a. Hoàn cảnh đại hội:
* Thế giới:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu ngày càng lớn mạnh, trở thành nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người.
Phong trào giải phóng dân tộc lên cao ở Á, Phi, Mĩ La tinh.
Phong trào vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội ở các nước tư bản phát triển mạnh mẽ.
Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mĩ, đã và đang ra sức thực hiện âm mưu ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH.
* Trong nước:
Ở miền Bắc; Sau Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng khỏi ách thực dân, phong kiến, hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, giành được những thành tựu to lớn, làm thay đổi bộ mặt xã hội.
Tiến lên CNXH và làm hậu phương cho cách mạng miền Nam.
Ở miền Nam; nhân dân ta giành nhiều thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống Mĩ – Diệm, đặc biệt là phong trào “Đồng khởi” làm thay đổi thế chiến lược trong phong trào cách mạng.
Lúc này, Đảng phải đồng thời lãnh đạo nhân dân hai miền thực hiện những nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi Đảng ta phải tiến hành Đại hội để củng cố lại tổ chức, sắp xếp lực lượng, đề ra đường lối cho cách mạng cả nước và cách mạng mỗi miền.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra từ ngày 5 đến 10-9- 1960, ở Hà Nội, với sự tham dự của 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho trên 50 vạn Đảng viên trong cả nước.
b. Nội dung Đại hội.
- Đại hội thảo luận và thông qua báo cáo chính trị do Lê Duẩn trình bày.
- Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước trong giai đoạn mới là: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.
- Đại hội vạch rừ nhiệm vụ cỏch mạng cụ thể của mỗi miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền, từ đó khẳng định vai trò cách mạng của mỗi miền.
Cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai.
Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó mật thiết và tác động lẫn nhau nhằm vào mục tiêu chung hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà.
- Đại hội vạch ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. Muốn vậy, phải tiến hành công nghiệp hóa XHCN nhằm xây dựng nền kinh tế XHCN hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Đại hội nghe và thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH, thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN.
Đại hội bầu BCHTW mới, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất của Đảng.
Ý nghĩa Đại hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc, hướng dẫn và thúc đẩy nhân dân hai miền hăng hái đấu tranh gìanh thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Là nguồn sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
4. Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 (1961-1965). Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1, miền Bắc lấy xây dựng CNXH làm trọng tâm.
Mục tiêu:
- Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kĩ thuật của CNXH.
- Thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
Nhiệm vụ:
- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục công cuộc cải tạo XHCN.
- Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp,thủ công nghiệp,thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh. Củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
- Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
- Cải thiện một bước đời sống văn hóa vật chất của nhân dân lao động.
- Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.
Đây là kế hoạch đầu tiên tấn công vào nghèo nàn và lạc hậu, nên có tác dụng cổ vũ toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng. Trong tất cả các ngành, các giới đều giấy lên phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, phấn đấu đạt và vượt các lá cờ đầu (trong nông nghiệp có phong trào “Duyên Hải”, thủ
công nghiệp có phong trào “Thành công”, quân đội có phong trào “Ba nhất”, giáo dục có phong trào “Hai tốt”…).
Những thành tựu đạt được:
a/ Hoàn thành cải tạo XHCN và xây dựng bước đầu cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH, thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN.
- Nông nghiệp; sau khi đưa nhân dân vào làm ăn tập thể, từ 1961 tiếp tục xây dựng HTX bậc cao. Đến 1965 có 90% tổng số hộ nông dân vào HTX, trong đó có 60% là HTX bậc cao với 80% tổng diện tích ruộng đất.
Nông dân áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tỉ lệ sử dụng cơ khí trong nông nghiệp tăng. Hệ thống thủy nông phát triển, trong đó có công trình Bắc- Hưng- Hải.
Nhiều HTX đạt 5 tấn thóc trên 1 héc ta gieo trồng.
- Công nghiệp; được Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng. Từ 1961 đến 1964 vốn đầu tư cơ bản cho công ng hiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng gần 80%. Sản lượng công nghiệp nặng 1965 tăng 3 lần so với 1960.
Nhiều nhà máy, xí nghiệp được mở rộng và xây mới như gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí, khu công nghiệp Việt Trì…
Công nghiệp quốc doanh chiếm 93,1% tỉ trọng tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc.
Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết 80%
hàng tiêu dùng của nhân dân.
- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
- Giao thông vận tải được phát triển; đường liên tỉnh, huyện, đường sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.
b/ Phát triển văn hóa, giáo dục
Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh. Năm học 1964-1965 miền Bắc có 9.000 trường học các cấp với trên 2,6 triệu học sinh so với 1,9 năm học 1960-1961. Hệ đại học và trung cấp chyên nhiệp có 18 trường với 27.000 sinh viên.
Hệ thống y tế, chăm lo sức khỏe được đầu tư phát triển, xây dựng khoảng 6.000 cơ sở.
c/ Làm nghĩa vụ hậu phương.
Trong 5 năm, miền Bắc đã chuyển vào Nam một khối lượng to lớn vật chất; vũ khí, đạn dược, thuốc men. Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y tế, giáo dục được huấn luyện đưa vào miền Nam để tham gia chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.
d/ Nhận xét Hạn chế:
Khi thực hiện kế hoạch, còn có tư tưởng chủ quan, giáo điều, nóng vội như; đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH, phát triển công nghiệp nặng, hiện đại hóa nền kinh tế vốn còn nhỏ bé lạc hậu của ta còn nhiều khó khăn, chưa có những tiền đề cần thiết.
Mục tiêu, chỉ tiêu quá lớn, quá cao so với hiện tại và khả năng thực tế của ta.
Tích cực:
Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) và nói chung trong 10 năm (1954 -1965), đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Vì vậy, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3-1964), Chủ tịch Hồ Chớ Minh nờu rừ: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đó tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”.
Những thành tựu đã đạt được đã củng cố miền Bắc, để đủ sức đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ và hết lòng chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần quyết định thắng lợi trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước trong thời gian tới.
MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI
“ĐỒNG KHỞI” 1954-1960.
A. Chiến lược “chiến tranh đơn phương” của Aixenhao.