Các phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG

2.2.5. Các phương pháp đào tạo

Các phương pháp đào tạo được Trường sử dụng trong các năm qua là:

Đào tạo tại nơi làm việc: người có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn người mới tuyển dụng hoặc mới đảm nhận vị trí mới. Luân chuyển công việc để các công chức rèn luyện, nâng cao năng lực làm việc.

Đào tạo ngoài nơi làm việc: Cử các cán bộ đi học tập tại các trường đại học, cao đẳng ở Trường và nước ngoài. Cử các cán bộ đi tham gia học tập, tập huấn, tham dự hội nghị, hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: Về lý thuyết các cán bộ viên chức đều được cung cấp các vấn đề cơ bản liên quan đến yêu cầu ngành nghề của mình.

Về thực hành chương trình đào tạo cán bộ viên chức về nghiệp vụ mình đảm nhiệm như quản trị kinh doanh, du lịch , quản trị khách sạn, tin học…

- Đào tạo giao tiếp, ứng xử: Giao tiếp, ứng xử có ý nghĩa quan trọng, quyết định thành công hay thất bại đối với Trường. Trường đã tổ chức một số buổi học về tâm lý, văn hóa, phong tục tập quán, nhu cầu của các công dân đến từ các quốc gia khác nhau để nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ viên chức để dễ dàng giao tiếp với khách hàng và có thể xử lý được các tình huống đột xuất phát sinh.

- Đào tạo kĩ năng ngoại ngữ: Trường đã tổ chức một số lớp học ngoại ngữ tiếng Anh , tiếng Việt và tiếng Trung với những giảng viên ở các trung tâm uy tín để nâng cao trình độ ngoại ngữ đặc biệt cho các cán bộ viên thường xuyên giao tiếp với các đối tác nước ngoài.

- Đào tạo kĩ năng quản lý: Trường đào tạo cho các quản lý nghiệp vụ bằng cách cử đi tham gia các khoá học quản lý được tổ chức tại các trung tâm chuyên đào tạo quản lý để học hỏi thêm kinh nghiệm.

- Phương pháp kèm cặp và hướng dẫn tại chỗ: Các cán bộ quản lý của Trường hoặc các cán bộ viên chức có chuyên môn, kĩ năng giỏi, có kinh nghiệm làm việc lâu năm được phân công hướng dẫn các cán bộ viên chức mới và một số cán bộ viên chức tay nghề yếu về các. Các giáo viên giảng dạy giải thích cho các học viên về toàn bộ công việc, truyền dạy và cách thức thực hiện công việc, hướng dẫn, giải thích cho các học viên thực hiện tốt hơn, để học viên tự thực hiện công việc.

- Đưa ra các tình huống : Các giảng viên trong quá trình giảng dạy về nghiệp vụ, giao tiếp thì đưa ra các tình huống cụ thể, có thể là các tình huống giả định hoặc các tình huống thật tại các bộ phận để cán bộ viên chức luyện tập để xử lý các vấn đề một cách nhanh chóng.

Với những chương trình đào tạo tại nhà trường, nhà trường có những tiêu chuẩn để lựa chọn đội ngũ giảng viên, cụ thể cho từng khóa đào tạo như sau:

Giảng viên là người trình độ chuyên môn cao, có tay nghề, có tác phong

và phương pháp sư phạm tiên tiến, thành thạo nghề, có kinh nghiệm công tác, hiểu biết về công việc, có khả năng truyền đạt kiến thức.

- Giảng viên: Giảng viên đào tạo nghiệp vụ là:

+ Cán bộ tại Trường: Các tổ trưởng tổ nghiệp vụ và trưởng bộ phận đào tạo sẽ thực hiện đào tạo thường xuyên trong công việc hàng ngày.

+ Giảng viên của Bộ Lao Động Và Thương Binh Xã Hội Việt Nam: lập kế hoạch đăng ký đạo tạo định kỳ và khi có sản phẩm mới cần cập nhật kiến thức.

+ Giảng viên của các nhà cung cấp sản phẩm khác: lập kế hoạch và liên hệ trước khi tổ chức đào tạo.

+ Giảng viên thuê ngoài: thực hiện các chương trình đào tạo kỹ năng mềm (xử lý công việc, giao tiếp.v.v

Theo kinh nghiệm về đào tạo thì việc đào tạo các kỹ năng hay tư duy về nhận thức, tầm nhìn chiến lược thường được thực hiện có hiệu quả cao nếu giảng viên là các doanh nhân nhân thành đạt và có chuyên môn đào tạo tốt; do vậy, Trường cần ưu tiên mời các giảng viên này khi có phát sinh đào tạo các nội dung nêu trên. Việc kết hợp giảng viên là các cán bộ chuyên môn phụ trách với giảng viên thuê ngoài hay chuyên viên đào tạo của các nhà cung cấp cũng là một cách để nâng cao hiệu quả đào tạo; đồng thời Bộ phận đào tạo các giảng viên sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp và biên soạn giáo án và phương pháp đào tạo cho các nội dung chương trình đào tạo cụ thể.

