Phần 2: Xem phim tài liệu về lịch sử Thái Bình từ TK X đến nửa đầu XIX trong đó có những tư liệu về nhân vật địa phương trong giai đoạn này
2.5 Thực nghiệm sư phạm
2.5.1 Mục đích, đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm với mục đích quan trọng là khẳng định cơ sở lý luận của đề tài mà chúng tôi đã nghiên cứu và khẳng định tính bức thiết khi đưa hoạt động ngoại khóa lịch sử vào dạy học môn lịch sử.
Kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu thông qua các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động về các nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 7 – THCS tỉnh Thái Bình từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX. Từ đó chứng minh cho giả thuyết ứng dụng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS là việc làm cần thiết nhằm phát huy năng lực của người học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục nâng cao chất lượng bộ môn và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
Về đối tượng và địa bàn thực nghiệm, nhờ sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, tập thể giáo viên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THCS Phạm Huy Quang. Đây là ngôi trường nằm ở vị trí trung tâm thị trấn Đông Hưng. Với bề dày lịch sử và truyền thống hiếu học của quê hương, trường luôn dẫn đầu trong các đơn vị và có thành tích cao về học tập của huyện và là nơi đào tạo các em học sinh khối chuyên THCS. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế, văn hóa tại địa phương không ngừng được cải thiện, được phụ huynh và
các cấp lãnh đạo quan tâm. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp hoạt động ngoại khóa có sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
2.5.2 Nội dung và quy trình thực nghiệm sư phạm
* Nội dung thực nghiệm
Để nội dung thực nghiệm được đánh giá một cách khách quan, trung thực và đảm bảo tính khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THCS Phạm Huy Quang bằng cách tiến hành kế hoạch tổ chức:
“Cuộc thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh về nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 7 - THCS”.
* Quy trình thực hiện
Để tiến hành đánh điều tra đánh giá, chúng tôi thực hiện theo các bước sau:
Một là, tiến hành gặp gỡ, trao đổi với ban giám hiệu nhà trường, thầy cô phụ trách đoàn TNCS HCM, giáo viên lịch sử và giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập và đặc điểm nhận thức của học sinh trong trường. Sau đó, chúng tôi đề nghị với Ban giám hiệu và các thầy cô giáo tạo điều kiện để chúng tôi tiến hành thăm dò nhận thức của các em học sinh các khối lớp để có kế hoạch cụ thể.
Hai là chúng tôi tiến hành gặp gỡ đối tượng học sinh, tìm hiểu tâm lý, nguyện vọng, tư tưởng tình cảm của các em để có những phương pháp phù hợp. Thông qua đó giải thích mục đích của việc thăm dò và yêu cầu dành cho các em từ đó tạo cơ sở và giới thiệu về hoạt động ngoại khóa mà chúng tôi sắp tiến hành.
Ba là đưa nội dung và hướng dẫn HS tiến hành hoạt động thăm dò.
2.5.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực nghiệm, chúng tôi đưa đến nhận định rằng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học bộ môn lịch sử đặc biệt là về LSĐP là một hướng đi quan trọng và đúng đắn. Nó góp phần pát huy tính tích cực của học sinh. Nó quyết định trực tiếp tới quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các trường THCS. Nếu giáo viên biết
khai thác tốt kiến thức của LSĐP, kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trên cơ sở nguyên tắc sư phạm và chú ý đến bài học ngoại khóa bên cạnh bài học nội khóa sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học LSĐP nói riêng và dạy học nói chung ở các trường THCS.
Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, sau khi tổ chức buổi dạ hội lịch sử, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh (xem phụ lục 1a). Kết quả như sau:
•Đối với học sinh
Thông qua kết quả thu được khi điều tra thăm dò, 98% các em trả lời đúng, đủ điều này cho thấy ý thức học tập tốt của học sinh đã được bổ sung trong bài học ngoại khóa.
Kết quả thăm dò cũng cho thấy khi học sinh được hỏi có hứng thú với hoạt động ngoại khóa không, đa số các em đều yêu thích hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử Thái Bình. Chỉ có số ít học sinh (6 học sinh) có ý kiến không thích. Các em đều cho rằng đây là hoạt động bổ ích và lý thú. Các em cũng bày tỏ sự mong muốn khi được tham gia nhiều hơn những hoạt động ngoại khóa trên không chỉ đối với môn lịch sử mà đối với tất cả các môn học để các em có cơ hội được trải nghiệm và giao lưu học hỏi lẫn nhau. Đó là những kiến thức quý báu mà các em ít khi có cơ hội tìm hiểu nhất là lịch sử của chính bản thân mảnh đất mơi chúng em sinh ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng gặp phải những ý kiến phản hồi như kiến thức có phần nhiều về các nhân vật lịch sử ở Thái Bình. Đây cũng chính là nội dung mà chúng tôi cần rút kinh nghiệm.
•Đối với giáo viên:
Khi được hỏi về hiệu quả của hoạt động ngoại khóa về các nhân vật lịch sử Thái Bình lớp 7 - THCS, đa số các GV cho rằng đây là hoạt động thiết thực trong dạy và học bộ môn lịch sử đã đem lại hiệu quả cao trong dạy và học. Các GV cho rằng nếu duy trì thường xuyên và thực hiện tốt sẽ góp phần
quan trọng trong việc giáo dưỡng, giáo dục và rèn luyện nhân cách cho các em. Bên cạnh đó, còn đem lại sự hứng thú đối với GV và sự sáng tạo trong dạy học của chính người GV, nâng cao năng lực sư phạm.
