Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước 75-76

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975 (Trang 131 - 134)

C. Miền Bắc chi viện cho miền Nam

II. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước 75-76

a. Yêu cầu về việc hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước.

Về mặt lãnh thổ, tổ quốc Việt Nam trên thực tế đã được thống nhất từ 30-4-75, song ở mỗi miền lại tồn tại một tổ chức xã hội khác nhau:

+ Miền Bắc: có Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và Chính phủ Việt Nam DCCH, có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp.

+ Ở miền Nam: có Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ. Ủy ban nhân dân cách mạng là chính quyền các cấp.

Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Nam-Bắc là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan quyền lực chung đại diện cho nhân dân cả nước.

b. Qúa trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Đáp lại nguyện vọng chính đánh của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử của dân tộc “nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một” – Hội nghị lần thứ 24 BCHTW Đảng họp trong 9-75, đề ra nhiệm vụ thống đất nước về mặt Nhà nước.

Nghị quyết của Đảng nờu rừ: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam”.

Từ 15 đến 21-11-75, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền Nam- Bắc đã tham dự Hội nghị. Đoàn đại biểu miền Bắc gồm 25 đại biểu do Trường Chinh làm Trưởng đoàn. Đoàn đại biểu miền Nam gồm 25 đại biểu do Phạm Hùng làm Trưởng đoàn. Hội nghị đã hoàn toàn nhất trí các vấn đề thuộc về chủ trương và biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

25-4-76, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trong cả nước. (Đây là lần thứ 2 cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước, sau lần tổ chức đầu tiên 6-1-46). Có 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đã đi bầu, 492 ứng cử viên được bầu làm đại biểu Quốc hội. Đây là Quốc hội khóa VI, tiếp sau 5 khóa Quốc hội trước đó kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 45.

Từ 24-6 đến 3-7-76, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất- Quốc hội khóa VI, họp kì đầu tiên tại Hà Nội, ra 5 quyết định quan trọng:

Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định chuyển cách mạng Việt Nam sang giai đoạn cách mạng XHCN, quyết định những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước là

đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cải tạo và xây dựng XHCN ở miền Nam.

Quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2-7-76), quyết định Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài “Tiến quân ca”, Quốc huy mang dòng chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn- Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Bầu các cơ quan, các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp. Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước, Trường Chinh làm Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ.

Ở địa phương, tổ chức thành 3 cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc TW; cấp huyện và tương đương; cấp xã và tương đương. Ở mỗi cấp chính quyền đều có Hội đồng nhân dân được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Bầu Ủy ban dự thảo Hiến pháp và quyết định khi chưa có Hiếp pháp mới thì nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 59 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức được thông qua ngày 18-12-80. Đây là Hiến pháp đầu tiên của thời kì quá độ lên CNXH trong cả nước.

c. Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước.

Là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển dân tộc, thể hiện ý chí, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập thông nhất của nhân dân ta.

Đất nước thống nhất về mặt Nhà nước, tiếp tục thống nhất về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn liền với những nhiệm vụ của cách mạng XHCN.

Tạo điều kiện chính trị để phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước tạo điều kiện cho cả nước đi lên XHCN, bảo vệ an ninh, giao lưu với nước ngoài.

Nước CHXHCN Việt Nam được thành lập 2-7-76 đã có 94 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. 20-9-1977, nước ta trở thành thành viên 149 của Liên hợp quốc (là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 08-09 từ 1-1-08).

III. Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và Đấu Trang Bảo Vệ Tổ

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975 (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w