* Hoàn cảnh lịch sử:
- Thế giới:
Hệ thống các nước XHCN ngày càng lớn mạnh, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thu được nhiều kết quả. Các nước Tây Âu, Nhật Bản vươn lên cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
Cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ của nhân dân Việt Nam đã thu hút và nhận được sự quan tâm, ủng hộ ngày càng nhiều của các nước XHCN anh em và nhân loại tiến bộ, trong đó có cả nhân dân Mĩ.
- Việt Nam;
Miền Bắc đã thu được những thắng lợi quan trọng trong quá trình thực hiện 5 năm (1961-1965) và ra sức chi viện sức người, sức của cho miền Nam.
Cho đến đầu 1965, quân dân miền Nam đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, sẵn sàng dương đầu với những âm mưu, thủ đoạn mới thâm độc của Mĩ và tay sai.
Trước sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” từ tháng 2- 1965, đế quốc Mĩ tiếp tục leo thang đưa quân đội viễn chinh và chư hầu vào miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến. Đẩy cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam lên một bước mới; chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
* Âm mưu của địch:
Chiến lược “chiến tranh cục bộ” bắt đầu được thực hiện từ giữa 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược kiểu mới, được thực hiện bằng quân viến chinh Mĩ, quân chư hầu và quân ngụy tay sai, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ nhằm biến miền NamViệt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng với 3 mục tiêu:
1. Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về thế phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút về biên giới làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
2. Đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt phong trào cách mạng, thực hiện bình định miền Nam và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới.
3. Mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc và đe dọa phong trào cách mạng thế giới.
* Thủ đoạn thực hiện của địch.
Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” từ tháng 2-1965, Mĩ ồ ạt đưa quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam Việt Nam, gồm 5 nước;
Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Tân Tây Lan (Niu Dilen), Ôtrâylia, số lượng không ngừng tăng lên: cuối 1964 có 26.000 tên; cuối 1965 tăng lên 200.000 tên; cuối 1967 là 570.000 tên.
Dựa vào số quân đông và vũ khí hiện đại, Mĩ đã mở nhiều cuộc hành quân “tìm diệt” mang tên “Ánh sáng sao” vào căn cứ của ta ở Vạn Tường.
Tiếp đó, chúng mở hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và
“bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”- Tên bọn Mĩ và tay sai gọi vùng đất do cách mạng nắm giữ.
Nhận thức rừ vai trũ của hậu phương miền Bắc đối với cỏch mạng miền Nam, cho nên ngay sau khi gạt thực dân Pháp độc chiếm miền Nam VN đế quốc Mĩ tiếp tục thực hiện nhiều thủ đoạn phá hoại miền Bắc. Từ 2-65, Mĩ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1.
=> Tóm lại, từ 65 trở đi, cả nước bước vào thời kì có chiến tranh, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc Mĩ và tay sai ngày càng sâu sắc. Nhân dân Nam- Bắc ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai
* Quân dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ”.
- Chủ trương của Đảng:
• Tháng 12-65, Hội nghị lần thứ 12 của BCHTW Đảng nhận định, “dù Mĩ đưa thêm hàng chục vạn quân vào miền Nam nhưng so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch không thay đổi”. Trên cơ sở đó, Đảng chủ trương tiếp tục giữ vững và phát triển thế tiến công chiến lược kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự với cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị và ngoại giao.
• Nhờ có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, quân dân miền Nam đã từng bước làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch.
Mở đầu, 28-5-65, quân ta đã tiêu diệt một đại đội lính thủy đánh bộ Mĩ tại Núi Thành (Quảng Nam). Chiến thắng Núi Thành đã chứng tỏ lực lượng vũ trang miền Nam có thể đánh bại quân Mĩ và chư hầu.
a. Chiến thắng Vạn Tường 18-8-65.
Ngày 18-8-65, tại thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi), Mĩ huy động 9.000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 170 máy bay… mở cuộc hành quân vào vùng “Đất thánh Việt cộng”. Nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta, tìm kiếm một thắng lợi quân sự để gây uy thế, lấn chiếm vùng giải phóng và mở rộng vùng an toàn cho căn cứ Chu Lai. Nhưng chỉ sau một
ngày chiến đấu, ta đã diệt hơn 900 tên, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.
