Đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG

2.2.8. Đánh giá kết quả đào tạo

Đánh giá kết quả là một phần cực kỳ quan trọng của quá trình đào tạo và hết sức quan trọng đối với việc sử dụng nguồn nhân lực. Nó giúp cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo đánh giá được kết quả mà công tác đào tạo đạt được, so với chi phí bỏ ra và so với mục tiêu mà tổ chức đặt ra đối với chương trình đào tạo. Trên cơ sở việc đánh giá kết quả giúp tổ chức phát hiện những tồn tại để điều chỉnh cho phù hợp, và rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng chương trình đào tạo trong tương lai.

Hiệu quả công tác đào tạo chính là việc Nhà Trường đạt được điều gì so với trước khi đào tạo. Đó có thể là kĩ năng, kiến thức đội ngủ giảng viên được nâng cao, có thể là thay đổi các hành vi tích cực hơn so với trước đây, cũng có thể là thay đổi thái độ làm việc giúp đội ngủ giảng viên tích cực và làm việc hiệu quả hơn.

Đánh giá chương trình và hiệu quả chính là kiểm tra xem chương trình đào tạo thực hiện có tốt, có hiệu quả hay không. Hiện nay tại Nhà Trường

công tác đánh giá dựa trên các phương pháp đó là:

-Quản lý phần mềm thống kê đào tạo: Phần mềm này sẽ cho biết số lượng, nội dung các khoá đào tạo, số lượng người và số lượt người đã được đi đào tạo. Trong quá trình đào tạo, đội ngủ giảng viên cũng sẽ được điểm danh rồi lưu vào phần mềm này. Qua đó đánh giá được số lượng, nội dung, các khoá đào tạo, số lượt người được đi đào tạo đã đạt với mục tiêu và nhu cầu đặt ra hay chưa, thái độ của đội ngủ giảng viên như thế nào.

-Các bài thi, bài kiểm tra, sát hạch và các báo cáo kết quả học tập. Sau khi hoàn thành khoá học, các học viên sẽ phải thi để lấy chứng chỉ của các trung tâm đào tạo và làm bản báo cáo kết quả đào tạo nộp lên Phòng Tổ chức hành chính để đánh giá. Các bài kiểm tra, bài thi sát hạch sẽ được Phòng Tổ chức hành chính tổ chức sau đó nhằm đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của người học rồi lập bảng đánh giá trình Hiệu Trưởng.

- Căn cứ kết quả công việc trong quá trình làm việc theo đánh giá của quản lý các phòng ban.

Quản lý các phòng ban có trách nhiệm theo giỏi, kiểm tra tình hình thực hiện, kết quả công việc và thái độ hành vi của người được đào tạo rồi báo cáo lên phòng Tổ chức hành chính.

-Căn cứ kết quả bình xét thi đua hàng quý, năm và các danh hiệu khác đạt được. Thực chất, đây chính là đánh giá kết quả thực hiện công việc, thái độ, hành vi của những người được đào tạo qua sự đánh giá của tổ chức, đồng nghiệp.

- Căn cứ kết quả công việc của cá nhân khi tham gia làm việc theo dự án, nhóm, công trình.

- Bản tổng kết đánh giá hiệu quả đào tạo được lập vào cuối năm, trước khi lập kế hoạch đào tạo năm tiếp theo. Bản tổng kết này sẽ tổng hợp trong tất cả các khóa đào tạo trong năm rồi đánh giá xem hiệu quả công tác đào tạo chung trong năm thực hiện.

- Phiếu đánh giá về sự đồng ý của đội ngủ giảng viên với khoá đào tạo.

Nhìn chung công tác đánh giá tại Nhà Trường thực hiện tương đối tốt, các phương pháp đánh giá tương đối nhiều và phong phú, các kết quả đánh giá khá chính xác nhưng Nhà Trường vẫn chỉ đang căn cứ trên các phương pháp kiểm tra gián tiếp là chính mà chưa có các phương pháp kiểm tra trực tiếp cụ thể khi đội ngủ giảng viên thực hiện. Do vậy trong tương lai Nhà Trường cần thiết kế thêm các phương pháp đánh giá trực tiếp thực hiện công việc của đội ngủ giảng viên để công tác đánh giá đào tạo ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Bên cạnh những nhận xét trên, căn cứ vào số liệu thực tế và tìm hiểu, phân tích trên góc độ chủ quan của người nghiên cứu, luận văn còn có những đánh giá khách quan căn cứ vào số liệu điều tra về mức độ đồng ý sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đối với hoạt động đào tạo cán bộ, đội ngủ giảng viên trong Nhà Trường. Số phiếu phát ra 120 phiếu, thu về 120 phiếu, hợp lệ 100%.

