Chế độ Mĩ - Diệm ở miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975 (Trang 72 - 75)

- Hoàn cảnh lịch sử:

* Thế giới:

“Chiến tranh lạnh” lên đình điểm: chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953), khủng hoảng ở Caribê (1962)…

Mâu thuẫn giữa các nước XHCN đặc biệt là mối quan hệ Trung- Xô đã rạn nứt.

Hệ thống các nước XHCN tiếp tục lớn mạnh, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh ngày càng phát triển.

Các nước tư bản Tây Âu - Nhật Bản sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế đã vươn lên cạnh tranh gay gắt với Mĩ. Chiến lược “toàn cầu của Mĩ” đứng trước nguy cơ bị phá sản.

* Việt Nam:

Miền Bắc: vừa mới được giải phóng, bước vào khôi phục và phát triển kinh tế, chưa đủ sức chi viện cho cách mạng miền Nam.

Miền Nam: vừa ra khỏi chiến tranh chưa có điều kiện phát triển lực lượng. Sau Hiệp định Giơnevơ phần lớn lực lượng cách mạng ra Bắc tập kết. Thời kì này đấu tranh đòi Mĩ thi hành hiệp định Giơnevơ (không được đấu tranh bằng vũ trang).

- Âm mưu của Mĩ:

Đế quốc Mĩ âm mưu xâm lược nước ta từ lâu. Sau khi thất bại trong việc dùng quân Tưởng để phá hoại cách mạng Việt Nam (1945-1946), Mĩ quay sang giúp Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, ngày càng can thiệp vào Đông Dương và Việt Nam.

Sau thất bại của Pháp ở ĐBP, khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, khi thấy không thực hiện được âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh ở Đông Dương, Mĩ đã tiến hành âm mưu;

- Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ và dập tắt phong trào cách mạng nước ta.

- Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mĩ, làm bàn đạp tiến công ra Bắc và phong trào cách mạng thế giới.

- Lập phòng tuyến ngăn chặn làn sóng giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

- Hành động của Mĩ và tay sai:

Của Mĩ:

Tháng 11-1954, chính phủ Mĩ cử Tướng Côlin - Quyền Tổng tham mưu trưởng lục quân Mĩ và là đại diện của Mĩ ở Uỷ ban quân sự khối Bắc Đại Tây Dương sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam, mang theo một kế hoạch gồm 6 điểm:

1. Ủng hộ chính quyền Diệm và viện trợ thẳng cho Diệm không qua Pháp.

2. xây dựng cho Diệm một đội quân do Mĩ huấn luyện và trang bị.

3. Lập quốc hội ở miền Nam để hợp pháp hóa ngụy quyền Diệm.

4. Thi hành cải cách điền địa và thực hiện định cư cho số người Công giáo ở miền Bắc vào.

5. Thay đổi các thứ thuế, ưu tiên cho hàng hóa Mĩ vào thị trường miền Nam.

6. Đào tạo cán bộ hành chính cho chính quyền Diệm.

Mĩ:

Hất cẳng Pháp và tay sai của Pháp, từng bước thay thế vị trí của Pháp ở Đông Dương.

Tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chia cắt Việt Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới bằng một số thủ đoạn:

Về chính trị:

Mĩ ép Pháp trao quyền cai trị miền Nam cho Ngô Đình Diệm, giúp Diệm xây dựng chính quyền hợp pháp, hợp biến đứng được trên thế 3 chân; chính trị, kinh tế, quân sự.

Không tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử trong cả nước, tự tổ chức bầu cử quốc hội ở miền Nam 3-1956, lập chế độ “Việt Nam Cộng hòa” do Diệm làm Tổng thống.

Về kinh tế:

Biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, chi phối và lũng đoạn kinh tế Việt Nam. Gìanh ưu tiên cho hàng hóa và tiền đầu tư của Mĩ vào phát triển kinh tế miền Nam.

Về văn hóa:

Mĩ đưa lối sống Mĩ vào miền Nam để đầu độc nhân dân ta, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

Về quân sự:

Liên tiếp đưa các phái đoàn cố vấn và nhân viên quân sự vào miền Nam.

Trực tiếp xây dựng, trang bị và huấn luyện quân ngụy, thiết lập bộ máy kìm kẹp, nhà tù, đồn bốt trên khắp miền Nam Việt Nam.

Của Ngô Đình Diệm:

Thành lập chính quyền độc tài thân Mĩ gia đình trị.

Năm 1954, Diệm lập “Đảng Cần lao nhân vị” do em trai Ngô Đình Nhu đứng đầu.

Cuối 1954, chúng tổ chức “phong trào cách mạng quốc gia” do Trần Chánh Thành đứng đầu, nêu “chương trình cách mạng” với nội dung nhằm “chống cộng”, “đả thực”, “bài phong”.

“Chống cộng” thực chất là chống các lực lượng cách mạng, chống nhân dân miền Nam.

“Đả thực” là gạt hết quân Pháp để Mĩ độc chiếm miền Nam Việt Nam.

“Bài phong” là phế truất Bảo Đại để Diệm thay làmTổng thống thâu tóm mọi quyền lực ở miền Nam Việt Nam.

Năm 1955, Diệm mở chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng” trên toàn miền Nam và coi đây là một “quốc sách”. Chúng đã tổ chức hàng loạt cuộc vây bắt, tàn sát, bỏ tù những người kháng chiến cũ, loại bỏ những người không cùng vây cánh. Với phương châm “tiêu diệt cộng sản không thương tiếc”,

“thà giết nhầm hơn bỏ sót”, Mĩ – Diệm dùng những hình thức giết người man rợ thời trung cổ như thiêu hoặc chôn sống, thả trôi sông, mổ bụng, moi gan…kết hợp với những phương pháp cực hình hiện đại, hòng làm nhụt ý chí đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam.

Dùng luật 10/59 lê máy chếm khắp miền Nam Việt Nam tiêu diệt lực lượng cách mạng.

Mĩ - Diệm còn thực hiện “cải cách điền địa” nhằm cướp bóc ruộng đất của nông dân; lập ra các “khu dinh điền”, “khu trù mật” nhằm bóc lột, kìm kẹp, khống chế nhân dân, nhằm tách họ ra khỏi cách mạng.

Mĩ – Diệm gây ra hàng loạt vụ thảm sát dã man;

Tháng 9-1954 chúng chôn sống 21 đồng bào ta ở chợ Được (Quảng Ngãi).

Tháng 1-1955, chúng dìm 42 người yêu nước xuống đập Vĩnh Trinh (Quảng Nam).

Tháng 7-1955, chúng gây ra vụ triệt hạ Hướng Điền (Quảng Trị), giết hại một cách dã man một lúc 92 dân thường (trong đó có 31 trẻ em).

Làm chết hơn 1000 người ở nhà giam Phú Lợi (Sài Gòn)…Dưới ách cai trị của Mĩ – Diệm cả miền Nam biến thành nhà tù khổng lồ.

=> So sánh tương quan lực lượng bất lợi cho cuộc cách mạng của ta.

Vì vậy, phải đấu tranh chính trị, đòi Mĩ thi hành Hiệp định Giơnevơ, kéo dài thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến về sau.

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w