Đặc điểm tâm lí học sinh đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS ở trường THCS

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 7 – TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ

1.1 Cơ sở lý luận và xuất phát của đề tài

1.1.4 Đặc điểm tâm lí học sinh đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS ở trường THCS

Hiện nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học thì việc hiểu đối tượng mà người thầy đang tác động vào là điều vô cùng cần thiết, không chỉ cho công việc dạy học, mà cho cả công tác giáo dục. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của từng lứa tuổi sẽ quyết định tới các hoạt động nhận thức của học sinh. Giáo viên cần nắm vững đặc điểm này để có những hoạt động phù hợp với các em học sinh. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi và sư phạm thì lứa tuổi trung học cơ sở (từ 11 đến 15 tuổi) các em bước vào tuổi thiếu niên, có những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Đây là lứa tuổi có một vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được

gọi bằng các tên gọi khác nhau như “thời kì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”... Lứa tuổi này chính là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn cao hơn – tuổi trưởng thành. Từ đó tạo nên sự khác biệt có bản của con người về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ... có sự phát triển. Đặc biệt, về trí tuệ, ở giai đoạn lứa tuổi này, tiếp tục diễn ra sự phát triển của trí nhớ, đặc biệt trí nhớ ý nghĩa, chú ý có chủ định, và vận động, tư duy lôgic và trừu tượng cũng phát triển mạnh. Trẻ thiếu niên hoàn toàn có khả năng tiếp thu các khái niệm trừu tượng.

Do đó, muốn tiến hành dạy học hiệu quả thì người dạy cần phải hiểu được trình độ nhận thức của người học, nhằm hướng các hoạt động của học sinh vào mục đích chung của tập thể, phân loại đối tượng và lựa chọn nội dung, phương pháp truyền đạt phù hợp. Đối tượng người học cũng rất đa dạng và phong phú, mỗi lứa tuổi có sự phát triển về tâm sinh lý khác nhau, hoạt động chủ đạo đặc trưng… Chẳng hạn, lứa tuổi học sinh tiểu học thì hoạt động học tập chiếm vai trò chủ đạo, học sinh THCS thì hoạt động giao tiếp lại chủ đạo, đòi hỏi người dạy phải biết tổ chức cuộc sống sư phạm cũng như các tác động giáo dục phù hợp mới mang lại hiệu quả thiết thực. Quan tâm đến thái độ, đời sống cảm xúc, tình cảm học sinh khá phong phú và đa dạng, diễn biến tình cảm phát triển theo những thang bậc, độ tuổi của học sinh. Nếu cảm xúc, tình cảm phát triển mạnh sẽ giúp học sinh say mê với môn học, là cơ sở để bồi dưỡng niềm tin, ý chí quyết tâm của người học… Ngược lại, người học có tình cảm tiêu cực thì dễ chán nản, thiếu hứng thú, không kích thích được tính tớch cực, chủ động, sỏng tạo. Hiểu rừ đời sống cảm xỳc, tỡnh cảm của học sinh chính là cơ sở để người dạy điều chỉnh cảm xúc, bồi dưỡng, phát triển tình cảm tích cực cho các em trong quá trình học tập. Do đó đòi hỏi người GV trong quá trình dạy học cần phải quan sát thái độ, hành vi của người học qua ánh mắt, cử

chỉ, mức độ chú ý… Một bài giảng hay phải tạo được hứng thú ở học sinh, bầu không khí lớp học luôn vui vẻ, các em luôn mong muốn chiếm lĩnh tri thức.

Ngược lại, nội dung bài giảng không thuyết phục, phương pháp truyền thụ chưa phù hợp, dẫn đến các em tỏ thái độ xem thường, mất hứng thú, phân tán chú ý…

Mặt khác, bản thân người dạy cũng cần điều chỉnh cảm xúc theo các nội dung nhất định và diễn biến tâm lý của người học, nhất là phải giữ vững được thái độ tích cực của mình trước tập thể học sinh, không bao giờ mang tâm trạng tiêu cực đến lớp học. Trên thực tế, có những GV không gây được thiện cảm ban đầu với học sinh, như khắt khe quá mức, coi thường tập thể học sinh hoặc ám thị giả…

đều khó đảm bảo tốt chất lượng dạy học.

Bên cạnh đó, hiện tượng người dạy không hiểu được tính cách, khí chất, năng khiếu của học sinh dẫn đến quá trình dạy học khó phát huy được sở trường và những tiềm năng vốn có của các em, dẫn đến các em sẽ bị mệt mỏi, nhàm chán. Bởi, trong một tập thể học sinh luôn có những cá nhân với đặc điểm tâm lý riêng, có người rụt rè, nhút nhát; có người mạnh dạn, năng nổ, nhiệt tình, cần cù, chịu khó; có người rất mạnh về mặt này, yếu về mặt khác…

Nắm vững được đặc điểm trên thì trong dạy học, GV sẽ thực hiện tốt quá trình cá biệt hóa, nhất là đối với số học sinh có đặc điểm tính cách, khí chất khỏc biệt. Hơn nữa, hiểu rừ tớnh cỏch, khớ chất, năng khiếu học sinh sẽ giỳp GV biết cách tổ chức lớp học, xây dựng lực lượng nòng cốt, cá nhân điển hình tiên tiến thúc đẩy tập thể lớp phát triển. Ngoài ra, GV cần phải quan tâm đến hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh và nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, từ đó lựa chọn liệu pháp tâm lý phù hợp để dẫn dắt, hướng các em phát triển theo chiều hướng tích cực. Có thể khẳng định rằng: Hiểu học sinh là một phẩm chất cần thiết của GV trong quá trình dạy học ở các trường phổ thông. Do đó, đòi hỏi người dạy phải nắm vững được kiến thức cơ bản về tâm

lý học, giáo dục học; những kiến thức thực tiễn cuộc sống trong hoạt động của tập thể học sinh.

Trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học về các nhân vật lịch sử nói riêng, GV cũng cần chú ý đến những phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh trung học cơ sở. Một trong những phương pháp đạt hiệu quả trong phát huy tính tích cực học sinh là hình thức hoạt động ngoại khóa lịch sử với những phương pháp đa dạng như đọc sách lịch sử, kể chuyện lịch sử, thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh lịch sử, dạ hội lịch sử… Bên cạnh những kiến thức lịch sử, HS còn được rèn luyện những kĩ năng trong tư duy nhận thức, năng lực cá nhân, khả năng làm việc nhóm, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm… Như vậy, tổ chức hoạt động ngoại khóa là cần thiết giúp các em có những kiến thức phong phú, tăng vốn hiểu biết và nhận thức phù hợp với lứa tuổi của các em.

1.1.5 Mối quan hệ giữa hoạt động nội khóa với hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 7 – TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w