Chiến thắng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với Mĩ, chứng minh quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng Mĩ về quân sự. Giúp Đảng ta khẳng định, “Mĩ giàu nhưng không mạnh” và nó mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
b. Đánh tan cuộc phản công lần 1 (1965-1966).
Trong mùa khô 65-66, Mĩ huy động 720.000 quân (đồng minh 220.000 tên), Mĩ mở cuộc phản công từ 1-66 và kéo dài trong 4 tháng với 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” then chốt nhằm vào 2 hướng là Đông Nam Bộ và Liên khu V để giành thế chủ động trên chiến trường.
Với thế trận chiến tranh nhân dân, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 104.000 tên (quân Mĩ 42.000 tên), bắn rơi và phá hủy 1430 máy bay, phá huỷ 600 xe tăng, xe bọc thép.
c. Đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô lần 2.
Với lực lượng khoảng 980.000 tên trong đó có 440.000 quân Mĩ và chư hầu. Mĩ mở 895 cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” nhằm vào hướng chính là Đông Nam Bộ để tiêu diệt quân chủ lực và đầu não của ta, với 3 cuộc hành quân lớn;
1. Cuộc hành quân Áttơnborơ đánh vào chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh), diễn ra vào 11-66, với 3 lữ đoàn tương đương 30.000 quân.
2. Cuộc hành quân Xêđaphôn đánh vào vùng tam giác Trảng Bàng- Bến Súc – Củ Chi, diễn ra vào 1-67 gồm 3 lữ đoàn Mĩ và 3 chiến đoàn ngụy.
3. Tiêu biểu là cuộc hành quân Gianxơncity đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), diễn ra từ 25-2 đến15-3-67; gồm 6 lữ đoàn pháo binh, 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn công binh, 1 chiến đoàn lính thủy đánh bộ và 1 số đơn vị biệt kích, tổng cộng 45.000 tên, hơn 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng trăm máy bay chiến đấu…
Cùng với những cuộc chủ động tiến công địch trên chiến trường Trị- Thiên, đường 9 và các chiến trường khác, quân dân ta mở hàng loạt trận phản công đánh bại các cuộc hành quân của chúng. Ba cuộc hành quân lớn
“tìm diệt” và “bình định” đều bị đánh tan.
Trong mùa khô 66-67, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 150.000 địch, trong đó có 68.000 quân Mĩ, bắn rơi 1231 máy bay…
d. Trên mặt trận chính trị.
Ở các vùng nông thôn, quần chúng nhân dân, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã vùng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, trừng trị bọn ác ôn, phá từng mảng lớn “Ấp chiến lược”. Trên các đô thị ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên, phật tử đều nổi dậy đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ.
Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín và ảnh hưởng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao và mở rộng không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế. Đến cuối 67, Mặt trận có cơ quan thường trực ở các nước; Liên Xô, Cu Ba, Hungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Campuchia, Inđônêxia … Cương lĩnh của Mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức có tính chất khu vực lên tiếng ủng hộ.
Theo sáng kiến của nhà bác học Anh Béctơrăng Rútxen, năm 67, Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam và Đông Dương được thành lập, phanh phui tội ác của Mĩ.
Tình hình chiến trường miền Nam và sự ủng hộ của thế giới ngày càng có lợi cho ta.
e. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt tết Mậu Thân 68.
Tiến công là chủ động đánh địch.
Tiến công chiến lược là tán công địch ở các vị trí quan trọng.
Tổng tiến công là tiến công bằng quân sự trên tất cả các mặt trận các địa bàn quan trọng của địch kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân.
* Hoàn cảnh lịch sử.
Liên Xô và Trung Quốc ngày càng giành cho ta sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả.
Năm 68, là năm bầu cử tổng thống Mĩ, các phe phái trong nội bộ nước Mĩ sẽ nảy sinh mâu thuẫn mà ta có thể triệt để lợi dụng.
Sau thắng lợi Vạn Tường 65 và hai mùa khô 65-65, 66-67 so sánh lực lượng có lợi cho ta. Chính quyền Mĩ, phải đối đầu với nhiều khó khăn : ngân sách nhà nước bị thâm hụt, tình trạng lạm phát tăng cao, quân số trên chiến trường bị hao hụt, tình hình chính trị- xã hội ngày càng phức tạp do phong trào phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
* Chủ trương của Đảng.
Xuất phát từ hoàn cảnh trên, Hội nghị Bộ chính trị (12-67) và Hội nghị toàn thể BCHTW Đảng 14 (1-68) Đảng ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị nhằm:
1. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
2. Đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân.
