Quân dân ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện từ sau chiến dịch Việt Bắc

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975 (Trang 25 - 29)

* Âm mưu của Pháp:

Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp âm mưu;

• Chuyển sang đánh lâu dài với ta, thực hiện chính sách “dùng người Việt trị người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

• Lập chính phủ bù nhìn 7-1949, do Bảo Đại làm Quốc trưởng kiêm Thủ tướng.

• Phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc bằng cách lập xứ tự trị ở các vùng Hòa Bình, Tây Bắc.

• Tăng cường bình định, giữ vững, củng cố vùng tạm chiến và phát triển ngụy quân.

* Chủ trương của ta;

Thực hiện phương châm chiến lược “đánh lâu dài”, phá âm mưu mới của địch, Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền cách mạng từ TW đến địa phương, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.

* Những thành tựu đạt được:

a. Trên mặt trận chính trị:

Phong trào thi đua yêu nước được phát động trong toàn quốc (6- 1948) đã lôi cuốn mọi lực lượng xã hội tham gia thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc.

Đầu 1949, Chính phủ tổ chức Bầu cử hội đồng nhân dân và ủy ban kháng chiến hành chính các cấp nhằm tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân các cấp. Tăng cường khối đoàn kết toàn dân, kiên quyết chống phá âm mưu thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại.

Tháng 6-1949, Việt Minh và Liên Việt đã quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức.

Vận động đồng bào, ngụy binh trong vùng tạm chiến ủng hộ kháng chiến.

b. Trên mặt trận quân sự:

Đảng và Chính phủ chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích, tiến hành du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ, rồi từ du kích chiến tiến lên vận động chiến.

Chính vì vậy

- Từ đầu 1948 đến 1949, quân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta.

- Các hoạt động trừ gian, diệt ác, vận động ngụy binh, chống càn, bảo vệ làng mạc phát triển.

- Nhân dân cùng lực lượng vũ trang địa phương đẩy mạnh các hoạt động trừ gian, diệt ác, vận động ngụy binh, bao vây đồn địch…;

Giữa chợ, dân quân Tú Hộ (Hưng Yên), dùng dao, cuốc diệt địch.

Ở Hải Dương, phụ nữ Cẩm Giàng dùng đòn gánh đánh Tây.

Ở Thừa Thiên, dân quân Phú Vinh dùng mẹo vặt, tay không bắt sống địch, cướp súng…

Trên các đường giao thông quan trọng; Hà Nội - Hải Phòng, Huế - Đà Nẵng… thường diễn ra các trận phục kích của quân và dân ta, tiêu

biểu là trận La Ngà (3-1948), diệt cả một đoàn 60 xe quân sự và 150 tên địch.

- Dân quân du kích ra sức chống càn, bảo vệ làng mạc. Quần chúng nhân dân phát huy nhiều sáng kiến đánh địch; đào hầm bí mật, giao thông hào, hầm chông, rào làng, đặt bẫy, xây dựng làng chiến đấu.

Nhiều đội du kích dựa vào làng chiến đấu đã chống được những trận càn lớn của địch, như làng Cự Nẫm, Cảnh Dương (Quảng Ngãi), đội du kích Lê Hồng Phong (Bình- Trị- Thiên), đội du kích Cao Phạ (Tây Bắc)…

Kết hợp với đấu tranh vũ trang, từ 1- 1948, thực hiện chỉ thị của BTVTW Đảng, nhiều địa phương tiến hành “tổng phá tề”, đến cuối năm đó thu được nhiều kết quả, đặc biệt là ở Bắc Bộ.

“Tổng phá tề”thực chất là cuộc nổi dậy đồng loạt nhân dân vùng sau lưng địch, có lực lượng vũ trang phối hợp và hỗ trợ dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm thất bại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của địch.

Làm cho nhân dân ta càng vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh của kháng chiến, tạo điều kiện cho chiến tranh du kích phát triển.

Đi đôi với phát triển chiến tranh du kích, bộ đội ta còn đánh địch theo kiểu vận động chiến do bộ đội chủ lực của bộ Tổng chỉ huy, của các khu cùng bộ đội địa phương các tỉnh thực hiện.

