Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
* Hoàn thành cải cách ruộng đất:
Trong hai nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta đến 1954 miền Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ “độc lập dân tộc”, nhiệm vụ
“ruộng đất dân cày” chưa hoàn thành. Vì vậy cần phải cải cách ruộng đất nhằm giải quyết vấn đề về ruộng đất, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày…
Thời gian: Cải cách ruộng đất bắt đầu từ 11- 1953 (trong lúc đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp), đến khi hòa bình lập lại 7-1954 thì tiếp tục (Tính chung là 5 đợt cả một đợt trong kháng chiến).
Mục tiêu cải cách ruộng đất: tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Phạm vi cải cách ruộng đất: Tiến hành cải cách ruộng đất ở đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Những nơi không tiến hành cải cách
ruộng đất (ít địa chủ) thì phát động địa chủ giảm tô 25%, xóa nợ hoặc hoãn nợ cho nông dân.
Biện pháp thực hiện:
Tịch thu: tịch thu toàn bộ ruộng đất của đế quốc việt gian, cường hào gian ác và bọn phản động.
Trưng thu: đối với ruộng đất công (ruộng của nhà chùa, làng, xã…), ruộng đất nửa công nửa tư (ruộng lộc điền) được ban tặng, chỉ sử dụng không được bán.
Trưng mua: ruộng đất của địa chủ tham gia kháng chiến, địa chủ ngoại kiều.
Cách chia ruộng đất:
Chia theo bình quân đầu người: (Căn cứ vào thành phần và phương thức sản xuất để xác định đối đối tượng được chia: gồm giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân)
Xác định thành phần và phương thức sản xuất của đối tượng được chia: gồm giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân.
+ Giai cấp địa chủ: gồm Địa chủ cường hào gian ác.
Địa chủ phản động.
Địa chủ kháng chiến.
Địa chủ ngoại kiều.
+ Giai cấp nông dân:
Phú nông.
Trung nông Bần nông Trung nông Cố nông
Nguyên tắc chia:
Thiếu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít, không thiếu không chia.
Trên cơ sở nguyên canh, rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu, rút gần bù xa để điều chỉnh ruộng đất cho nông dân hợp lí.
Chia theo nhân khẩu chứ không chia theo sức lao động.
Lấy số diện tích bình quân và số sản lượng bình quân ở địa phương làm tiêu chuẩn để chia.
Ruộng nơi nào chia nơi ấy, chia theo đơn vị xã.
Thực hiện chủ trương của TƯ Đảng, trong hơn hai năm 1954-1956, miền Bắc tiến hành 6 đợt giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất còn lại ở trên 3000 xã thuộc 22 tỉnh đồng bằng và trung du (tính chung là 5 đợt, cả 1 đợt trong kháng chiến).
Kết quả:
Về kinh tế: Qua 5 đợt cải cách ruộng đất, đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn héc ta ruộng đất; 10 vạn con trâu, bò; 1.8 triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.
Về xã hội: Qua cuộc cải cách ruộng đất, đã đánh đổ giai cấp địa chủ, chế độ chiếm hữu bị xóa bỏ, thực hiện được khẩu hiệu người cày có ruộng.
Trước đây người nông dân chỉ chiếm dưới 30% diện tích ruộng đất, bị áp bức bóc lột nặng nề. Nhưng sau cải cách ruộng đất, nông dân chiếm trên 70% diện tích ruộng đất, làm chủ nông thôn, tích cực tham gia sản xuất góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Hạn chế: Trong quá trình cải cách, ta mắc phải một số sai lầm;
- Quy sai thành phần; quy định mỗi địa phương là 5% địa chủ, một số địa phương không đủ số lượng đã đưa trung nông lớp trên vào danh sách trong khi đó lại bỏ qua những địa chủ cường hào.
Để xác định có phải là địa chủ hay không, Đội cải cách ruộng đất được thành lập đến từng làng xã cùng làm, cùng sinh hoạt với nhân dân để bắt rễ, xâu chuỗi xác định địa chủ. Nhưng trên thực tế, tổ chức này lợi dụng chức quyền, tự ý xác định địa chủ.