Hoạt động ngoại khóa là một bộ phận của công tác dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trước đây, do những điều kiện tổ chức khó khăn (vì chiến tranh, vì thời gian học tập có hạn, vì thiếu kinh phí…) nên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung, môn lịch sử nói riêng rất hạn chế, thậm chí không được thực hiện. Trong điều kiện thuận lợi cần xác định nội dung và các hình thức tổ chức có hiệu quả phù hợp với nội dung, mục đích, yêu cầu giáo dục bộ môn.
Từ những kết quả trên, chúng tôi khẳng định rằng hoạt đông ngoại khóa về nhân vật của địa phương có vai trò quan trọng. Nếu như tổ chức tốt được những hoạt động đó kết hợp với hoạt động nội khóa sẽ góp phần không nhỏ nâng cao sâu sắc kiến thức, taọ hứng thú trong học tập đối với học sinh, kích thích niềm say mê sang tạo, năng lực nhận thức của học sinh góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng bộ môn.
Tiểu kết chương 2
Có thể nói rằng các biện pháp sư phạm mà chúng tôi đưa ra là những gợi ý cho GV ở các trường THCS có thể áp dụng dựa trên thực tế hiện nay là việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa của học sinh còn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Trong quá trình đó, GV có thể tham khảo những biện pháp khác hoặc sử dụng những biện pháp của chúng tôi để thực hiện hoạt động ngoại khóa sao cho hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi có thể tóm tắt hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 7 – THCS tỉnh Thái Bình dựa vào bảng sau:
Bảng 2.3 Bảng tóm tắt về hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử lớp 7 – THCS tỉnh Thái Bình
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của luận văn đã đặt ra, chúng tôi đã chứng minh giả thuyết khoa học của luận văn là đúng và rút ra một số kết luận sau:
1. Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn lịch sử nói chung và nội dung về nhân vật địa phương nói riêng là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
Qua các hoạt động ngoại khoá, chúng tôi nhận thấy hầu hết HS đều hứng thú tham gia, không khí của buổi sinh hoạt trở nên sinh động. Qua đó góp phần rèn luyện cho HS phát huy tối đa tư duy độc lập, sáng tạo của các em khi làm việc. Đây là cơ sở để sau này HS có phương pháp hoạt động thực tế năng động trong cuộc sống.
2. Hoạt động ngoại khóa về nhân vật địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng và phát triển học sinh, làm cho học sinh yêu thích môn lịch sử, từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng day và học lịch sử ở trường phổ thông. Vì vậy, chúng tôi cũng xin đưa ra đề nghị nhà trường, giáo viên, các cấp lãnh đạo… quan tâm hơn nữa tới việc tổ chức các buổi ngoại khóa về chủ đề lịch sử cho học sinh.
3. Biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 7 – THCS tỉnh Thái Bình từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX trong DHLS rất phong phú với nhiều hình thức thực hiện như: đọc sách kết hợp với trao đổi đàm thoại, dạ hội lịch sử, tham quan tại bảo tàng, công tác công ích xã hội… Tuy nhiên, cần lưu ý là khi sử dụng những biện pháp, hình thức nào cũng phải nhằm đạt được hiệu quả tối ưu và phải tuân thủ những quy định như:
chương trình; đặc điểm bộ môn; tâm lý và nhận thức của học sinh; điều kiện, khả năng của nhà trường, địa phương; khả năng của giáo viên…
4. Khi tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sưu tầm và thu thập được nhiều tài liệu về lịch sử Thái Bình và tập trung vào nhân vật tại mảnh đất này trong
chương trình lịch sử lớp 7 – THCS từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX. Chính điều này giúp chúng tôi có những vốn hiểu biết thêm về mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa của quê hương góp phần cùng đất nước góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Trên đây là những đóng góp của chúng tôi khi nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử lớp 7 THCS. Chắc chắn rằng luận văn của chúng tôi chưa giải quyết được trọn vẹn tất cả các yêu cầu đặt ra của bộ môn. Tuy nhiên đây là nỗ lực của chúng tôi với lòng mong mỏi và hi vọng hoạt động ngoại khóa về địa phương sẽ được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả hơn góp phần giáo dục học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trên cơ sở của đề tài, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Bộ giáo dục và sở giáo dục đào tạo Thái Bình cần có những tài tiệu hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức họat động ngoại khóa của địa phương trong đó có nội dung về nhân vật.
- Về phía giáo viên, bản thân mỗi giáo viên cần có sự tâm huyết, không ngừng học hỏi về nghiệp vụ sư phạm và về các hoạt động chuyên môn. Cần nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa bằng cách tổ chức những hoạt động bồi dưỡng về chuyên môn.
- Đối với học sinh, cần có sự nhận thức đúng đắn về tác dụng của hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử địa phương, cần tham gia cuộc thi một cách tự giác, tích cực để học tập và rèn luyện học sinh đạt kết quả cao.
- Về phía Ban giám hiệu nhà trường, để hoạt động ngoại khóa gây được hứng thú với học sinh, tác động tới giáo viên và xã hội cần có sự tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo thống nhất với GV đề ra kế hoạch đầu năm học phù hợp với nội dung dạy học và đặc điểm của học sinh trong trường. Nhà trường cần tạo
điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, phối hợp với các ngành, các cấp để tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khóa đạt cả về chất lượng lẫn số lượng.