Nhận định của Anh/Chị về chương trình đào tạo (Khoanh tròn con số phù hợp với ý kiến của mình)

Bảng 2.12. Mức độ đồng ý sau khi được đào tạo, bồi dưỡng

(1: Rất không đồng ý 2: không đồng ý 3: Khá hài long 4: hài long 5: Rất đồng ý)

(ĐVT:%)

ST

T Tiêu chí Đánh giá

1 2 3 4 5

1 Công tác xác định nhu cầu đào tạo 12 6 32 27 23 2 Công tác lựa chọn đối tượng đào tạo 10 9 30 34 17

3 Nội dung đào tạo 6 17 27 28 22

4 Phương pháp đào tạo 15 20 20 26 19

5 Lựa chọn giáo viên 9 12 24 40 15

6 Chi phí dành cho hoạt động đào tạo 17 23 18 30 12 7 Cách thức đánh giá sau mỗi chương trình đào tạo 11 12 28 40 9

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Qua khảo sát sự đồng ý về công tác đào tạo của Nhà Trường cho thấy tỷ lệ khá, đồng ý và rất đồng ý về công tác đào tạo của Nhà Trường phần lớn

đều lớn hơn 50%. Tuy nhiên tỷ lệ không đồng ý và rất không đồng ý vẫn còn khá lớn giao động từ 11% đến 30% . Do đó Nhà Trường cần chú trọng hơn vào công tác đào tạo để tìm ra những giải pháp trong giai đoạn tới.

Từ cơ chế rõ ràng, công khai, dân chủ và khuyến khích trên, đã mang lại hiệu quả thiết thực cho giáo viên toàn trường. Cụ thể:

+ Đến nay, 100% đội ngũ giáo viên có trình độ Anh ngữ đạt chuẩn.

Trong đó, cấp độ A: 21%; Cấp độ B: 56%; Cấp độ C: 23%

+ 100% giáo viên biết ứng dụng tin học vào việc trao đổi thông tin qua mạng nội bộ như tham gia sinh hoạt học thuật; truy cập thông tin trên Internet; giảng dạy trên đèn chiếu Overhead, LCD Projector ... giảm đáng kể thời gian giảng dạy lý thuyết, tăng thời gian làm bài tập, bài thực hành cho học sinh.

+ Công tác nghiên cứu khoa học như biên soạn chương trình giáo dục cho các chuyên ngành mới, nghề mới, biên soạn chương trình môn học, biên soạn giáo trình, ngân hàng đề thi... được đội ngũ giáo viên tham gia tích cực.

Nếu năm 2002, công tác nghiên cứu khoa học còn là vấn đề khá mới mẽ đối với đội ngũ giáo viên, thì năm 2015 đã xây dựng được một chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại được Bộ Thương mại thẩm định, ban hành áp dụng cho tất cả các trường trực thuộc Bộ; điều chỉnh, bổ sung 10 chương trình môn học cho bậc trung cấp chuyên nghiệp và nghề đang đào tạo tại trường. Năm 2016 xây dựng ba chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp cho chuyên ngành Quản trị khách sạn-Nhà hàng, Quản trị Nhà hàng, Nghiệp vụ Lễ tân; bốn chương trình giáo dục Nghề gồm: nghiệp vụ Phòng, nghiệp vụ Nhà hàng, nghiệp vụ Lễ tân và bán hàng Siêu thị; biên soạn ba giáo trình môn học; điều chỉnh 24 chương trình môn học; biên soạn 12 bộ đề thi. Năm 2017, công tác nghiên cứu khoa học, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến nội dung và phương pháp giảng

dạy đã trở thành động lực của tất cả giáo viên toàn trường và mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Cụ thể, đã xây dựng được ba chương trình giáo dục bậc Cao đẳng gồm: Kế toán thương mại, Quản trị doanh nghiệp thương mại, Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu; biên soạn 8 giáo trình cấp trường, 35 chương trình môn học và 17 bộ đề thi. Đến nay, chương trình giáo dục các chuyên ngành bậc trung học và nghề, chương trình môn học được xây dựng mới theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo; tất cả các môn học đều có tài liệu và sách phục vụ cho học sinh học tập và tham khảo.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w