mới.

1.3.3. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động

a. Quyết định gắn bó lâu dài với nghề nghiệp

Việc có muốn gắn bó lâu dài với nghề nghiệp không sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đào tạo nguồn nhân lực của các cơ sở giáo dục cao đẳng bởi với những người có ý định gắn bó lâu dài, họ sẽ trở thành đội ngủ giảng viên lâu năm, có kinh nghiệm làm việc và trình độ của họ ngày càng tăng; trong khi với những người không có ý định gắn bó lâu dài, họ chỉ coi công việc là công cụ kiếm sống nên không toàn tâm, toàn ý với công việc. Do đó, với những đối tượng lao động khác nhau, buộc phải có những kế hoạch, chương trình và chi phí đào tạo khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của họ.

b. Kỳ vọng của người lao động về lương và lợi ích

Với những người có kỳ vọng về lương và lợi ích của công ty khác nhau sẽ dẫn đến nhu cầu đào tạo khác nhau. Do mục đích của đào tạo là nâng cao hiệu suất và trình độ làm việc nên với những người có kỳ vọng về lương và lợi ích lớn, họ muốn tham gia nhiều khóa đào tạo có chất lượng cao hơn, chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, những người không có nhiều kỳ vọng về lương và lợi ích, họ an phận, chấp nhận làm việc một cách bình thường, không có nhu cầu tham gia các khóa đào tạo giúp họ thăng tiến trong công việc hoặc giúp họ có thể hưởng mức lương cao hơn.

c. Nhu cầu tự khẳng định, tự hoàn thiện mình, được tôn trọng và thừa nhận

Thường những đội ngủ giảng viên có nhu cầu tự khẳng định, tự hoàn thiện mình, được tôn trọng và thừa nhận sẽ muốn có nhu cầu đào tạo hơn những người khác. Những người này muốn được thừa nhận trong công việc và muốn được thăng tiến, muốn kiếm được mức lương cao hơn. Do đó, nội dung, phương pháp và cách thức đào tạo cho những đội ngủ giảng viên này cũng sẽ khác so với những người còn lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua phân tích và nghiên cứu công tác điều hành quản trị tổ chức hiện nay đều rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực trở thành một công cụ chiến lược của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngủ giảng viên trong các tổ chức để chuẩn hoá và nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là cần thiết với mỗi người lao động và là một nhiệm vụ không thể tách rời với quá trình phát triển của một tổ chức và của một quốc gia.

Những nội dung được đề cập trong Chương 1 là cơ sở lý luận nền tảng để thực hiện việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w