Phán đoán trước Mĩ sẽ chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc trong thời gian ngắn nhất. Ngày 28-10-68, Bộ chính trị TW Đảng họp nhận định tình hình, đề ra Nghị quyết về khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc ngay sau khi chiến tranh phá hoại kết thúc.
Ngay sau khi cuộc chiến tranh phá hoại lần 1 kết thúc (1-11-68), bên cạnh những thuận lợi : miền Bắc XHCN được bảo vệ vững chắc, tiếp tục
phát huy vai trò hậu phương lớn thì miền Bắc cũng gặp nhiều khó khăn:
Công tác quản lí nhà nước, kinh tế còn nhiều bất cập, kinh tế giảm sút, làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực. Miền Bắc lại vừa ra khỏi cuộc chiến tranh phá hoại với bao hậu quả năng nề (6 thành phố lớn; Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh) và 25 trên 30 thị xã bị đánh phá nhiều lần (trong đó có 6 thị xã bị đánh tới mức hủy diệt là; Đồng Hới, Ninh Bình, Phủ Lí, Bắc Giang, Yên Bái, Sơn La). Có những thị trấn bị phá trụi, như Hà Tu (Quảng Ninh), Hồ Xá (Vĩnh Linh)…Nhiều đê điều, công trình thủy lợi, nhiều trường học, cơ sở y tế, trại an dưỡng… bị tàn phá.
Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp bách cho miền Bắc là khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, ra sức chi viện cho tiền tuyến, chăm lo đời sống nhân dân, đồng thời bước đầu khắc phục sai lầm khuyết điểm trong chỉ đạo, quản lí kinh tế- xã hội.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đang trên đà thắng lợi, 9h 47’ ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc từ trần.
Ngày 3-9-69, Hội nghị toàn thể khẩn cấp (thứ 17) của BCHTW Đảng Lao động Việt Nam ra lời kêu gọi cán bộ, Đảng viên, chiến sĩ, đồng bào cả nước và kiều bào nước ngoài: “Triệu người như một, hãy biến đau thương thành hành động cách mạng, dũng cảm tiến lên, tiếp tục sư nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh…”.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và di trúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ cuối 69 ba cuộc vận động chính trị lớn đã được phát động: đẩy mạnh lao động sản xuất; phát huy dân chủ và tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn; nâng cao chất lượng Đảng viên và kết nạp Đảng viên lớp Hồ Chí Minh.
Cũng từ đó, trên khắp miền Bắc giấy lên phong trào thi đua học tập, công tác, lao động sản xuất, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội.
- Trong nông nghiệp:
Chăn nuôi được đưa lên thành ngành chính.
Các HTX tích cực áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật, nhiều biện pháp tăng canh, tăng vụ, nhiều giống lúa mới được đưa vào gieo trồng. Nhờ đó, nhiều HTX đạt được mục tiêu 5 tấn, một số HTX đạt 6 đến 7 tấn. Sản lượng lương thực năm 70 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 68. Năm 71 dù có lũ lớn nhưng vẫn đạt 30 vạn tấn.
Việc cải tiến quản lí HTX có bước tiến đáng kể.
- Trong công nghiệp:
Nhiều cơ sở công nghiệp trung ương và địa phương bị tàn phá được khôi phục nhanh chóng.
Nhiều công trình đang làm dở được ưu tiên đầu tư xây dựng tiếp, đưa vào hoạt động. Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái) là nhà máy thủy điện đầu tiên của ta được gấp rút hoàn thành và bắt đầu phát điện từ 10-71
Một số ngành công nghiệp quan trọng như; điện, than, cơ khí, vật liệu xây dựng… đều có bước phát triển.
Giá trị sản lượng công nghiệp năm 71 tăng 142% so với năm 68.
- Hệ thống giao thông vận tải, nhất là các tuyến giao thông chiến lược, bị phá hoại nặng nề, được khẩn trương khôi phục.
- Văn hóa, giáo dục, y tế nhanh chóng được khôi phục và phát triển. Đời sống nhân dân ổn định.
- Một số khó khăn do sai lầm khuyết điểm của ta trong chỉ đạo, quản lí kinh tế- xã hội bước đầu được khắc phục.
Từ 71-73, miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước dài hạn nhằm đảm bảo yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đảm bảo đời sống nhân dân, đảm bảo cho việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, xây dựng một bước cơ cấu nền sản xuất lớn XHCN. Đồng thời còn phải sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị khả năng chiến thắng bất cứ loại chiến tranh mở rộng nào của địch đối với miền Bắc và hết lòng chi viện cho tiền tuyến.
Trong lúc nhân dân miền Bắc đang thực hiện có kết quả kế hoạch nhà nước 3 năm, thì một trận lụt lớn chưa từng có trong 100 năm đã xẩy ra và kéo dài gần 1 tháng (từ 8 đến 9-71) gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp, giao thông vận tải. Nhưng nhờ những biện pháp tích cực, kịp thời thiệt hại do lũ gây ra tuy lớn nhưng đã nhanh chóng được khắc phục. Sản lượng lương thực của miền Bắc năm 71 vẫn đạt 5.6 triệu tấn.
B. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai