Giải pháp lựa chọn phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG

3.2.5. Giải pháp lựa chọn phương pháp đào tạo

Hìện nay, Nhà Trường mới chỉ chú trọng áp dụng những hình thức và phương pháp đào tạo cơ bản, truyền thống như đào tạo trực trực tiếp, kèm cặp hướng dẫn mà ít áp dụng các hình thức và phương pháp đào tạo mới mẻ, hiện đại. Các hình thức và phương pháp đào tạo của Nhà Trường không đa dạng, phong phú nên gây nhàm chán cho người tham gia các khoá đào tạo, không kích thích được sự tham gia hăm hở, nhiệt tình của đội ngủ giảng viên.

Để đạt được chất lượng học viên sau đào tạo một cách tốt nhất thì Nhà Trường cần sử dụng những hình thức và phương pháp mới vào chương trình đào tạo hơn nữa để có thể kích thích đội ngủ giảng viên hào hứng tham gia, giảm bớt sự nhàm chán, đơn điệu cho đội ngủ giảng viên, làm tăng hiệu quả của đào tạo và bồi dưỡng trong Nhà Trường. Nhà Trường nên có thêm các hình thức và phương pháp như:

- Đào tạo trong doanh nghiệp: Ngoài 2 phương pháp là kèm cặp và đưa ra các tình huống đã thì Nhà Trường nên áp dụng một số phương pháp phù hợp với Nhà Trường như phương pháp hội thảo, phương pháp luận phiên công việc, phương pháp nhập vai,

+ Phương pháp hội thảo: Nhà Trường nên tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo theo nhóm gồm cả đội ngủ giảng viên và các nhà quản trị.

Thông qua các cuộc hội thảo sẽ giúp học viên nắm bắt được vấn đề tốt hơn.

Trong quá trình hội thảo, ban giám đốc, cán bộ quản lý cần phải tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía đội ngủ giảng viên. Đồng thời đội ngủ giảng viên cần lĩnh hội được những kiến thức mà ban lãnh đạo đưa ra từ đó đúc kết kinh nghiệm để nâng cao kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ của mình. Nếu có điều kiện thì Nhà Trường nên tổ chức các buổi hội thảo theo khả năng mà mình có thể tổ chức được để từ đó nắm bắt được tình hình thực hiện công việc của đội ngủ giảng viên. Các buổi hội thảo phải có mục đích rõ ràng và phải tạo được bầu không khí thân thiện, gần gũi. Từ đó tạo được sự hoà đồng và đoàn kết giữa các thành viên trong Nhà Trường.

+ Phương pháp nhập vai: Đây là phương pháp khá sinh động, thú vị và gây hứng thú cho người tham gia, đồng thời phương pháp này có chi phí không cao và rất hữu ích cho phát triển các kĩ năng, Nhà Trường nên áp dụng thường xuyên để kích thích học tập của đội ngủ giảng viên.

+ Phương pháp đào tạo nghề: Sử dụng để đào tạo cho các đội ngủ giảng

viên mới hoặc đội ngủ giảng viên còn yếu về nghiệp vụ. Phương pháp đào tạo nghề giúp cho đội ngủ giảng viên Nhà Trường vừa được trải qua các bài học về lý thuyết và vừa được hướng dẫn kèm cặp tại nơi làm việc giúp cho đội ngủ giảng viên được đào tạo có hệ thống hơn, kết hợp được lý thuyết và thực hành ngay trong quá trình thực hiện công việc.

+ Phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng và nghiên cứu thực tế được áp dụng cho đối tượng là đội ngủ giảng viên các bộ phận nghiệp vụ như bàn, bar, lễ tân, buồng trong Nhà Trường. Phương pháp này sẽ giúp cho đội ngủ giảng viên trong Nhà Trường dễ dàng hình dung được vấn đề trong các tình huống cụ thể. Các dụng cụ mô phỏng và tình huống thực tế có tính chất nghệ thuật, dễ gây hứng thú cho người học, phát triển khả năng tư duy sáng tạo của đội ngủ giảng viên.

- Đào tạo và bồi dưỡng bên ngoài Nhà Trường: Nhà Trường nên thường xuyên tổ chức đội ngủ giảng viên đi tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các Nhà Trường cao cấp, cùng phối hợp với các Nhà Trường cao cấp tổ chức các cuộc thi chuyên môn, nghiệp vụ, đưa ra các tình huống có thật, hoặc giả định để cùng nhau nghiên cứu và từ đó tổ chức các cuộc đào tạo nâng cao tay nghề, kĩ năng chuyên môn cho đội ngủ giảng viên từ đó để đội ngủ giảng viên dễ dàng nắm bắt được kiến thức và vận dụng vào thực tế công việc. Nhà Trường cũng nên gửi đội ngủ giảng viên đi học ở các cơ sở đào tạo uy tín bên ngoài để có cách tiếp cận mới mẻ, điều kiện học tập thuận lợi, tập trung hơn.

- Đào tạo và bồi dưỡng trực tuyến từ xa: Nhà Trường có thể thông qua các phương tiện truyền thông như vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, các ấn phẩm báo, tạp chí mà trực tiếp đào tạo và bồi dưỡng đội ngủ giảng viên, các giảng viên không cần trực tiếp đến dạy mà ở địa điểm khác nhau vẫn có thể truyền đạt thông tin dễ dàng. Hình thức đào tạo này vừa giúp cho Nhà Trường tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian lại mới mẻ, thoải mái giúp đội ngủ giảng

viên hào hứng trong học tập hơn.

- Đào tạo và bồi dưỡng qua mạng Internet: Nhà Trường nên có một trang Web riêng chuyên về đào tạo và bồi dưỡng, với các nội dung và chương trình đào tạo, kèm theo những tài liệu liên quan để đội ngủ giảng viên có thể tự tải các nội dung đào tạo về nghiên cứu, học tập. Việc đó sẽ giúp cho Nhà Trường tiết kiệm được chi phí và thời gian trong khâu tổ chức quá trình đào tạo, các giảng viên và học viên không phải trực tiếp lên lớp mà vẫn có thể tham gia vào các khoá đào tạo cần thiết. Ví dụ nội dung đào tạo đề xuất chương trình đào tạo cho các đối tượng lao động Nhà Trường :

Bảng 3.2. Khóa học dành cho cán bộ lãnh đạo

STT Tên khóa học Thời gian

(Ngày)

1 Kỹ năng lãnh đạo 5

2 Kỹ năng đàm phán và giải quyết xung đột 5 3 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định 5

4 Kỹ năng tư duy sáng tạo 3

5 Thái độ làm việc tích cực 3

6 Quản trị hệ thống kiểm soát nội bộ 5

7 Xây dựng, tổ chức và đánh giá thực hiện kế

hoạch 5

8 Xây dựng chiến lược kinh doanh 5

Bảng 3.3. Khóa học dành cho giảng viên cơ hữu

STT Tên khóa học Thời gian

(Ngày)

1 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định 2 2 Kỹ năng hợp tác và giải quyết xung đột 2 3 Kỹ năng giao tiếp và làm việc chuyên nghiệp 2

4 Kỹ năng làm việc nhóm 5

5 Kỹ năng lập kế hoạch 2

6 Thái độ làm việc chủ động tích cực 3

7 Kỹ năng tổ chức làm việc khoa học 2

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w