Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA
2.1. Khái quát về quận và Ủy ban nhân dân quận Đống Đa
2.1.2. Vài nét về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ Ủy ban nhân dân quận Đống Đa
UBND quận Đống Đa có Cơ cấu tổ chức như sau:
Người đứng đầu UBND Quận là Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm chung về công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn Quận;
Các Phó Chủ tịch có trách nhiệm giúp việc cho Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước Quận ủy, Chủ tịch Quận, tập thể UBND Quận và HĐND Quận về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực mà mình được phân công phụ trách:
Một đồng chí Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch UBND Quận theo dõi, chỉ đạo, xử lý các nội dung công việc thường xuyên thuộc các lĩnh vực công tác: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; đầu tƣ xây dựng, giải phóng mặt bằng và
36 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; Quản lý về đất đai; đo đạc và bản đồ;
quản lý về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất; quản lý nhà nước về môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu; kiểm soát thủ tục hành chính; cải
cách hành chính, tổ chức bộ máy, thi đua khen thưởng;
Đồng chí Phó Chủ tịch thứ hai đƣợc phân công giúp Chủ tịch UBND Quận theo dõi, chỉ đạo, xử lý các nội dung công việc thường xuyên thuộc các lĩnh vực công tác: Quản lý chung về công tác Thanh tra; Tư pháp; Kinh tế, Lao động thương binh& xã hội; Y tế, dân số, gia đình và trẻ em; Đảm bảo an toàn thực phẩm; Văn
hóa, Thể thao; Giáo dục và đào tạo.
Đồng chí Phó Chủ tịch thứ ba đƣợc phân công giúp Chủ tịch UBND Quận theo dõi, chỉ đạo, xử lý các nội dung công việc thường xuyên thuộc các lĩnh vực công tác: Quốc phòng, an ninh; quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị; Hạ tầng kỹ thuật đô thị; chiếu sáng; giao thông vận tải; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.
Các Phó Chủ tịch UBND có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
bằng văn bản, chấn chỉnh các phòng ban chuyên môn, đơn vị, Chủ tịch UBND các Phường trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND Quận và cấp trên giao phó. Đối với các văn bản, việc làm trái với quy định pháp luật của Nhà nước được phát hiện từ các phòng ban chuyên môn, đơn vị thuộc Quận , Phó Chủ tịch UBND Quận đƣợc quyền thay mặt Chủ tịch UBND Quận quyết định đình chỉ việc thi hành văn bản, việc làm đó, đồng thời, đề ra các biện pháp xử lý và báo cáo Chủ tịch UBND Quận xem xét, quyết định;
Các Phó Chủ tịch UBND chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, các Đề án phát triển ngành, lĩnh vực mình phụ trách theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tiễn;
Mười hai Ủy viên (người đứng đầu mỗi phòng chuyên môn) phụ trách mười hai phòng chuyên môn thuộc UBND quận. Các phòng chuyên môn chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn và tham mưu cho UBND quận chỉ đạo các nội dung liên quan đến lĩnh vực mà phòng mình phụ trách.
37
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND quận Đống Đa
Chế độ làm việc
UBND quận Đống Đa làm việc theo chế độ thủ trưởng. Đảm bảo cơ chế hoạt động theo chế độ tập thể UBND Quận kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND Quận, các Phó Chủ tịch UBND Quận. Tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngƣợc lại. Phân công theo từng lĩnh vực và khối lƣợng công việc phụ trách của Chủ tịch UBND Quận, các Phó Chủ tịch UBND Quận, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch; mỗi việc chỉ được giao cho một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính, xuyên suốt và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.
Các lĩnh vực và nội dung công việc đƣợc phân công đảm bảo đồng đều, hài hòa, phát huy sức mạnh tập thể và cụ thể đối với từng cá nhân. Đối với các nội dung
38 công việc có giao thoa, đan xen trong các lĩnh vực phụ trách, Chủ tịch UBND Quận giao một đồng chí Phó Chủ tịch UBND Quận chủ trì chỉ đạo, quá trình triển khai phối hợp với đồng chí Phó Chủ tịch UBND Quận phụ trách nội dung công việc có giao thoa, đan xen.
UBND quận duy trì họp giao ban hàng tuần để xem xét, quyết định thực hiện công tác trong tuần và xây dựng chương trình, lịch công tác cho tuần kế tiếp. Bên cạnh đó cũng có tổ chức các cuộc họp không thường kỳ để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm có báo cáo về UBND thành phố Hà Nội về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ... trên địa bàn quận và đề ra các chương trình, kế hoạch kỳ sau, kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc của quận nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đƣợc giao.
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
UBND quận Đống Đa do HĐND quận Đống Đa bầu là cơ quan chấp hành của HĐND quận Đống Đa, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Quận ủy- HĐND quận và UBND thành phố Hà Nội.
UBND quận Đống Đa chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Chỉ thị, Nghị quyết của Thành ủy, UBND Thành phố và HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, nhiệm vụ tổ
chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Nhiệm vụ, quyền hạn
UBND quận Đống Đa là cơ quan hành chính Nhà nước có chức năng quản lý Nhà nước, điều hành mọi hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn Quận, chịu sự chỉ đạo, quản lý của Thành ủy- HĐND- UBND thành phố Hà
Nội. UBND Quận có nhiệm vụ xây dựng:
Chương trình công tác năm của UBND quận, các Kế hoạch triển khai như:
Trình HĐND cùng cấp các kỳ họp HĐND ra Nghị quyết thông qua các Tờ trình của UBND Quận về công tác bầu các chức danh của UB, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm và việc sử dụng quỹ dự trữ
39 của địa phương đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương . Thông
qua kế hoạch huy động nguồn lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương .
Thông qua Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận và việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương.