B. Chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc 75-79
IV. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982)
Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (81-85).
a.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-82).
Để tiếp tục đưa cả nước đi lên CNXH trong hoàn cảnh mới với những sự kiện lịch sử quan trọng và những kinh nghiệm rất bổ ích tích lũy được, Đảng cần có sự điều chỉnh trong đường lối.
Đại hội họp từ 27 đến 31-3-82, tại Hà Nội, với sự tham dự của 1.033 Đảng viên thay mặt cho 1.727.000 Đảng viên. Đại hội nhất trí thông qua Báo cáo chính trị của BCH TW do Lê Duẩn trình bầy. Đại hội khẳng định:
“năm năm qua được ghi vào lịch sử dân tộc như một đoạn đường thắng lợi rất vẻ vang của cách mạng Việt Nam”:
Đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, nhanh chóng thiết lập hệ thống chuyên chính vô sản trong cả nước và thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước trên mọi phương diện.
Nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, đồng thời đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - văn hóa.
Làm thất bại âm mưu và hành động của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia.
Cùng với thắng lợi trong chiến đấu giữ nước và gắn với thắng lợi đó là việc ta gia nhập Hội đồngtương trợ kinh tế, kí với Liên xô, Lào, Campuchia và các nước XHCN anh em khác nhiều hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác…nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ ngoại giao.
Những sự kiện trên có ý nghĩa rất lớn đối với cách mạng nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta trên chặng đường tiếp theo.
Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng XHCN nước ta diễn trong hoàn cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp. Chính sách cấm vận của Mĩ, phải đương đầu với chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch.
Đại hội đề ra nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam CNXH- Trong đó xây dựng là nhiệm vụ hàng đầu.
Đại hội khẳng định tiếp tục thực hieejn đường lối cách mạng XHCN và đường lối xây dựng kinh tế XHCN đã được vạch ra từ Đại hội IV. Tuy nhiên, đến Đại hội V, đường lối xây dựngCNXH bắt đầu có sự điều chỉnh, được bổ xung và cụ thể hóa theo từng chặng đường, từng giai đoạn phù hợp với điều kiện cụ thể.
Đại hội xác định thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta trải qua nhiều chặng đường. Chặng đường trước mắt gồm 5 năm (81-85) và những năm còn lại của thập niên 80. Đại hội nêu ra nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội chung cho cả chặng đường đầu 10 năm (81-90) và cho 5 năm đầu.
Trong 5 năm (81-85), Đảng chủ trương đẩy mạnh cải tạo XHCN, phát triển thêm một bước và sắp xếp lại nền kinh tế cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nhằm:
Ổn định về cơ bản tình hình kinh tế- xã hội, đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu của đời sống nhân dân, trước hết là vấn đề lương thực, thực phẩm, nhu cầu mặc, ở, đi lại, học hành…
Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xuất khẩu, đồng thời tăng thêm trang bị kĩ thuật để phát triển công nghiệp giai đoạn sau.
Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN trong cả nước.
Đáp ứng nhu cầu về công nghiệp quốc phòng và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Đại hội thông qua Điều lệ (sửa đổi) của Đảng và bầu BCHTW Đảng gồm116 ủy viên chính trị và 36 ủy viên dự khuyết, do Lê Duẩn làm Tổng Bí thư.
Đại hội lần thứ V của Đảng là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc, tập hợp ý kiến của toàn Đảng nhằm giải quyết những vấn đề gay gắt, nóng bỏng đang đặt ra cho cách mạng Việt Nam. Đại hội đánh dấu bước chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đi lên CNXH.
b. Thực hiện kế hoạch 5 năm (81-85).
Kế hoạch Nhà nước 5 năm được thông qua tại Đại hội lần thứ V của Đảng. - Mục tiêu cơ bản của kế hoạch là:
Phát triển thêm một bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo XHCN nền kinh tế quốc dân, nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế và xã hội, đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm nhẹ những mất cân đối nghiêm trọng nhất của nền kinh tế, khắc phục một bước quan trọng tình hình không bình thường về phân phối, lưu thông, tăng thêm tiền đề và điều kiện để tiến lên mạnh mẽ và vững chắc hơn trong những năm qua.
- Thành tựu đạt được:
+ Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% so với 1,9%
của thời kì 76-80. Sản xuất lương thực từ 13,4 triệu tấn (trong thời kì 76- 80) tăng lên 17 triệu tấn (trong 81-85).
Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5% so với 0,6%
trong thời kì 76-80. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước.
+ Về xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật.
Trong 5 năm đã hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có những cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, giao thông, thủy lợi…
Trong 5 năm, năng lực sản xuất trong công nghiệp được bổ xung 456.000 kw điện, 2,5 triệu tấn than, 2,4 triệu tấn xi măng, 33.000 tấn sợi…
Các hoạt động khoa học-kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác,
các công trình thủy điện Hòa Bình, Trị An được xây dựng, chuẩn bijdduwa vào hoạt động trong những năm tới.
+ Trong cải tạo quan hệ sản xuất.
Đại bộ phận nông dân miền Nam đi vào con đường làm ăn tập thể.
Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên có nhiều chuyển biến tiến bộ trong xâydựng cuộc sống mới.
