Nội dung của thoả thuận

Một phần của tài liệu pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VÈ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA

1.2.3. Nội dung của thoả thuận

Khi lập hợpđồng bằng vănbản thỏa thuận về CĐTS của vợ chồng thì các bên cùng nhau thỏa thuận, thể hiện ý chí cùa mình và đồng thuận tất cà các nội dung trong văn bản. Pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên, tuy nhiên các bên khi thể hiện nội dung thỏa thuận cùa mình phải đầy đù, chính xác và rõ ràng trong việc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cùa mỗi bên, đong thời tuânthù quy định của pháp luật. Điều 48 của Luật HN&GĐ năm 2014 quy định bon nội dung cơ bản của thỏa thuận ve CĐTS của vợ chồng, đó là (i)Tài sân được xác định là tài sán chung, tài sán riêng cùa vợ, chong; (ii) Quyền, nghĩa vụ cùa vợ chồng đối với tài sàn chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sàn đê bào đám nhu cầu thiết yeu của gia đình; (Ui) Điều kiện, thú tục và nguyên tắc phân chia tài sán khi chấm dứt cheđộ tài sàn; (iv) Nộidungkhác liên quan.

Theo đó, những điều kiện ve mặt nội dung cùa thỏa thuận ve CĐTS của vợ chong bao gom:

Thứ nhất, trong vănbản này, các bên sẽ thỏa thuậnvề những vấn đe ve xác lập TSR của mỗi bên và TSC của cả vợ và chong; nội dung này đã được cụ the hóa tại Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định ve việc xác định tài sân của vợ chồng theo thỏa thuận.

"1. Trường hợp lựa chọn ápdụng che độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồngcó thếthỏa thuận về xác định tài sàn theo một trongcác nội dung sau đây:

a) Tài sàn giữa vợ và chồng bao gom tài sản chung và tài sán riêng cùa vợ, chông;

b) Giữa vợ và chồng khôngcó tài sàn riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chong có được trước khi kết hỏn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sàn chung;

c) Giữa vợ và chồng không có tài sàn chungmà tất câ tài sản do vợ, chồngcó được trước khi kếthôn và trong thờikỳ hôn nhân đều thuộc sớhữu riêng cùa người có được tài sản đô;

d) Xácđịnh theo thỏa thuận khác cùa vợ chồng.

Theo đó, những tài sản được xác định là TSC, TSR của vợ chong dựa vào các yeu to như nguồn gốc tài sản, quá trình hình thành và quyền sở hữu tài sàn. Việc ghi

nhận nội dung thỏa thuận này thể hiện sự tôn trọng đối với ý chí và quyền tự do thỏa thuận cùa mỗi bên trong hôn nhân, phản ánh sự đong thuận giữa vợ chồng ve việc bảo vệ và phát triển cuộc sống gia đình.

Thứhai, dựa trên thông tin tài sản trong thỏa thuận, vợ chong sẽ thong nhất ve quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đoi với TSC và TSR, cũng nhu các nghĩa vụ riêng và nghĩa vụ chung liên quan đến tài sản. Trong trường hợp TSC không đù để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, vợchong cần thỏa thuận ve việc đóng góp TSR của mỗi bên và mức đóng góp để đảm bảo nhu cầu cần thiết cho gia đình. Điều này đòi hởi sự hiểu biết giữa vợ chong, đồng thời thể hiện sự đồng tình và sự chịu trách nhiệm đoi với cuộc song gia đình.

Thứ ba, các điều kiện, thũ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi kết thúc CĐTS là một phần không the thiếu trong thỏa thuận cùa vợ chồng. Dựa trên mong muon và nhu cầu cùa mỗi bên, vợ chong có the thỏa thuận ve các điều kiện cụ thể để áp dụng khi chấm dứt CĐTS, đồngthời xác định các trường hợp mà một hoặc cả hai bên có quyền yêu cầu chấm dứt CĐTS này. Theo đó, việc phân chia tài sản có thể được tiến hành theo thỏa thuận hoặc theo quyết định cùa cơ quan có thẩm quyền, về nguyên tắc, tài sản có thể được phân chia theo cách thức chia TSC trong thời kỳ hôn nhân hoặc dựa trên các nguyên tắc phân chia khác mà vợ chong đã thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp có tranh chấp, pháp luật dành quyền ưu tiên áp dụng theo văn bàn thỏa thuận cúa vợ chong làm nguồn chứng cứ có giá trị cao khi xem xét.

Thứ tư, quy định ve việc cung cấp thông tin ve CĐTS của vợ chong theo thỏa thuận trong giaodịch với người thứ ba. Điều này nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch ve tình hình tài chính cùa vợ chong và bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với các cặp vợ chong áp dụng CĐTS theo thỏa thuận. Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 126/2014/NĐ-CP: “Trường hợp chế độ tài săn của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biet về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng viphạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bào vệ quyền lợi theo quy định cũa Bộ luật dân sự”. Theo quy định này, vợ chồng phải cung cấp các thông tin liên quan như: TSC, TSR, quyền sởhữu, quyền định đoạt tài

sản của vợ chồng, ... Neu vợ chồng không thực hiện nghĩa vụ nàythì sẽ bị coi là vi phạm, và người thứ ba được coi là ngay tình và được bào vệ theo Điều 133 BLDS năm 2015. Các tài sản không can đăng ký nhưng đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình sẽ được bảo vệ, ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 167 BLDS năm 2015. Ngoài ra, các tài sản đã được đăng ký tại cơ quan có tham quyền và sau đó được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình cũng được bảo vệ. Tài sản chưa đăng ký nhưng được chuyển giao qua đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc qua giao dịch với người được xác định là chủ sở hữu theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ được bảo vệ, ngay cả khi bản án hoặc quyết định đó sau này bị hủy bở hoặc sữa đoi. Trong các trường hợp này, dù giao dịch có the bị coi là vô hiệu, pháp luật vẫn bảo vệ bằng cách công nhận hiệu lực cùa các giao dịch đó.

Một phần của tài liệu pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)