- Đấu tố tràn lan, thô bạo thiếu phân biệt đối xử; một số nông dân, cán bộ đảng viên bị quy nhầm thành địa chủ:
Sau khi đã xác định là địa chủ, đội cải cách ruộng đất đem những người này ra trước quần chúng nhân dân xác định lại. Mà bản chất người nông dân Việt Nam tuy là cần cù chịu khó, chất phác…nhưng lại rất a rua, bè phái.
- Sai lầm trong quá trình thực hiện: Kể tội người địa chủ hay xử lí ở tòa án nhân dân, cường hào gian ác bị xử bắn, có một số địa chủ có công với cách mạng thì bị quy tội, số nhẹ hơn thì bị khai trừ khỏi Đảng, con em của họ không được tham gia vào các đoàn thể hội, đoàn…
Nhưng nhờ chủ trương, biện pháp sửa sai tích cực của Đảng nên từ 1957 hạn chế được sai lầm thiếu xót bằng cách; bồi thường danh dự, đối với Đảng viên bị khai trừ khỏi đảng được khôi phục “đảng tịch”, những người đã mất trả lại ruộng đất cho thân nhân gia đình họ..Những biện pháp sửa sai góp phần tích cực vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
* Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Về kinh tế:
Đây là một quy luật đối với bất kì nước nào sau khi thoát khỏi chiến tranh, công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được toàn dân hưởng ứng và triển khai trên tất cả các ngành.
Trong nông nghiệp: Nhân dân khẩn hoang tăng vụ, cày cấy hết ruộng đất vắng chủ, nuôi thêm trâu bò, tu bổ được 3000km đê, sửa chữa được nhiều đập nước như Đô Lương, Thác Huống, có tác dụng mở rộng hệ thống tưới và tiêu nước.
Kết quả: đến cuối 1957, sản lượng lương thực đạt trên 4 triệu tấn (tăng vượt mức trước chiến tranh- 1,5 triệu tấn 1939). Nạn đói kinh niên ở miền Bắc được đẩy lùi.
Trong công nghiệp: giai cấp công nhân đã phát huy vai trò tiên phong của mình, nhanh chóng khôi phục, sửa chữa và mở rộng các xí nghiệp; mỏ than Hòn Gai, dệt Nam Định, điện Hà Nội…Đồng thời xây dựng thêm một số nhà máy mới quan trọng nhất là Nhà máy cơ khí Hà Nội.
Đến 1957, có 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.
Các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng được khôi phục nhanh chóng. Đến 1957, cung cấp gần 59% số hàng hóa trong cả nước, mua bán với 27 nước.
Giao thông vận tải: khôi phục và sửa chữa đường bộ, đường sắt, bến cảng; khôi phục được 700km đường sắt, sửa chữa, làm mới hàng nghìn km đường ô tô; mở rộng các bến cảng Hải Phòng, Cẩm Phả, Bến Thủy. Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
Văn hóa, giáo dục: Nền giáo dục được phát triển theo hướng XHCN.
Hệ thống giáo dục phổ thông theo chương trình 10 năm được khẳng định và giáo dục đại học được chú ý phát triển.
Năm học 1956-1957, có gần 1 triệu học sinh phổ thông, gần 3000 sinh viên đại học.
Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân được nhà nước quan tâm xây dựng.
Về chính trị:
Tháng 9-1955, Mặt trận Tổ quốc được thành lập tăng cường khối đoàn kết toàn dân.
Xây dựng quân đội nhân dân theo hướng chính quy, hiện đại, tăng khả năng phòng thủ đất nước.
Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao.
Nhìn chung, sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi.
Chế độ người bóc lột người không còn. Thành phần kinh tế quốc doanh được củng cố và lớn mạnh. Tạo điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch 3 năm tiếp theo.