Cùng với việc áp dụng những thành tựu về khoa học - kĩ thuật, việc thực hiện rộng rãi phương thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động theo “Chỉ thị 100” (năm 81) của Ban Bí thư TƯ Đảng (thường gọi là khoán 100). Tuy chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót nhưng chính sách Khoán 100 đã góp phần quan trọng, tạo nên bước phát triển sản xuất nông nghiệp, mở ra phương hướng đúng cho việc củng cố quan hệ kinh tế mới ở nông thôn.
+ Chăm lo đời sống nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức khó khăn của Đảng và Nhà nước ta đang trong hoàn cảnh nền kinh tế còn yếu kém, thiên tai dồn dập, dân số tăng nhanh. Các ngành kinh tế quốc dân đã thu hút thêm 4 triệu lao động. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, văn học, nghệ thuật phát triển và có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.
- Khó khăn, hạn chế:
Hạn chế và yếu kém của ta cũng vẫn là những khó khăn, yếu kém của thời kì trước chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn.
Mục tiêu ổn định tình hình kinh tế- xã hội, ổn định đời sống nhân dân đề ra trong kế hoạch vẫn chưa thực hiện được.
Nguyên nhân vẫn là những lí do khách quan và chủ quan, nhất là sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và trong quản lí mà ta mắc phải, chưa được khắc phục.
Hậu quả; khó khăn của ta trong quá trình đi lên CNXH ngày càng lớn, làm cho đất nước từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 lâm vào tình trạng khủng hoảng, gay gắt nhất là từ giữa những năm 80 trở đi, trước hết là khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1986 - 2000.
I. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-86).
a. Hoàn cảnh Việt Nam.
Trong hai thập niên thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (76-85), bên cạnh những thành tựu đạt được đáng kể, cách mạng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Nguyên nhân cơ bản là do ta mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên, phải đổi mới.
b. Hoàn cảnh thế giới.
Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế mới.
Năm 78, Trung Quốc đã tiến hành cải cách nền kinh tế, xây dựng “CNXH mang đặc sắc Trung Quốc” và bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng.
Trong khi các nước tư bản phát triển đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, nhanh chóng vượt qua khủng hỏang để phát triển đi lên, các nước XHCN ngày càng gặp nhiều khó khăn về kinh tế- xã hội, dần dần đi tới khủng hoảng. Trong quan hệ quốc tế, xu thế đối đầu chuyển dần sang đối thoại.
Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác.
Trong hoàn cảnh đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.
Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với CNXH ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.
c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.
Họp từ 15 đến 18-12-86, tại Hà Nội, tham dự Đại hội có 1.129 đạibiểu thay mặt cho 1,9 triệu Đảng viên trong cả nước. Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính trị đọc Diễn văn khai mạc. Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đọc Bỏo cỏo chớnh trị của BCHTW Đảng. Vừ Văn Kiệt đọc Bỏo cáo về phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (86-2000).
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá và nói đúng sự thật.
Đại hội khẳng định những thành tựu đạt được, đồng thời vạch rừ những mặt hạn chế, yếu kém, từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm:
Trong hoạt động của mình phải quấn triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Hành động luôn suất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan.
Phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN.
Đảng khẳng định:
Đổi mới đất nước đi lên CNXH không phải là thay đổi mục tiêu CNXH, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
- Đổi mới về kinh tế:
Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề; nhiều quy mô, trình độ công nghệ, với hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp với nhau chặt chẽ.
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần.
Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu, kìm hãm sự phát triển. Cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất XHCN.
Cải tạo phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trongsuoost thời kì quá độ.
Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Quản lí kinh tế không bằng mệnh lệnh hành chính, mà bằng biện pháp kinh tế, bằng khuyến khích lợi ích vật chất.
Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, khai thác công nghệ, khai thác thị trường.
- Đổi mới chính trị:
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do ĐCS lãnh đạo.
Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác - “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”.
II. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986- 1990.
a. Nhiệm vụ, mục tiêu.
Phải tập trung sức người, sức của thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của 3 chương trình kinh tế, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu.
b. Thành tựu đạt được.
Công cuộc đổi mới ở nước ta bước đầu đạt được thành tựu. Trước hết là thành tựu trong mục tiêu Ba chương trình kinh tế: lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
- Về sản xuất lương thực thực phẩm:
Từ chỗ thiếu ăn triền miên (1988 phải nhập 48 vạn tấn gạo) thì năm 1989, chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước,có dự trữ và xuất khẩu ra nước ngoài, đời sống nhân dân được ổn định. Sản lượng lương thực 1988 đạt 19,5 triệu tấn (vượt 1987 là 2 triệu tấn); năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.
- Về sản xuất hàng tiêu dùng:
Hàng hóa trên thị trường ngày càng trở nên dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, sản phẩm mẫu mã ngày càng cao. Phần bao cấp của Nhà nước về giá đầu tư, vốn, tiền lương giảm đáng kể.
- Về sản xuất hàng xuất khẩu và kinh tế đối ngoại.
Từ 86-90, hàng xuất khẩu của nước ta tăng gấp 3 lần, trong đó đáng chú ý là xuất khẩu lúa gạo, dầu thô và một số mặt hàng khác. Năm 89,