Kết quả, ý nghĩa lịch sử

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975 (Trang 32 - 58)

V. Chiến dịch biên giới thu đông 1950

5. Kết quả, ý nghĩa lịch sử

a. Kết quả.

Chiến dịch Biên giới thắng lợi, kế hoạch Rơ ve bị phá sản, ta đã đạt được 3 mục tiêu.

Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, thu 3.000 tấn vũ khí và 5 phương tiện chiến tranh.

Khai thông biên giới Việt- Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập dài 750km với 35 vạn dân.

Chọc thủng hành lang Đông- Tây, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững và mở rộng, nối liền với các địa phương trong cả nước.

b. Ý nghĩa lịch sử.

- Đây là chiến dịch tiến công lớn của ta. Chiến thắng này đã đánh dấu bước trưởng thành của quân dân ta.

- Với chiến thắng Biên giới 1950, con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.

- Từ sau chiến dịch Biên giới, quân dân ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, địch bị đẩy lùi vào thế bị động đối phó, mở bước tiến mới trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

 Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 đến chiến dịch Biên giới 1950 là bước phát triển của cuộc kháng chiến, quyền chủ động trên chiến trường đã thuộc về tay chúng ta.

BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1951- 1953.

Tại sao năm 50 Mĩ lại can thiệp vào chiến tranh ở Đông Dương?

+Quốc tế:

CNXH đã trở thành một hệ thống rộng lớn trên thế giới từ Tây sang Đông, ttajo điều kiện cho cách mạng Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em.

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc lên cao, cổ vũ phong trào chống Pháp.

Phong trào phản đối chiến tranh của các lực lượng dân chủ và tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Pháp – Mĩ.

Mĩ muốn kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh ở Việt Nam.

+ Trong nước:

Sau chiến dịch Biên giới 50, buộc Pháp phải chuyển từ thế chủ động sang thế bị động đối phó, khoét sâu những khó khăn của chúng:

Kinh tế; bị khủng hoảng, đặc biệt là chịu chi phí chiến tranh ở Đông Dương

Chính trị; Chính phủ lập nên, đổ xuống nhiều lần.

Xã hội; phong trào phản chiến lên cao.

=> Pháp cử Đờ lát Đờ tát xi nhi sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch mới (với 4 điểm) nhằm ổn định tình hình và giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

a. Âm mưu, hành động của địch và chủ trương của ta.

* Âm mưu của địch:

Sau thất bại nặng nề ở Biên Giới, thực dân Pháp lâm vào tình thế vô cùng khó khăn, lúng túng. Vì vậy dù mâu thuẫn với Mĩ nhưng chúng vẫn phải dựa vào Mĩ cầu xin viện trợ để tiếp tục chiến tranh xâm lược.

Về phía Mĩ, chúng có dã tâm biến Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới, lập thành phòng tuyến chống Cộng và ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc. Bởi thế, Mĩ đã tích cực giúp Pháp nhằm giàng buộc và từng bước hất cẳng Pháp để độc chiếm Dông Dương:

- Ngày 23-12-1950, kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” là Hiệp định viện trợ về quân sự, kinh tế- tài chính của Mĩ cho Pháp thông qua đó từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

- Tháng 9-1951 kí với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ” nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.

Sau những hiệp định trên, viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ càng cao trong ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương: Năm 1950 là 52 tỉ phrăng chiếm 19% ngân sách. Năm 1954 là 555 tỉ ph răng chiếm 73%

ngân sách.

- Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự… của Mĩ đến Việt Nam ngày càng đông.

- Các trung tâm, các trường huấn luyện của Mĩ bắt đầu tuyển chọn, đưa người Việt sang học ở Mĩ.

- Dựa vào viện trợ của Mĩ, ngày 6-12-1950, Pháp cử Đại tướng Đờ Lát đơ Tátxinhi sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch mới (với 4 điểm) nhằm ổn định

tình hình và giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Kế họach Đờ Lát đơ Tátxinhi, gồm 4 điểm sau: (trọng tâm là củng cố lực lượng).

Gấp rút tập trung quân Âu- Phi, nhằm xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia.

Xây dựng phòng tuyến quân sự bằng xi măng cốt sắt (boongke), thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do.

Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiến, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.

Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp, kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế.

=> Âm mưu và thủ đoạn mới của địch đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của ta gặp nhiều khó khăn.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2- 1951).

a. Hoàn cảnh:

Từ 1947 đến 1950 ta thu nhiều thắng lợi về quân sự và ngoại giao.

Âm mưu mới của Pháp-Mĩ nhằm đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện, đòi hỏi cuộc kháng chiến của nhân dân ta phải tăng cường hơn nữa tính chất toàn diện và sự lãnh đạo của Đảng. Đứng trước yêu cầu đó Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu lần 2.

* Thời gian:

Từ 11 đến 19-2-1951.

* Địa điểm:

Tại Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

* Thành phần:

Tham dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 76 vạn Đảng viên

b. Nội dung:

- Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng.

1. Bỏo cỏo chớnh trị do chủ tịch Hồ Chớ Minh trỡnh bày đó nờu rừ:

Thành tựu, kinh nghiệm của cách mạng thế giới.

