Đánh giá công tác quản trị đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc

Một phần của tài liệu Công Tác Quản Trị Đội Ngũ Công Chức Các Phòng Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Quận Đống Đa Giai Đoạn 2023-2030.Pdf (Trang 37 - 43)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TRONG TỔ CHỨC

1.4. Đánh giá công tác quản trị đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc

An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện và đƣợc bàn đến

khá nhiều trong thời gian gần đây; là vấn đề của thế giới hiện đại, xuất hiện trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp; đặc biệt, kể từ sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001 tại

29 nước Mỹ, khái niệm này xuất hiện nhiều và dần trở nên phổ biến. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ(1), ANPTT là khái niệm động, thay đổi tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, chủ yếu sử dụng để phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa, thách thức phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, dân tộc, cộng đồng và sự ổn định của mỗi con người, có nguồn gốc phi quân sự từ các tác nhân, chủ thể phi nhà nước(2).

Năm 2021, tại Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục khẳng định nhận thức, quan điểm nhất quán về nội dung, thách thức của ANPTT đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đại hội có nội dung nhấn mạnh: “Những vấn đề toàn cầu

như: bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường... tiếp tục diễn biến phức tạp‖, “Những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng đa dạng, phức tạp, tác động mạnh mẽ”, từ đó, đề ra nhiệm vụ

“sẵn sàng ứng phó hiệu quả các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống”(7)...; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng và an ninh xã hội. Chủ động phối hợp với các quốc gia bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; xử lý các vấn đề ANPTT, tạo vành đai bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

“Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quốc phòng, an ninh phù hợp với hội nhập quốc tế và yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” [27, tr.6].

Đại hội XIII của Đảng đặt ra nhiệm vụ phải ứng phó với các mối đe dọa ANPTT và một trong các giải pháp là hoàn thiện chính sách, pháp luật, bởi lẽ,

ngoài các mối đe dọa ANPTT có thể khiến một quốc gia, thể chế, chế độ lung lay, bất ổn, sụp đổ, tiêu vong mà không cần bất kỳ một hoạt động chiến tranh quân sự nào; cùng với đó, nhiều nội dung của ANPTT còn ảnh hưởng đến tất cả các nước, trong khu vực hay trên toàn thế giới, như vấn đề an ninh môi trường, dịch bệnh truyền nhiễm... không chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia mà có thể lan tràn, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, các mối đe dọa của ANPTT thậm chí đƣợc chuyển hóa dẫn đến các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh quân sự bởi đặc tính ―lan tỏa nhanh‖ và ―xuyên quốc gia‖(9).

Các mối đe dọa ANPTT tập trung vào hai nhóm chính sau:

30

Nhóm về các quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội bất lợi đến xã hội, nhƣ

hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, khoáng sản, di cư bất hợp pháp...; tương ứng với từng lĩnh vực an ninh trọng yếu (an ninh môi trường, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh dân số...).

Nhóm về các hành vi tiêu cực (phạm pháp) do cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện ảnh hưởng bất lợi đến xã hội: nhóm này thể hiện ở các hành vi nhƣ

khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia (rửa tiền, cướp biển, buôn bán trái phép chất ma túy, buôn bán người, vũ khí), tội phạm công nghệ cao...; tương ứng còn gọi là tội phạm phi truyền thống. Đây cũng chính là một cách tiếp cận của PLHS về vấn đề

ANPTT và là mối đe dọa hàng đầu đến con người, an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và xã hội không chỉ của một quốc gia mà là toàn thế giới.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá, công tác quản trị an ninh phi truyền thống là một trong các cách tiếp cận mới hiện nay trong quản trị để phát triển bền vững đối với bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào; công tác này đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất cấp thiết đối với tổ chức, quyết định sự tồn vong hay phát triển bền vững của tổ chức (Nguyễn Văn Hưởng và cộng sự, 2015). quản trị an ninh doanh nghiệp trong an ninh phi truyền thống ở một số lĩnh vực nhƣ: an ninh công nghệ (phát triển, bảo vệ và sử dụng hiệu quả các năng lực công nghệ), an ninh thương hiệu (xây dựng, sử dụng, bảo vệ, phát triển thương hiệu), an ninh tài chính (phòng tránh các rủi ro tài chính và đảm bảo nguồn lực tài chính), an ninh con người (phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực),...

Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc: An ninh con người là một định nghĩa rất lớn của các học giả, nhà khoa học quốc tế và an ninh con người bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Có thể hiểu rằng an ninh là sự an toàn, là hạnh phúc, là sự phát triển của mỗi con người, mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Tóm lại có thể hiểu, an ninh con người bị chi phối bởi rất nhiều rủi ro phi truyền thống đang đe doạ hằng ngày, nhất là những cá nhân, từ nhà ra đường, trường học, nhà máy, xí nghiệp…

Công tác quản trị đội ngũ công chức thuộc ủy ban nhân dân quận là yếu tố

31 quan trọng của an ninh phi truyền thống, liên quan trực tiếp an ninh con người, an ninh cộng động trận tự an toàn xã hội trên địa bàn. Về cách đánh giá an ninh phi truyền thống đã được các nhà khoa học, các chuyên gia ANPTT như Thượng tướng, TS Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, PGS, TS. Bùi Văn Nam, PGS, TS Hoàng Đình Phi xác định ở phương trình:

S'S = (S1 + S2 +S3) - (C1 + C2 + C3) Trong đó: S'S = an ninh của chủ thể S1= an toàn của chủ thể

S2= ổn định của chủ thể

S3= Phát triển bền vững của chủ thể C1= Chi phí quản trị rủi ro

C2= Chi phí, hậu quả của khủng hoảng C3= Chi phí khắc phục hậu quả

Hiện nay, nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau dù trong quản trị doanh nghiệp hay trong cơ quan nhà nước đang được nghiên cứu, ứng dụng phương trình quản trị an ninh phi truyền thống (gọi tắt là phương trình MNS hay 3S-3C) nhằm mục đích quản trị có hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững cho các thể nhân, pháp nhân, trong đó có cả pháp nhân công quyền. Quản trị an ninh phi truyền thống (QTANPTT) = (An toàn + Ổn định + Bền vững) - (Chi phí cho tất cả các hoạt động QT rủi ro + Chi phí cho tất cả các hoạt động QT khủng hoảng + Chi phí cho tất cả hoạt động khắc phục khủng hoảng). Tiếng Anh: MNS = (Safety + Stability + Sustainability) — (Cost of all activities of risk management + Cost of all actitivities of crisis management + Cost of all activities of crisis recovery) MNS =

(S1 + S2 + S3) - (C1 + C2 + C3) MNS = 3S - 3C .

Khi xác định phương trình MNS, tùy theo mục đích sử dụng, phương trình 3S-3C cũng có thể đƣợc nhà nghiên cứu hay quản trị lựa chọn sử dụng ở dạng rút gọn các yếu tố cho đơn giản hơn nhƣ: S = S1 - C1 hay S = (S1+S2) - (C1+C2) Phương trình 3S-3C hay được sử dụng để kết hợp với phương pháp chuyên gia hay brainstorming trên cơ sở thiết kế hệ thống các câu hỏi, sau đó tổng hợp dữ liệu và đánh giá kết quả công tác quản trị an ninh phi truyền thống của một chủ thể trong

32 một khoảng thời gian cụ thể là 1 năm hay nhiều năm đã qua, bằng phương pháp này đã tìm ra đƣợc tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan và bài học kinh nghiệm. Phương trình này cũng được sử dụng để thiết kế các nghiên cứu, tìm kiếm dữ liệu và dự báo về các rủi ro và khủng hoảng trong một giai đoạn tương lai (5- 10 năm tới), góp phần thiết kế các chiến lƣợc ứng phó với các rủi ro và mối nguy đe dọa an ninh phi truyền thống trong một số ngành, lĩnh vực.

Việc vận dụng phương trình và kiến thức quản trị an ninh phi truyền thống để quản trị và phát triển bền vững. S = (5 + 5 + 5) - (5 + 0 + 0) = 10 S (10 điểm) là một trong những những nghiên cứu có kết quả đƣợc các chủ thể quản lý lựa chọn, sử dụng. C1 đƣợc giải thích là tất cả các rủi ro liên quan để đảm bảo an toàn của tất cả các hoạt động về tài chính, tài sản, con người. Khi C1 được kiểm soát tốt thì không có C2 và nếu có C2 thì cũng chỉ ở mức độ thấp, không đáng kể.