Từ 1948, vận động chiến dần trở thành cách đánh tương đối phổ biến của quân đội ta. Với nhiều trận phục kích thắng lợi như ; chiến dịch Nghĩa Lộ 18-3-1948, giải phóng thị xã Nghĩa Lộ, bức địch rút 7 vị trí khác, 163 địch ra hàng. Chiến dịch Đông Bắc 10-1948, phá hủy 53 xe quân sự của địch ở Lũng Phầy.

Từ 1949-1950, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch; chiến dịch sông Đà 1-1949, chiến dịch sông Thao 5-1949, chiến dịch Lê Hồng Phong 1-1950…

Phối hợp với hoạt động vũ trang, phong trào đấu tranh về kinh tế và chính trị của quần chúng ở các đô thị, thành phố cũng phát triển.

Ngày 9-1-1950, hơn 300 học sinh, sinh viên Sài Gòn- Chợ Lớn xuống đường biểu tình lên án chế đế quốc và tay sai.

Chính quyền tay sai đàn áp dã man, học sinh Trần Văn Ơn bị sát hại.

Hàng vạn người xuống đường đưa tang Trần Văn Ơn, biểu dương lực lượng.

Ngày 19-3-1950, hơn 30 vạn đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn xuống đường biểu tình chống Mĩ với khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Mĩ !”, “Đế quốc Mĩ cút đi !”.

- Đồng thời, ta tích cực xây dựng lực lượng du kích, vũ trang, bộ đội địa phương như ;

Cục pháo binh 5-1949.

Cục thông tin liên lạc 31-7-1949.

Ngày 28-8-1949, Đại đoàn chủ lực đầu tiên 308 được thành lập.

Ngày 10-3-1950, Đại đoàn 304 được thành lập.

Ngày 27-12-1950, Đại đoàn 312 được thành lập.

c. Trên mặt trận kinh tế:

Ta vừa ra sức phá hoại kinh tế địch, vừa đẩy mạnh xây dựng đi đôi với bảo vệ mùa màng, thóc gạo.

Kiểm tra chặt chẽ việc giao lưu hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm chiến.

Xây dựng nền kinh tế có khả năng cung cấp nhu cầu của nhân dân và của cuộc kháng chiến.

Năm 1949-1950, Chính phủ ra các sắc lệnh giảm tô 25% (Sắc lệnh 9- 1949), giảm tức, hoãn nợ (Sắc lệnh tháng 5-1950), xóa nợ, chia lại ruộng đất công, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, ruộng đất lấy từ tay đế quốc và bọn phản động cho nông dân. (Sắc lệnh 7-1949).

Kết quả : Tính đến 1950, chính quyền cách mạng đã tạm cấp được 253 863 ha ruộng đất cho gần 500 000 nông dân. Nông dân phấn khởi hăng hái sản xuất.

Vì vậy, trong năm 1950, tính từ Liên khu IV trở ra, tổng sản lượng lúa đạt 2 414 830 tấn.

Các cơ sở công nghiệp được xây dựng để đáp ứng nhu cầu quốc phòng và sinh hoạt của nhân dân.

Trong những năm 1948-1948, ta đã sản xuất được súng cối 60 li và 120 li, súng SKZ….

Dệt vải, nấu xà phòng, bào chế thuốc… cũng phát triển đáp ứng một phần nhu cầu đời sống của nhân dân.

d. Trên mặt trận văn hóa, giáo dục:

Cùng với các chính sách về chính trị, kinh tế, Đảng và Chính phủ cũng đẩy mạnh phát triển văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu.

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1948, Tổng bí thư Trường Chinh đọc bỏo cỏo “Chủ nghĩa Mỏc và vấn đề văn húa Việt Nam” nờu rừ nền văn hóa mới được xây dựng theo phương châm “Dân tộc- Khoa học- Đại chúng” để phục vụ nhu cầu kháng chiến.

Phong trào Bình dân học vụ tiếp tục phát triển. Tính đến năm 1949 có khoảng 10 triệu người thoát nạn mù chữ.

Từ 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, nhằm xóa bỏ những tàn tích của nền giáo dục thực dân phong kiến, hướng giáo dục phục vụ nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc và đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc.

Hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp cũng bắt đầu được xây dựng (Trường Đại học sư phạm và Đại học Y – Dược).

Công tác phát triển y tế, vệ sinh phòng bệnh và chăm lo sức khỏe cho nhân dân với phong trào ba sạch “Ăn sạch, uống sạch, ở sạch” được phát triển rộng rãi.

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w