Bảng 2.9. Tình hình đào tạo bồi dưỡng giáo viên từ năm 2015

đến năm 2017

TT Nội dung đào tạo bồi dưỡng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Lý luận chính trị 7 13 23

2 Thạc sỹ 6 9 12

3 Đại học bằng 2 4 7 10

4 Sư phạm bậc 2 10 25 30

5 Phương pháp dạy học 15 19 22

6 Ngoại ngữ 14 21 29

7 Tin học 13 15 36

8 Tham quan nước ngoài 9 14 17

9 Tham quan trong nước 30 40 64

(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)

Từ những số liệu trên, cho thấy sự cố gắng đáng kể của nhà trường trong điều kiện nguồn lực tài chính có hạn.

+ Về hình thức đào tạo bồi dưỡng:

* Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị: Năm 2015 nhà trường có 7 giáo viên có trình độ cử nhân, cao cấp và trung cấp chính trị; Năm 2016 sổ lượng tăng lên 13 giáo viên, tỷ lệ tăng: 85% và năm 2017 số lượng giáo viên có trình độ chính trị cử nhân, cao cấp và trung cấp là 23 giáo viên, tỷ lệ tăng:

76,9%.

* Đào tạo chuyên môn: Trước năm 2015 nhà trường không có giáo viên có trình độ chuyên môn thạc sỹ. Năm 2015 đội ngũ giáo viên của nhà trường có 48 người, trong đó có 7 thạc sỹ, chiếm tỷ lệ: 14,6%. Năm 2016 số lượng giáo viên tăng lên 52 người, có trình độ thạc sỹ 9 người, chiếm tỷ lệ: 17,3%.

Năm 2017 số lượng giáo viên tăng lên 64 người, có trình độ thạc sỹ 12 người, chiếm tỷ lệ: 18,8%.

* Bồi dưỡng sư phạm bậc 2 và tin học, ngoại ngữ:

Đến nay, 100% giáo viên đã qua bồi dưỡng sư phạm bậc 2; tin học cơ bản và ngoại ngữ cấp độ A; B theo quy định chuẩn hoá đội ngũ.

* Tham quan trong nước và nước ngoài:

Từ nguồn phúc lợi tập thể. Hàng năm, nhà trường tổ chức cho đội ngũ giáo viên tham quan trong và ngoài nước. Tất cả giáo viên đều được đi tham quan hàng năm trong nước, thời điểm tổ chức vào dịp hè. Địa điểm tham quan là các trường có cùng bậc đào tạo, cùng các chuyên ngành đào tạo để học tập kinh nghiệm về kết cấu chương trình môn học, phương pháp giảng dạy đồng thời kết hợp với việc tham quan danh lam thắng cảnh. Đối với việc tham quan nước ngoài, hàng năm có khoảng 10 - 15 lượt giáo viên sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapor, Hàn Quốc, Trung quốc... tham quan các cơ sở đào tạo nhằm trao đổi học tập kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy thực hành. Năm 2015 có 9 lượt giáo viên tham quan nước ngoài; Năm 2016 số lượt giáo viên tăng lên 14, tỷ lệ tăng 55,5%; Năm 2017 số lượng tăng lên 17 giáo viên, tỷ lệ tăng so với năm 2016 là 31,4%.

+ Phương pháp đào tạo bồi dưỡng:

* Nhà trường ban hành quy định cử giáo viên đào tạo bồi dưỡng sau khi có dự thảo đã được tập thể giáo viên tham gia góp ý và hội nghị công chức toàn trường thông qua.

* Tháng hai hàng năm, giáo viên đăng ký nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cho năm sau, thông qua tổ bộ môn, phòng Tổ chức-Nhân sự tổng hợp và đề xuất.

* Nhà trường căn cứ nhu cầu và tiêu chuẩn, xét duyệt công khai hoá và giao cho phòng Tổ chức-Nhân sự triển khai thực hiện.

+ Chế độ đãi ngộ đối với giáo viên đào tạo bồi dưỡng:

* Những giáo viên là trưởng, phó bộ môn, những giáo viên có thâm niên giảng dạy tại trường nhiều và những giáo viên thuộc diện quy hoạch được ưu tiên cử đi đào tạo bồi dưỡng trước, được trừ khối lượng, được trả 100% học

phí, tài liệu, tàu xe đi lại, tiền ở bằng phương tiện thông thường và hỗ trợ tiền ăn 10.000đ/ngày trong thời gian đào tạo bồi dưỡng.

* Những giáo viên mới về trường nhưng có nhu cầu đào tạo dài hạn như thạc sỹ, tiến sỹ thì được chi trả học phí, lệ phí 50%; khối lượng giờ giảng phải tự giải quyết trong nội bộ tổ bộ môn; các khoản khác được thanh toán và hỗ trợ như những giáo viên được nhà trường cử đi đào tạo.

* Đối với tin học, ngoại ngữ: Nhà trường quy định bắt buộc giáo viên phải có chứng chỉ tin học cơ bản, ngoại ngữ cấp độ A Anh văn. Nhà trường khuyến khích và chi trả học phí, tài liệu 100% cho những giáo viên học tin học nâng cao, kỹ thuật viên tin học và ngoại ngữ cấp độ B và C.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w