3. Buộc Mĩ phải đàm phán rút quân về nước.
* Diễn biến.
Ngày 20-1-68, quân ta mở chiến dịch Khe Sanh, để thu hút lực lượng Mĩ- Ngụy, làm cho chúng lầm tưởng hướng tấn công của ta vẫn là khu vực rừng núi.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích của quân chủ lực ta vào các đô thị lớn trên toàn miền Nam trong đêm 30 rạng 31-1-68 (đêm giao thừa tết Mậu Thân) diễn ra qua 3 đợt:
Đợt 1: từ 30-1 đến 25-2-68.
Đợt 2: từ 4-5 đến 18-6.
Đợt 3: từ 17-8 đến 23-9-68.
Quân và dân miền Nam đã đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong 44 tỉnh, 4 trong 6 đô thị lớn, 64 trong 242 quận và ở hầu khắp các “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn.
Tại Sài Gòn, quân giải phóng tấn công địch ở tất cả các vị trí ; tòa đại sứ Mĩ, Dinh Tổng thống, Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh, Sân bay Tân Sơn Nhất.
Tại Huế, ta làm chủ thành phố 25 ngày.
Ở các địa phương khác; Kon Tum, Quảng Trị, Biên Hòa, Bến Tre…
quân dân ta tấn công, làm cho địch thiệt hại nhiều.
* Kết quả.
Trong đợt 1 (30 đến 25-2-68), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 tên địch, trong đó có 43000 lính Mĩ, phá hủy một lượng lớn phương tiện chiến tranh; 1500 máy bay, 4000 xe quân sự…
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 68 đã huy động hàng triệu quần chúng nhân dân tham gia chiến đấu, giải phóng được 1000 thôn ấp với khoảng 1,2 triệu dân.
* Hạn chế.
Do lực lượng địch còn đông (hơn nửa triệu quân Mĩ, gần một triệu quân Sài Gòn), cơ sở ở thành thị mạnh nên chúng đã nhanh chóng phản
công lại, nên đợt 2 và 3 ta gặp tổn thất to lớn. Quân cách mạng vào chiếm giữ trong đợt 1 bị đẩy khỏi thành phố, những người dân có tình cảm với cách mạng và ủng hộ quân giải phóng trước đó bị bắt, bị giết, nhiều vùng nông thôn của ta trước đây, nay bị địch chiếm, mục tiêu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy không đạt được đầy đủ.
Có hạn chế đó là do ta chủ quan trong việc đánh giá cao lực lượng mình, đánh giá thấp lực lượng địch, do tư tưởng nóng vội muốn giành thắng lợi lớn kết thúc chiến tranh. Chỉ đạo lại không chủ động, kịp thời điều chỉnh kế hoạch rút khỏi thành phố sau đợt 1 về giữ vùng nông thôn của ta để bảo toàn và củng cố lực lượng.
* Ý nghĩa.
- Tuy gặp nhiều tổn thất, nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Giáng một đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ, làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố
“phi Mĩ hóa chiến tranh” tức thừa nhận thất bại của cuộc “chiến tranh cục bộ”.
- Buộc Mĩ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari ngày 13-5 và tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom phá hoại miền Bắc, ngày 1-11-68.
- Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 68 đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là thắng lợi thứ 3 và bước nhảy vọt thứ hai của cách mạng Việt Nam. Nói lên sự phát triển nhanh chóng vững vàng của cách mạng miền Nam.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về chỉ đạo tiến công và nổi dậy.
Cái hay của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là gì?
Là : ta đã giáng một đòn bất ngờ vào ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.
Đó là một cách đánh hoàn toàn mới, cái mới đó là:
- H
ướng tiến công chủ yếu không phải là rừng núi và nông thôn mà là đô thị lấy Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng (nơi địch đông nhưng sơ hở, nơi nhạy cảm về chính trị) làm trọng tâm.
- K
hông gian tiến công là toàn miền Nam (rộng nhất từ trước đến nay).
- M ục tiêu tấn công nhằm vào các cơ quan đầu não của Mĩ- Ngụy, các trung tâm chỉ huy, các hậu cứ kho tàng lớn. Đây là mục tiêu hiểm yếu, dễ trấn động.
Thời gian tiến công; chọn đúng đêm Giao thừa (tạo bất ngờ lớn).
