CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG
2.2.4. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo
Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng đào tạo mỗi khóa học, lớp học Nhà trường sẽ có yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho đội ngủ giảng viên như:
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề - Đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học - Đào tạo kỹ năng nghề Theo chương trình đào tạo của Bộ Lao Động Và Thương Binh Xã Hội.
Tùy theo nội dung cần đào tạo, nhà trường lựa chọn các phương pháp đào tạo tại trường hay ngoài trường cho phù hợp. Vê bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ thì nhà trường thường xuyên lựa chọn phương pháp là tổ chức tại trường, thời gian là cuối ngày làm việc. Nhà trường khuyến khích cho các giảng viên tham gia học vào sáng thứ 7 thì sẽ cho nghỉ làm việc tham gia khóa học hưởng nguyên lương. Nói chung nội dung chương trình đào tạo đối với các khóa đào tạo tại nhà trường đều do các giảng viên có kinh nghiệm xây dựng và được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt trước khi triển khai.
Trong giai đoạn từ 2015 đến 2017 bên cạnh, cử các bộ đi đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và cao học tại các trường Trường và nước ngoài nhằm nâng cao năng lực thực hiện công việc. Trường còn tổ chức nhiều chương trình đào tạo bồi dưỡng tại chỗ, tổ chức hội thảo, tổ chức các lớp ngắn hạn,.. .Cụ thể có các chương trình sau:
(1) Chương trình đào tạo tiền công vụ cho cán bộ, công chức tuyển dụng.
Những người sau khi tuyển kỳ thi công chức, được đào tạo trang bị kiến thức về nền hành chính nhà nước, pháp luật, kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ; nghiệp vụ văn phòng, văn hóa công vụ, đạo đức công chức.
(2) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng trang bị các loại kiến thức theo tiêu chuẩn quy định chung về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà
nước cho các bộ trong diện quy hoạch.
(3) Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho công chức các ngạch.
(4) Tổ chức các hội thảo chuyên ngành.
Để xây dựng được một chương trình đào tạo trước hết Trường đã đi theo một quy trình khá là chi tiết. Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo Lãnh đạo, quản lý đã thống nhất lập kế hoạch đào tạo. Những nhu cầu đào tạo phát sinh sau khi lập kế hoạch được đưa vào kế hoạch đào tạo bổ sung.
Đào tạo bổ sung khi xuất hiện thêm nhiều nhu cầu học tập, chuyển giao công nghệ hay khi có một chương trình đào tạo được mời tham gia mà Trường thấy phù hợp cho cán bộ tham gia.
Chương trình đào tạo gồm những nội dung sau: Lĩnh vực được đào tạo, nội dung cần đào tạo, yêu cầu và mục đích khóa đào tạo đó, thời gian thực hiện bắt đầu từ khi nào đến khi nào, những ai tham gia khóa học, giảng viên giảng dạy là ai và tài liệu sử dụng trong quá trình học bao gồm những tài liệu nào…việc xác định chương trình đào tạo giúp tránh việc đào tạo tràn lan, không có sự kiểm soát gây lãng phí cho Trường. Do Trường đã phân tích trách nhiệm thiết lập cho cán bộ đào tạo nên chương trình đào tạo được xây dựng khá rõ ràng và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện được dễ dàng. Chính điều đó cũng góp phần tạo điều kiện cho việc lựa chọn phương pháp đào tạo diễn ra thuận lợi hơn.
Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ. Nhà trường đã có kế hoạch cụ thể về việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý một cách tương đối bài bản như: "Kế hoạch cử cán bộ quản lý và giáo viên đi học tập nâng cao trình độ đến năm 2020". Trong đó, quy định rõ đối tượng áp dụng; Nguyên tắc, trình tự ưu tiên; Nghĩa vụ, quyền lợi và công khai hoá danh sách, chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ quản lý và giáo viên được cử đi đào tạo bồi dưỡng. Cụ thể:
- Đối tượng áp dụng:
+ Giáo viên, cán bộ công chức trong chỉ tiêu biên chế và hợp đồng lao động hưởng lương ngân sách Nhà nước cấp và có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, được cử đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ theo từng đối tượng và hình thức đào tạo bồi dưỡng.