Tổng kết kinh nghiệm của Đảng trong sự nghiệp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng và khẳng định sự đúng đắn của đường lối chống Pháp của Đảng ta.

Phê phán những tư tưởng sai lầm đã nảy sinh trong quá trình kháng chiến.

Xác định nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam; tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành độc lập thống nhất đất nước.

Biện pháp tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố các đoàn thể quần chúng, mở rộng đoàn kết, đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng.

2. Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh nờu rừ nhiệm vụ của cỏch mạng Việt Nam là:

Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc.

Xóa bỏ những tàn tích phong kiến, làm cho người cày có ruộng.

Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Động lực cách mạng gồm ; công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Trong đó nòng cốt là công nhân, nông dân, tri thức do giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Đại hội quyết định tách Đảng Cộng Sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác-Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định thành lập Đảng Lao Động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.

Hai nước Lào, Campuchia phải xây dựng ở mỗi nước một Đảng cách mạng riêng cho phù hợp.

Tại sao lại đổi tên Đảng thành Đảng lao động Việt Nam?

Từ một Đảng của 3 nước Đông Dương, Đại hội ĐCS lần II năm 51 lại đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, mà không lấy tên là ĐCS Việt Nam. Vì:

Sau chiến dịch Biên giới 1950, ta giành được thắng lợi đã tạo ra bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến, nên đòi hỏi của cuộc kháng chiến là có sự lãnh đạo của Đảng. Để lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách nạng thành công thì yếu tố giữ vai trò quan trọng là đoàn kết lực lượng để tiến hành kháng chiến.

Tên ĐCS Đông Dương chỉ là Đảng của giai cấp công nhân.

Chọn Đảng Lao động Đông Dương vì Đảng này không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà là Đảng của mọi tầng lớp nhân dân.

- Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới, quyết định xuất bản báo nhân dân làm cơ quan ngôn luận của TƯ Đảng.

- Đại hội bầu ra BCHTW Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng và đồng chí Trường Chinh (lại) làm Tổng bí thư.

c. Ý nghĩa đại hội:

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, làm tăng thêm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng.

Qua nội dung Đại hội nhõn dõn ta hiểu rừ đường lối khỏng chiến của Đảng. Nhân dân thế giới hiểu thêm về cuộc cách mạng Việt Nam, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân quốc tế. Tạo điều kiện thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên giành những thắng lợi mới.

CỦNG CỐ HẬU PHƯƠNG VÀ PHÁT TRIỂN KHÁNG CHIẾN 1951-1953.

Vấn đề hậu phương được Đảng và Chính phủ ta đặt ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến, phù hợp với đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh”. Có hậu phương vững chắc mới có khả năng cung cấp về nhân tài, vật lực cho tiền tuyến ngày càng cao. Lê nin nói: “Trong cuộc chiến bên nào có hậu phương vững vàng thì bên đó sẽ thắng”.

a/ Về chính trị:

Thực hiện nghị quyết Đại hội toàn quốc lần II của Đảng, ngày 3 đến 7-3-1951, Đại hội toàn quốc đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất ; Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (MT Liên Việt), MT Liên Việt ra đời đã làm cho khối đoàn kết toàn dân được củng cố và lớn mạnh.

Ngày 11-3-1951, liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau. Sự kiện này đã giáng một đòn vào âm mưu chia rẽ của địch, mở ra bước phát triển cho nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung Pháp và can thiệp Mĩ.

Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu, lan rộng trong các ngành, các giới. Ngày 1-5-1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I được tổ chức đã chọn được 7 anh hùng; Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh và hàng chục chiến sĩ thi đua toàn quốc tiêu biểu cho các ngành công, nông, binh, tri thức, cổ vũ nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến kiến quốc.

b/ Về kinh tế:

Tăng cường đấu tranh kinh tế với địch nhằm phá vỡ chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của chúng bằng cách bảo vệ mùa màng, chống càn quét, cướp lúa gạo, kiểm soát việc giao lưu hàng hóa giữa vùng tự do và vùng địch tạm chiến.

Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế tự chủ, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến. Năm 1952, chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã lôi kéo mọi ngành, mọi giới tham gia. Đến 1953, vùng tự do và vùng căn cứ du kích từ liên khu IV trở gia đã sản xuất được 2757 000 tấn thóc và hơn 650 000 tấn hoa màu.

Công nghiệp phát triển nhanh chóng cơ bản đáp ứng nhu cầu của cuộc sống; dệt vải, nấu xà phòng, làm giấy…Đặc biệt là công nghiệp quốc phòng, năm 1953 ta sản xuất được 3.500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ cho bộ đội thuốc men, quân trang, quân dụng.

Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, Chính phủ đề ra chính sách nhằm chấn chỉnh chế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp.

Giữa 1951 ban hành SL thành lập mậu dịch quốc doanh, SL về thuế nông nghiệp. 6-1951, ngân hàng quốc gia Việt Nam ra đời và phát hành tiền mới.