Thời điểm tiến công vào lúc địch đang tiến thoái lưỡng nam, ngập ngừng về chiến lược, giới cầm quyền Mĩ đã giao động, nhưng người dân Mĩ thì đang lạc quan bởi bộ máy chuyên quyền của chúng. Hơn nữa, đây còn là thời điểm rất nhạy cảm của năm bầu cử Tổng thống Mĩ.
Những cái mới trên nhằm mục tiêu: đánh cho địch một đòn đau, thật hiểm, bất ngờ và đồng loạt, đánh vào ý chí xâm lược của Mĩ, tạo sự chuyển biến cục diện chiến tranh có bước thay đổi cơ bản có lợi cho ta.
28-12-67, Hội nghị Bộ chính trị quyết định mở đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 68. Chủ tịch HCM ra chỉ thị cho cán bộ chỉ huy các chiến trường: “Kế hoạch phải thật tỉ mỉ, hợp đồng phải thật khớp.
Bí mật phải tuyệt đối. Hành động phải thật kiên quyết”.
Ta đã có một cuộc đụng binh lớn với địch, lại chuẩn bị ngay trước mũi địch. Riêng ở Sài Gòn ta đã có 255 cơ sở bí mật và vũ khí đạn dược, mà bí mật vẫn được đảm bảo đến giờ nổ súng. Misen Máclia viết: “Chiến tranh Việt Nam có nhiều bất ngờ, nhưng không có bất ngờ nào làm người ta phải sửng sốt nhiều hơn trận tấn công Tết, đặc biệt là nó diễn ra ngay trong Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn. Nó đã làm cho một số người phải ra đi. Đó là Bộ trưởng Macnamara, tướng Oetmôlen và chính Tổng thống Giônxơn nữa”.
MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MĨ, VỪA SẢN XUẤT VÀ LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG 65-68.
* Âm mưu chiến tranh phá hoại của Mĩ.
Thấy rừ vai trũ của miền Bắc trong cuộc khỏng chiến nờn ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh Mĩ luôn tìm cách phá hoại.
Tháng 3-64, Gion xơn phê chuẩn kế hoạch dùng tàu khu trục Mĩ tuần tiễu ở vịnh Bắc Bộ để ngăn chặn nguồn tiếp tế đường biển của ta và tiến hành quấy rối, trinh sát vùng ven biển, yểm trợ cho tàu biệt kích ngụy vây bắt ngư dân đánh cá để khai thác tin tức.
Giữa tháng 4-64, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mĩ vạch ra kế hoạch ném bom miền Bắc, lên danh sách 94 mục tiêu sẽ đánh phá.
Ngày 31-7, tầu khu trục Mađốc của Mĩ xâm phạm khu vực phía Nam đảo Cồn Cỏ, máy bay Mĩ ngang nhiên bắn phá hai đồn biên phòng Nậm Cắn và Nọong Dẻ (Nghệ An).
Trưa chủ nhật, 2-8-64, hải quân ta cho phân đội 3, có 3 tầu phóng lôi số 333, 336, 339 (thuộc đoàn 135) đánh đuổi tầu khu trục Mađốc, khi nó vào sâu hải phận của ta ở vùng biển giữa đảo Hòn Kê và Lạch Trường.
Sau đó, chính quyền Giônxơn dựng lên câu chuyện rằng; đêm 4-8- 64, tàu chiến Mĩ bị quân ta tiến công lần 2 ở ngời khơi vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế, để lấy cớ ném bom căn cứ hải quân và một kho dầu của ta ở miền Bắc ngày 5-8-64.
Mục tiêu đánh phá miền Bắc nhằm:
- Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
Mĩ coi việc thực hiện các mục tiêu đó nhằm củng cố tinh thần bọn tay sai đang sa sút nghiêm trọng và ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc đang lên cao.
* Thủ đoạn của Mĩ.
Cuối 64 đầu 65, cùng với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, Mĩ mở rộng chiến tranh, dùng không quân và hải quân phá họai miền Bắc.
Để lấy cớ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Giôn xơn dựng lên “sự kiện Bắc Bộ” ngày 5-8-64, tàu chiến Mĩ bị hải quân Việt Nam tấn công ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
Từ 7-2-65, lấy cớ “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku (6-2-65), Gion xơn ra lệnh mở chiến dịch “Mũi lao lửa”, ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, chính thức mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn miền Bắc.