CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
2.3 Nội dung kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử lớp 7 - THCS tỉnh Thái Bình
2.3.1 Các nhân vật lịch sử địa phương cần khai thác trong dạy học lịch sử lớp 7 - THCS tỉnh Thái Bình
2.3.1.1 Những tiêu chí để lựa chọn nhân vật lịch sử địa phương trong tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử
Trong tiến trình của lịch sử của dân tộc, bên cạnh những sự kiện lịch sử luôn luôn gắn liền với tên tuổi của các nhân vật lịch sử. Họ có thể là những tướng tài giỏi hoặc có thể là những sĩ phu yêu nước hay là danh nhân trên lĩnh vực văn hóa giáo dục… nhưng tựu chung lại, họ đều đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp của lịch sử nước nhà.
Mảnh đất Thái Bình cũng được coi là mảnh đất lịch sử giàu truyền thống lịch sử, văn hóa đã có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc. Nơi đây đã sinh ra bao bậc hiền tài làm rạng danh đất Việt. Những danh nhân văn hóa, những nhà quân sự tài ba, những nhà chí sĩ cách mạng, những thủ lĩnh nông dân kiệt xuất được quê hương Thái Bình chở che nuôi dưỡng.
Nhân vật địa phương Thái Bình trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7 – THCS trên các lĩnh vực từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu về các nhân vật lịch sử đó và giới hạn của đề tài, chúng tôi xin đưa ra những tiêu chí để xác định những nhân vật của địa phương góp phần phục vụ dạy học chương trình lịch sử tại các trường THCS ở Thái Bình như sau:
Thứ nhất, người có cống hiến, công lao với quê hương, đất nước, có vai trò lớn trở thành nhân vật của lịch sử dân tộc.
Suốt chiều dài của lịch sử của dân tộc là quá trình nhân đân đấu tranh chống lại cỏc thế lực ngoại xõm đe dọa bờ cừi đất nước ta. Trong bất cứ thời nào, những người dân đất Việt nói chung và người dân Thái Bình nói riêng cũng đều phát huy tinh thần yêu nước, sự đoàn kết. Cùng với sự tham gia của quần chúng nhân dân không thể thiếu vai trò của những cá nhân kiệt xuất làm rạng danh quê hương, đất nước. Những nhân vật được ghi vào trong sử sách chính là những người con như thế. Những cống hiến, đóng góp của họ được nhân dân công nhận và ghi vào lịch sử như trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để đưa những nhân vật địa phương vào học tập và giảng dạy bộ môn ở các nhà trường THCS trong đó có các trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Những nhân vật có công lao trong các cuộc thống nhất đất nước, tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến suy yếu đương thời ví dụ như Trần Lãm, Phan Bá Vành, Hoàng Công Chất
Thứ hai, những nhân vật đó được nhân dân ghi nhớ công ơn và được chính quyền địa phương đặt tên cho đường phố, thị trấn, khu đô thị…
Đây là những hành động nhằm tri ân những vị anh hùng có công với đất nước. Tên tuổi của họ vẫn còn lưu giữ ngàn năm như chứng nhân cho thời kì hào hùng của lịch sử dân tộc. Chính những con người đó đã góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của quê hương. Ví dụ như khu đô thị Trần Lãm, đường Phan Bá Vành…
Thứ ba, những nhân vật đó được ghi trong sách giáo khoa lịch sử dân tộc hoặc lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ.
Thông qua những tư liệu tài liệu còn lại như lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ, đặc biệt là những nhân vật được ghi trong sách giáo khoa dùng làm tài liệu học tập cho học sinh chúng ta biết được những nhân vật đó có đóng góp như thế nào đối với địa phương và dân tộc.
Đối với tài liệu sách giáo khoa, chúng ta thấy rằng trong đó đã đề cập đến lịch sử Thái Bình, mảnh đất từng diễn ra các sự kiện quan trọng của đất nước trong đó có đề cập đến nhân vật của địa phương. Ví dụ Bài 27: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Lớp 7, SGK đã đề cập đến sự kiện các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình ở trấn Sơn Nam nay là Thái Bình với cuộc khởi nghĩa nông dân Phan Bá Vành góp phần làm suy yếu chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Địa bàn và căn cứ hoạt động của nghĩa quân ngày càng được mở rộng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Đây là sự kiện, nhân vật ở Thái Bình nhưng là vấn đề chung của lịch sử dân tộc.
Trong các tài liệu lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ hiện còn lưu trữ tại các tỉnh, huyện, xã cũng đề cập đến những sự kiện trọng đại, những nhân vật tiêu biểu trong từng giai đoạn góp phần tạo nên những biểu tượng cụ thể, sinh động góp phần giáo dục học sinh niềm tự hào về lịch sử dân tộc. Đồng thời giúp học sinh hình thành thế giới quan khoa học, tạo niềm tin, hứng thú học tập cho các em và cũng góp phần tác động tích cực đối với việc đào tạo thế hệ trẻ trong thời đại mới.