Về vấn đề bồi dưỡng sức dân. Năm 1953, Đảng và chính phủ đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

Từ 4-1953 đến 7-1954, ta thực hiện 5 đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất ở 53 xã thuộc vùng tự do Thái Nguyên, Thanh Hóa. Đến 1953, từ liên khu IV trở ra ta cấp cho nông dân 184.000 héc ta ruộng đất, góp phần cải thiện cuộc sống, khiến họ hăng hái tham gia sản xuất, đóng góp cho tiền tuyến.

c/ Văn hóa, giáo dục, y tế:

Xóa bỏ nền văn hóa nô dịch, ngu dân của thực dân Pháp, xây dựng nền văn hóa mới theo phương châm “Dân tộc, Khoa học, Đại chúng”.

Văn nghệ sĩ hăng hái đi sâu vào đời sống của nhân dân để tự rèn luyện và phục vụ nhu cầu kháng chiến, theo lời dạy của C/t Hồ Chí Minh

“Kháng chiến văn hóa, văn hóa kháng chiến”.

Phong trào thực hiện đời sống mới, chống mê tín dị đoan, vệ sinh phòng bệnh ngày càng lan rộng trong nhân dân.

Tiếp tục cuộc cải cách giáo dục theo phương châm : “Phục vụ kháng chiến, Phục vụ dân sinh, Phục vụ sản xuất”, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Đến 1952, ở các Liên khu Việt Bắc, III, IV và V đã có trên 1 triệu học sinh phổ thông. Phong trào bình dân học vụ được đẩy mạnh, khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ…

Mạng lưới y tế được củng cố, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng dịch. Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân được coi trọng.

Tác dụng:

Củng cố tăng cường hậu phương, là nhân tố góp phần quyết định thắng lợi ở tiền tuyến.

Những thắng lợi trên không những đáp ứng được nhu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa mà còn tạo nền tảng cho bước tiến lên CNXH sau này.

CHỨNG MINH: Từ sau chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 đến trước Đông- Xuân 1953-1954, quân dân ta luôn giữ vững và phát triển thế chủ động đánh địch trên chiến trường?

- Ta chọn đánh Trung du và đồng bằng vì:

Sau chiến dịch biên giới 1950, chủ trương và hành động của ta:

Giữ vững và phát triển thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính.

Ở các chiến trường khác, ta phát triển chiến tranh du kích để phối hợp và làm thất bại âm mưu “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”, mở chiến dịch ở cả đồng bằng, trung du và miền núi.

Phương hướng của ta lúc này là nhằm vào trung du và đồng bằng (trước mắt là trung du).

Trung du và đồng bằng gồm 15 tỉnh thành, rộng 21.000 km, với 8.000.000 dân, hình thành một khu tam giác với nhiều điểm tập trung đông dân cư.

Trung du là chiến trường chính diện của địch đối với căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc; là giải đất tiếp giáp giữa vùng địch tạm chiếm và vùng tự do VB. Bao gồm các tỉnh PT, VY, PY, Nam TN, BN, BG, Hòn Gai, kéo dài từ Tây sang Đông khoảng gần 300km.

Sau 50, ta mở rộng vùng tự do ở phía Bắc Bắc Bộ, trung du trở thành tuyến phòng thủ chủ yếu của địch, cùng với tuyến sông Đáy ở phía Tây- Nam tạo thành một vành đai bao quanh đồng bằng ngăn chặn mọi sự xâm nhập của ta vào đồng bằng Bắc Bộ.

Với địch, trung du:

là địa bàn thuận tiện để tập trung lực lượng, tổ chức tiến công, uy hiếp Việt Bắc.

là nơi đông dân, nhiều của có khả năng cung cấp nhu cầu cho chiến tranh.

Với ta, trung du:

Là nơi có phong trào kháng chiến phát triển mạnh, lực lượng vũ trang phát triển mạnh, từng lập nhiều chiến công.

Nếu đánh vào trung du, ta sẽ thu hẹp được phạm vi chiếm đóng của địch, phá kế hoạch củng cố và bình định đồng bằng của chúng, làm thất bại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”.

=> BTVTW Đảng quyết định mở chiến dịch Trung du (mang mật danh chiến dịch Trần Hưng Đạo) nhằm mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng kho lương thực, phát triển chiến tranh du kích, tranh thủ thời gian phá kế hoạch bình định của địch, tạo điều kiện mới để ta tiêu diệt thêm nhiều sinh lực địch.

1. Các chiến dịch ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951):

* Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo) (25-12-1950 đến 17-1- 1951); đánh vào hệ thống phòng ngự của địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng của dịch và ngăn cản một phần kế hoạch củng cố đồng bằng Bắc Bộ của thực dân Pháp.

Trải qua 23 ngày đêm chiến đấu, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.000 địch, diệt 30 vị trí và 40 tháp canh, thu nhiều vũ khí các loại.

* Chiến dịch Đường số 18 (Hoàng Hoa Thám) (23-3-1951 đến 7-4- 1951); ta đánh vào hệ thống phòng ngự của địch từ Phả Lại qua Đông Triều đến Uông Bí.

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975 (Trang 32 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w