* Hoàn cảnh.
Cuộc tiến công chiến lược 72 của quân dân ta ở miền Nam đã đẩy quân ngụy vào tình thế khó khăn, làm cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Nich xơn đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn.
Để cứu vãn tình thế, chính quyền Nich xơn thực hiện “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng cách huy động lực lượng lớn không quân và hải quân, ồ ạt tham chiến ở miền Nam và gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2.
Lực lượng không quân và hải quân mà Mĩ huy động vào Việt Nam từ 4-72, với số lượng lớn nhất và hiện đại nhất. Số lượng máy bay, cao nhất là 1.400 máy bay chiến thuật, 193 B.52 (bằng 3 nước Tây Âu; Anh, Pháp, Tõy Đức lỳc đú cộng lại). Về tàu chiến chỳng huy động 14 chiếc chiếm ắ tổng số tàu chiến của Hạm đội 7.
* Mục đích của Mĩ.
Ngoài 3 mục đích trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất là; phá tiềm lực kinh tế, ngăn chặn sự chi viện, uy hiếp tinh thần nhân dân ta.
Cuộc chiến tranh phá hoại lần hai còn nhằm mục đích trước mắt là ; cứu vãn sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.
* Thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần 2.
Để hỗ trợ cho cuộc càn quét ở chiến trường miền Nam trong chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”:
Từ 6-4-72, một tuần sau khi quân dân miền Nam bắt đầu cuộc tiến công chiến lược (30-3-72), Mĩ cho hải quân và không quân đánh phá một số nơi ở khu IV cũ.
Ngày 16-4-72, Ních xơn tuyên bố chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần 2.
Ngày 9-5-72, Ních xơn ra lệnh phong tỏa cảng Hải Phòng cùng các cửa sông, luồng lạch và vùng biển miền Bắc.
* Quy mô:
Cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 Ních xơn đã vượt xa cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Giôn xơn về cả quy mô, tốc độ, cường độ đánh phá, nhất là sử dụng một cách phổ biến, tập trung các loại máy bay hiện đại nhất như B.52, F.111. Ý đồ của Ních xơn là cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán tại Pari.
* Diễn biến.
Thực hiện nghị quyết của TW Đảng (1-6-72), miền Bắc đã nhanh chóng chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện công tác, phòng không, sơ tán, phân tán ở các thành phố, thị xã, các khu vực trọng điểm giao thông.
Nhờ được chuẩn bị trước và tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu, quân dân ta ở miền Bắc đã có thể chủ động, kịp thời chống trả địch ngay từ trận đầu.
Với cách đánh mưu trí, dũng cảm, vận dụng và phát triển sáng tạo những kinh nghiệm tác chiến của chiến tranh nhân dân trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (65-68), các lực lượng vũ trang phòng không, không quân và phòng thủ vùng biển của ta đã đánh thắng giòn giã.
Chỉ tính trong 7 tháng đầu của cuộc chiến đấu (4 đến 10-72), quân dân ta đã bắn rơi 651 máy bay, bắn cháy và bắn hỏng 80 tầu chiến Mĩ, bắt sống hàng trăm giặc lái.
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, các hoạt động sản xuất xây dựng ở miền Bắc vẫn không bị ngừng trệ, giao thông vận tải đảm bảo thông
suốt, các mặt hoạt động khác như văn hóa, giáo dục, y tế được duy trì và phát triển.
Cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 của Mĩ cuối 72.
* Hoàn cảnh.
Cách mạng Lào và Campuchia giành thêm thắng lợi về chính trị- ngoại giao.
Cuối 7-72, Hội nghị các ĐCS và công nhân châu Âu (27 đoàn) họp ở Pari để tỏ tình đoàn kết, ủng hộ cuộc chiến đấu chống Mĩ của nhân dân 3 nước Đông Dương.
Ngày 10-8-72, Hội nghị đại biểu 59 nước “không liên kết” họp ở Gióogiơtao (Cộng hòa Guyanna) đã công nhận địa vị hợp pháp của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính phủ Campuchia trong đại gia đình các nước “không liên kết”.
Nich xơn cử một phái đoàn đến Pari để nối lại cuộc đàm phán mà chúng đã tự ý bỏ (hồi 3-72) và đến ngày 22-10-72 thì tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Nhận rừ hành động trờn của Nich xơn chỉ nhằm đỏnh lừa dư luận thế giới và trong nước để tranh thủ số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống cuối 72. Bộ chính trị và Quân ủy trung ương nhắc nhở quân dân ta cảnh giác, sẵn sàng tư thế chiến đấu, vì Mĩ có thể ném bom trở lại miền Bắc bất cứ lúc nào.
Đúng như Đảng dự đoán, sau khi trúng cử Tổng thống (8-11-72), Nich xơn liền trở mặt, làm cho cuộc đàm phán ở Pari bị bỏ dở.
Ngày 14-12-72, gần hai tháng sau khi tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị, ngoại giao, Nich xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích bằng không quânchiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng. Cuộc tập kích 24/24 h trong ngày bằng máy bay B.52 vào thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng bắt đầu từ chiều 18-12 đến hết ngày 29-12-72.
* Mục đích đánh phá:
Làm áp lực cho cuộc đàm phán ở Pari, đánh vào tâm lí nhân dân.
Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, ngăn chặn nguồn tiếp tế của hậu phương cho tiền tuyến.
Tạo điều kiện củng cố chính quyền Sài Gòn.
Chứng minh sức mạnh quân sự của Mĩ.
* Diễn biến.
Trong 12 ngày đêm, Mĩ sử dụng trên 700 lần chiếc máy bay B.52, gần 4000 lần chiếc máy bay chiến đấu, giải xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu phía Bắc vĩ tuyến 20 với số lượng bom đạn lên tới 10 vạn tấn (riêng Hà Nội 4 vạn tấn) với sức mạnh công phá của 5 quả nguyên tử mà Mĩ ném xuống Nhật Bản năm 45.
* Kết quả.
Nhờ chuẩn bị tốt về cả tư tưởng lẫn tổ chức, lực lượng và phương tiên, quân dân miền Bắc đã đánh trả địch những đòn đích đáng từ trận đầu và đã đánh bại hoàn tòan cuộc tập kích bằng máy gay chiến lược B.52 của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, hạ 81 máy bay, trong đó có 34 B.52, 5 F.111, bắt 44 giặc lái.
Tính chung cuộc chiến tranh phá hoại lần hai, ta đã hạ 735 máy bay (trong đó có 61 B.52, 10 F.111), 125 tàu chiến và bắt sống hàng trăm giặc lái.
Ngày 30-12-72, chính phủ Mĩ tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
* Ý nghĩa:
Đến ngày 15-1-73, Mĩ tuyên bố ngừng hoàn toàn các hoạt động chống phá miền Bắc, đi đến kí Hiệp định Pari 27-1-73.