Thứ tư, những nhân vật trở thành thành hoàng làng của địa phương.
Đây là những nhân vật có cống hiến với địa phương và được nhân dân tôn sùng, thờ cúng. Ví dụ như Trần Lãm được thờ làm thành hoàng làng tại đình Bo (phường Kỳ Bá) và đình Lạc Đạo (phường Trần Lãm), thành phố Thái Bình.
Hàng năm vào dịp tháng 8 và tháng 10 âm lịch (ngày sinh và ngày mất của tướng quân Trần Lãm) là phường Kỳ Bá tổ chức lễ hội truyền thống đình Bo.
Ông còn được thờ ở đền Xám, xã Hồng Quang huyện Nam Trực tỉnh Nam Định. Tương truyền đây cũng là nơi ông lập căn cứ tới khi mất. Cuốn ngọc phả: “ Sứ quân ở Bố Hải Khẩu Trần Minh Công” do tiến sĩ Lê Tung viết ngày 2 tháng 10 niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487) hiện còn lưu giữ tại đình có ghi lại sự kiện lúc sinh thời Trần Minh Công có qua xứ Lạc Đạo, thấy nơi
đây phong cảnh hữu tình, dân cư thuần phác bèn lập sinh từ, giúp địa phương khơi ngòi, đắp đập, tạo dựng làng xã. Ông mất vào ngày 10 tháng 10 tại thôn Lạc Đạo. Đinh Bộ Lĩnh sai dân sở tại phụng thờ, hàng năm mở hội tế lễ và phong mỹ tự“ Quốc đô Thành hoàng”. Lễ hội đình Xám được tổ chức vào các ngày 17 và 19 tháng 8 âm lịch hàng năm.
2.3.1.2 Danh sách các nhân vật lịch sử địa phương cần khai thác trong dạy học lịch sử lớp 7 – THCS tỉnh Thái Bình.
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX với rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng. Trong đó, nhiều nhân vật lịch sử có cống hiến với đất nước trong đó có sự cống hiến không nhỏ của các nhân vật lịch sử là người Thái Bình. Nên dưới đây, chúng tôi chỉ xin giới thiệu những kiến thức lịch sử cơ bản liên quan đến các nhân vật địa phương Thái Bình thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX:
STT Nhân vật/ lĩnh vực Dạy nội dung/ chủ đề Ghi chú 1 Trần Lãm (? - 967)
Tình hình chính trị cuối thời Ngô/ Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
Lớp 7, Bài 8, mục 2
2 Hoàng Công Chất (1739 - 1769)
Những cuộc khởi nghĩa lớn/ Đại Việt ở thế kỉ XVI – XVIII.
Lớp 7, Bài 24, mục 2
3 Phan Bá Vành (? - 1827) Các cuộc nổi dậy/ Việt Nam nửa
đầu thế kỉ XIX. Lớp 7, Bài 27, 4 Lê Qúy Đôn (1726 -
1784)
Sử học, địa lý, y học/ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
Lớp 7, Bài 28, mục II.2
Bảng 2.1: Thống kê các nhân vật tiêu tiểu ở địa phương Thái Bình trong chương trình lớp 7 - THCS
Qua bảng thống kê trên, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét về những nhân vật Thái Bình có liên quan đến lịch sử dân tộc trong chương trình THCS như sau:
- Nhiều nhân vật lịch sử địa phương Thái Bình đã trở thành danh nhân, anh hùng của lịch sử dân tộc.
- Một số nhân vật lịch sử địa phương Thái Bình tuy chưa trở thành nhân vật lớn trong lịch sử Việt Nam nhưng có ý nghĩa lớn, là biểu hiện của tinh thần dân tộc và góp phần làm phong phú thêm lịch sử dân tộc. Giúp các em học sinh tạo biểu tượng lịch sử sinh động, gắn với cuộc sống xung quanh các em.
- Những nhân vật lịch sử địa phương Thái Bình có thể dạy học trong chương trình lịch sử lớp 7 - THCS từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ở nhiều mục khác nhau và nội dung khá phong phú.
- Việc sử dụng những nguồn tài liệu kênh chữ và kênh hình GV có thể hướng dẫn học sinh học tập thông qua những hoạt động ngoại khóa sẽ làm phong phỳ, sõu sắc hơn nội dung của lịch sử dõn tộc, làm rừ kiến thức trọng tâm hoặc có tá dụng lớn trong giáo dục HS.
2.3.2 Kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử địa phương trong dạy học