2. Thành tựu của miền Bắc từ 1958-1960.
Qua 3 năm khôi phục kinh tế, miền Bắc thu được những thắng lợi to lớn; thành phần kinh tế thực dân, phong kiến bị xóa bỏ, thành phần kinh tế quốc doanh chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo… Song nền kinh tế vẫn còn phân tán, lạc hậu, nhỏ bé, thành phần kinh tế còn hạn chế. Trước tình hình đó Đảng vạch ra kế hoạch 3 năm cải tạo quan hệ sản xuất và bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa quốc dân 1958-1960.
* Cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN.
Tháng 12-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ mười bốn, quyết định phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch kinh tế và văn hoá (1958 - 1960), chủ trương đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong 3 năm 1958-1960, lấy cải tạo XHCN làm trọng tâm. Đó là, cải tạo với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, trong đó khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, tiến hành xây dựng HTX theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lí dân chủ, đưa nông dân vào làm ăn tập thể,
từ các tổ đổi công lên HTX, từ HTX bậc thấp đến HTX bậc cao, từ quy mô nhỏ đến lớn.
HTX bậc thấp: là một hình thức liên hiệp tự nguyện của người lao độngruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của xã viên, chỉ đưa một phần tài sản vào HTX như trâu bò, nông cụ. Phân phối sản phẩm theo ngày công.
HTX bậc cao: ruộng đất được đưa vào HTX. Phân phối sản phẩm theo lao động, chấm công để tính điểm, nhìn vào sản phẩm để chấm công.
Kết quả là đến cuối 1960, trên 85% hộ nông dân vào HTX với 70%
diện tích canh tác.
Đối với tư sản dân tộc; Đảng và Nhà nước chủ trương đưa họ vào làm ăn tập thể trong các công tư hợp doanh. Đến cuối 1960, có hơn 95%
hộ tư sản vào công tư hợp doanh.
Đối với tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công đưa họ vào làm ăn tập thể trong các HTX thủ công nghiệp, HTX mua bán. Đến cuối năm 1960, trên 87% thợ thủ công, 45% số người buôn bán nhỏ vào HTX.
Nhận xét:
Tích cực; Cải tạo có tác dụng xóa bỏ về cơ bản chế độ người bóc lột người. Xác lập bước đầu quan hệ sản xuất XHCN. Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Củng cố hậu phương, làm an tâm người đi chiến đấu.
Tiêu cực; trong cải tạo còn nhiều hạn chế: đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng HTX là công bằng, dân chủ, cùng có lợi…
* Trong bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa
Đồng thời với cải tạo, miền Bắc thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp là khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương thực; chú trọng phát triển công nghiệp, tăng thêm các tư liệu sản xuất và giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng.
Kinh tế có bước phát triển, chủ yếu là kinh tế quốc doanh xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhiều nông trường quốc doanh. Nhà máy gang thép Thái Nguyên là cơ sở luyện kim đầu tiên của Việt Nam được xây dựng trong thời kì này.
Đến cuối 1960, ở miền Bắc có 172 xí nghiệp lớn do Nhà nước quản lí, trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí. Một số khu công nghiệp mới ra đời như Thượng Đình, Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương…Công nghiệp địa phương năm 1960 tăng 10 lần so với năm 1957.
Văn hóa giáo dục cũng phát triển;
Nhà nước đẩy mạnh công tác xóa nạn mù chữ. Đến cuối 1960, miền Bắc căn bản xóa xong nạn mù chữ cho những người dưới 50 tuổi.
Năm học 1959-1960, miền Bắc có 2,5 triệu học sinh, sinh viên chiếm khoảng 17% dân số. Số học sinh phổ thông và sinh viên đại học tăng 2 lần so với năm học 1956-1957 (tăng 80% và 11.070 sinh viên).
Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phát triển khá mạnh.
Năm 1960 các cơ sở y tế tăng11 lần so với năm 1955.
Thành tựu trên được phản ánh trong Hiến pháp XHCN đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 31-12-1959. Khẳng định ý chí, nguyện vọng của nhân dân ta quyết tâm đưa miền Bắc đi lên CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9-