+ Giáo viên, cán bộ công chức được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao trình độ thì không hạn chế về số lượng, tuỳ theo tính chất lớp học và yêu cầu nhiệm vụ thì nhà trường xem xét và cử đi học.
+ Giáo viên, cán bộ công chức được cử đi đào tạo có cấp bằng tốt nghiệp thì phải căn cứ vào quy hoạch, phát triển đội ngũ và số lượng mỗi năm không quá 3 người.
- Nguyên tắc, trình tự ưu tiên:
+ Người đang giữ chức vụ quản lý + Người thuộc diện quy hoạch Giám hiệu + Thâm niên công tác
- Nghĩa vụ và quyền lợi:
+ Nghĩa vụ:
* Người được cử đi đào tạo bồi dưỡng thuộc các đối tượng nêu trên phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhà trường giao, đồng thời phải hoàn thành nhiệm vụ học tập của cơ sở đào tạo bồi dưỡng.
* Nếu trong năm chưa đủ số lượng cử đi đào tạo bồi dưỡng theo quy định. Nhà trường sẽ xem xét cử người kế tiếp đi học sớm hơn so với thời gian dự kiến theo danh sách.
* Trường hợp cá nhân đề nghị bổ sung việc đi học, đi nghiên cứu thực tế (trong và ngoài nước). Nhà trường sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung vào danh sách dự kiến trên cơ sở nhiệm vụ và phương hướng phát triển Nhà trường.
* Trường hợp cá nhân có nguyện vọng được đi đào tạo bồi dưỡng ngoài
giờ hành chính mà vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch giảng dạy, nhiệm vụ chuyên môn được giao thì nhà trường xét cử đi học sớm hơn so với thời gian quy định trong danh sách dự kiến.
* Người được cử đi đào tạo cấp bằng tốt nghiệp hàng năm, nếu có nhu cầu đi đào tạo sớm hơn, phải có đơn đề nghị thông qua đơn vị quản lý trực tiếp (Tổ, Khoa, Phòng) đề nghị nhà trường xem xét giải quyết. Nếu vi phạm phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho nhà trường và chịu các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.
- Đối với cán bộ quản lý:
+ Đối với Ban giám hiệu:
Như chúng ta đã nghiên cứu ở chương 1 vai trò, vị trí Ban giám hiệu rất quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của nhà trường. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường "phải đào tạo những ngành nghề xã hội cần, chứ không phải đào tạo những ngành nghề mình có". Mặt khác, mức độ ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản trị ngày càng phổ biến. Trước tình hình đó, những năm qua nhà trường đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho Ban giám hiệu với những hình thức như:
* Đào tạo sau đại học (Thạc sỹ): Hiện tại, Ban giám hiệu có 3 người, trình độ thạc sỹ: 1; đang học cao học: 2. Đến năm 2007 các Thầy trong Ban giám hiệu đều có trình độ Thạc sỹ
* Đào tạo lý luận chính trị (cử nhân và cao cấp lý luận chính trị): các Thầy trong Ban giám hiệu đều được đào tạo lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phân viện Đà Nẵng. Trong đó: 2 đạt trình độ cử nhân chính trị và 1 đạt trình độ cao cấp chính trị
* Bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục: Tất cả Ban giám hiệu đều được bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục do Học viện quản lý giáo dục tổ chức và Trường Đại học Đà Nẵng phối hợp với Hà Lan tổ chức
* Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học: Nhà trường đã tổ chức các lớp ngoại ngữ buổi tối cấp độ A, B, C và các lớp đàm thoại do các giáo viên là người nước ngoài đến giảng dạy. Đối với tin học, đã tổ chức thành công 3 lớp tin học cơ bản, tin học nâng cao, mạng và Internet dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Vì vậy, trình độ ngoại ngữ và tin học của các Thầy trong Ban giám hiệu đã đạt chuẩn theo quy định
* Tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước: Nhằm học tập quy trình quản lý đào tạo của các trường tiên tiến trong nước và khu vực.