Căn cứ theo phương trình cơ bản về quản trị an ninh phi truyền thống 3S-3C của các tác giả Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi (6) thì quản trị đội ngũ công chức thuộc các phòng chuyên môn thuộc UBND quận có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức độ ổn định, phát triển bền vững. Nhƣ vậy, luận văn của tác giả sẽ tập trung phân tích các yếu tố liên quan tới S2, S3 của chủ thế. Nhƣ vậy, tiếp cận Công tác quản trị đội ngũ công chức thuộc các phòng chuyên môn UBND quận: S2 Mức độ ổn định (ổn định đời sống, ổn định công việc, ổn định gia đình; Phẩm chất, chính trị, tư tưởng công chức; chấp hành pháp luật và quy định về công chức; công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, công tác đào tạo, bồi dƣỡng; Biên chế tổ chức bộ máy, hoạt động các phòng chuyên môn thuộc UBND quận). S3 Sự phát triển bền vững (đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng; đƣợc tạo cơ hội cống hiến, làm việc; có môi trường làm việc tốt; có văn hóa công chức; chính sách thi đua khen thưởng, chính sách hỗ trợ khác).

Các yếu tố C tiếp cận theo an ninh phi truyền thống đối với công tác quản trị đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND quận: C2 (công tác chăm sóc sức khỏe, khám bệnh thường xuyên; chi phí quản trị ốm đau, bệnh tật; bảo đảm đời sống công chức có hoàn cảnh khó khăn trước ảnh hưởng lạm phát giá cả; chi phí quản trị phòng chống các loại dịch bệnh covit…); C3 (Chỉ phí bảo hiểm ốm

33 đau, bệnh tật cho công chức; chi phí khắc phục hậu quả khó khăn do lạm phát, mặt trái xã hội tác động gia đình công chức; Chi phí khắc phục ảnh hưởng dịch bệnh covit; Chi phí hỗ trợ những tai nạn rủi ro bất thường).

Từ đó, để quản trị tốt đội ngũ công chức các phòng chuyên môn quận, thì các yếu tố S: S2, S3 phải dành những ƣu tiên phù hợp thực tiễn, phải bố trí kinh phí phù hợp để công chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ; công chức phải có cơ hội cống hiến, phát triển, có môi trường tốt, gắn bó với cơ quan… Nếu các yếu tố S thấp, thì công chức sẽ bị áp lực về tinh thần, vật chất dễ nảy sinh những rủi ro, bệnh tật, bỏ việc.

Tiểu kết chương 1

Công tác quản trị đội ngũ CC các phòng chuyên môn thuộc UBND quận là toàn bộ công việc của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng về hoạch định, tổ chức, kiểm soát công việc và đội ngũ công chức, bảo đảm sự phối hợp, phát huy cao nhất các lực lƣợng và nguổn lực để nắm chắc, quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận. Mục tiêu cơ bản của

công tác quản trị đội ngũ CC các phòng chuyên môn thuộc UBND quận là làm sao để sử dụng đội ngũ CC các phòng chuyên môn thuộc UBND quận một cách có hiệu

quả nhằm đạt đƣợc mục tiêu cơ bản mà cơ quan, tổ chức đó đề ra. Chính vì vậy, trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm quản trị nguồn nhân lực, khái niệm công chức tại các phòng chuyên môn thuộc UBND quận; đồng thời phân tích vai trò, ý nghĩa, mục tiêu đội ngũ CC các phòng chuyên môn thuộc UBND quận và quản trị an ninh phi truyền thống tại quận, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị đội ngũ CC các phòng chuyên môn thuộc UBND quận. Đây chính là cơ sở và là căn cứ giúp học viên thực hiện việc phân tích, đánh giá thực trạng của công tác quản trị đội ngũ CC các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, thành phố Hà Nội trong Chương 2 của Luận văn.

34

Một phần của tài liệu Công Tác Quản Trị Đội Ngũ Công Chức Các Phòng Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Quận Đống Đa Giai Đoạn 2023-2030.Pdf (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)