Những năm qua, Ban giám hiệu đã đi tham quan, học tập các trường trong nước như trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại; trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; trường Đại học Thương mại; trường Đại học Ngoại thương và các trường trong khu vực như Thái Lan, Singapor, Hàn Quốc... từ những kinh nghiệm học tập đã vận dụng vào việc xây dựng chương trình giáo dục các ngành, nghề mới tại trường như Quản trị Nhà hàng; Marketing thương mại;
Mua bán hàng Siêu thị... và quy trình tổ chức, quản lý đào tạo, từ đó góp phần đáng kể vào đa dạng hoá ngành, nghề đào tạo và công tác quản lý đào tạo tăng thêm nền nếp.
- Đối với các trưởng khoa, trưởng phòng:
Với 8 nhà quản trị tầm trung, nhà trường đã áp dụng hình thức đào tạo bồi dưỡng cho đối tượng này kết hợp với hình thức đào tạo bồi dưỡng cho các nhà quản trị cấp cao như đào tạo Thạc sỹ 3 người, đại học bằng hai 2 người, cao cấp chính trị 1 người, quản lý giáo dục 2 người, 100% cán bộ quản trị cấp trung gian được bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Đối với các tổ trưởng, trưởng bộ phận:
Với đối tượng này, nhà trường đã lựa chọn các hình thức đào tạo bồi dưỡng như: Bồi dưỡng lý luận chính trị trung cấp 20 người, tập huấn chuyên
đề về nhân sự, tuyển sinh, quản lý học sinh, tài chính, bồi dưỡng ngoại ngữ tin học và tham quan nghiên cứu học tập các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
Bảng 2.7. Tình hình đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý
từ năm 2015 đến năm 2017
TT Nội dung đào tạo bồi dưỡng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Lý luận chính trị 4 7 11
2 Thạc sỹ 3 2 4
3 Đại học bằng 2 1 2 4
4 Quản lý giáo dục 4 6 10
5 Ngoại ngữ 6 6 10
6 Tin học 3 5 6
7 Tham quan nước ngoài 4 7 15
8 Tham quan trong nước 9 15 22
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Với số liệu trên, cho thấy rằng: đi đôi với việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhà trường cũng đã chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nội dung đào tạo bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu đối với từng đối tượng tạo ra được bước chuyển biến tích cực về chất, hoàn thành được nhiệm vụ trước mắt theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bảng 2.8. Khóa học dành cho cán bộ lãnh đạo cấp cao
STT Tên khóa học Thời gian (Ngày)
1 Lý luận chính trị 3
2 Thạc sỹ 3
3 Đại học bằng 2 5
4 Quản lý giáo dục 5
5 Ngoại ngữ 3
6 Tin học 3
Qua đào tạo bồi dưỡng, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết cán bộ quản lý đã sử dụng thành thạo tin học vào công tác quản lý như xây dựng kế hoạch giáo dục toàn khoá, năm học, học
kỳ; Quản lý kế hoạch giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập, rèn luyện của học sinh qua vi tính; Xếp hạng học tập, phân loại rèn luyện, xử lý quy trình tuyển sinh và quản lý cán bộ công chức, học sinh, quản lý tài chính...
bằng các phần mềm chuyên dùng. Đã giảm thiểu phương pháp làm việc thủ công, vừa mất thời gian, vừa không hiệu quả.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường hiện nay so với quy mô đào tạo và số lượng học sinh thì còn thiếu như chưa có phòng công tác chính trị và quản lý học sinh; chưa có bộ phận chuyên trách về công tác nghiên cứu khoa học; một số phòng chức năng chưa có đủ cán bộ lãnh đạo như phòng Hành chính - Quản trị chưa có cấp phó; Phòng Tổ chức-Nhân sự chưa có Trưởng phòng, Phó Hiệu trưởng phải kiêm nhiệm. Nếu so với yêu cầu nâng cấp trường, phải hình thành thêm các phòng chức năng mới như Phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên; Phòng nghiên cứu khoa học và đối ngoại; Khoa đào tạo tại chức... thì số lượng và chất lượng của cán bộ quản lý sẽ là "vấn đề" phải quan tâm .