CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2 Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nhân vật lịch sử địa phương ở trường THCS
1.2.2.1 Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa đã và đang được tiến hành. Đây là một hình thức dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách của HS. Để làm sáng tỏ vấn đề này và có cơ sở để đánh giá khách quan, chúng tôi
đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Bình để làm cơ sở cho những kết luận và định hướng cho các biện pháp sư phạm trong đề tài nghiên cứu của mình.
Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn việc tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử chúng tôi thu được những kết quả sau:
- Về phía giáo viên:
98% ý kiến cho rằng môn LS có nhiều ưu điểm và rất cần áp dụng hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS.Tuy nhiên, tần suất tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS không cao. Hình thức, biện pháp GV đã áp dụng trong tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS trong DHLS hạn chế.
Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng câu hỏi khảo sát theo các chủ đề:
Mức độ thường xuyên của các hoạt động ngoại khóa lịch sử mà
GV tổ chức Đồng ý Tỉ lệ
(%)
Thầy/cô có thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS cho HS không?
A. Thường xuyên (được tiến hành có hiệu quả) B. Thỉnh thoảng (tùy theo hứng thú của GV) C. Ít khi (thực hiện mang tính hình thức) D. Chưa bao giờ
3 14 17 8
7,1 33,3 40,5 19,1
Bảng 1.2 Mức độ thường xuyên củacác hoạt động ngoại khóa lịch sử.
Trước hết, mặc dù GV đã có sự quan tâm đến bộ môn lịch sử và thấy đây là môn học cần thiết trong việc giáo dục học sinh và phát huy năng lực của các em. Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa cuả GV còn hạn chế, có tới 19,1% GV chưa thực hiện bao giờ, mức độ thực hiện thường xuyên là rất hạn chế. Bên cạnh đó, mức độ giáo viên thực hiện hoạt động ngoại khóa ở mức còn thấp (chiếm 7,1%)
Hình thức, nội dung, biện pháp GV đã áp dụng trong tổ
chức hoạt động ngoại khóa cho HS trong DHLS. Đồng ý Tỉ lệ (%)
Thầy – cô đã sử dụng những hình thức nào để tổ chức hoạt động ngoại khóa?
A. Đọc sách lịch sử.
B. Kể chuyện lịch sử.
C. Nói chuyện lịch sử.
D. Thi tìm hiểu về một chủ đề, nhân vật lịch sử.
E. Tổ chức dạ hội lịch sử.
F. Tổ chức tranh ảnh, triển lãm.
G. Đi tham quan di tích, bảo tàng
05 15 02 05 02 03 10
11,9 35,7 4,8 11,9 4,8 7,1 23,8
Những nội dung nào sau đây đã được thầy – cô sử dụng trong tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh?
A. Nhân vật lịch sử địa phương B. Sự kiện lịch sử địa phương C. Những địa danh tại địa phương D. Văn hóa – nghệ thuật địa phương E. Nhân vật và sự kiện của dân tộc F. Chưa từng tổ chức
02 02 05 05 12 16
4,8 4,8 11,9 11,9 28,6 38,1 Để nâng cao chất lượng dạy học ngoại khóa, theo Thầy/cô cần sử dụng những biện pháp nào?
A. Bản thân giáo viên phải nhận thức và thấy được vai trò của hoạt động ngoại khóa, có ý thức học hỏi không ngừng.
B. Phối hợp tốt với đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp.
C. Tạo động lực cho HS bằng hình thức khen thưởng phù hợp.
D. Tổ chức cần có hiệu quả, nội dung và hình thức cũng như phương pháp mới thu hút sự ham hiểu biết của các em.
13
8
13
8
31
19
31
19
Bảng 1.3: Nội dung và phương pháp thực hiện hoạt động ngoại khóa Về phương pháp, chúng tôi nhận thấy rằng các thầy cô tiến hành các hoạt động ngoại khóa số lượng còn hạn chế, chủ yếu là những phương pháp truyền thống, chưa có sự đầu tư nhiều, chủ yếu như phương pháp kể chuyện chiếm 35,7%.
Về nội dung, các hoạt động ngoại khóa thường là những nội dung của lịch sử dân tộc mà nội dung về lịch sử địa phương hạn chế nhất là về nhân vật địa phương lại càng ít (có 4,8%) GV sử dụng.
Thông qua ý kiến của các thầy cô chúng tôi thấy các thầy cô đều có mong muốn nâng cao chất lượng dạy học hiện nay, thu hút các em tham gia học sử.
Đa số các giáo viên đánh giá cao ý thức của mỗi giáo viên và việc tổ chức hiệu quả nhất là có sự tham gia của các phương pháp dạy học hiện đại như nhóm, góc, đóng vai… bên cạnh những phương pháp truyền thống
Những khó khăn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cho
HS trong DHLS. Đồng ý Tỉ lệ
(%) Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, Thầy/cô gặp những khó khăn gì?
A. Lãnh đạo và đồng nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của
hoạt động ngoại khóa. 10 23,8
B. Mất nhiều thời gian và kinh phí hoạt động 14 33,3
C. Kiến thức về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa của giáo viên còn hạn chế.
16 38,1
D. Ý kiến khác 2 4,8
Bảng 1.4: Những khó khăn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS trong DHLS.
Với câu hỏi: Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, Thầy/cô gặp những khó khăn gì? Chúng tôi nhận được kết quả như sau: 23,8% ý kiến cho rằng do lãnh đạo và đồng nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của hoạt động ngoại khóa. 33,3% cho rằng mất nhiều thời gian và kinh phí hoạt động. Kiến thức về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa của giáo viên còn hạn chế là 38,1%.
Còn lại là ý kiến khác.
Tình hình dạy học nói chung và tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh nói riêng, chúng tôi tiến hành điều tra thực tiễn tại các trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình chúng tôi thấy rằng hoạt động ngoại khóa chưa được quan tâm đúng mức. Những nguyên nhân và khó khăn có nhiều nhưng về cơ bản, nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố thời gian, kinh phí và kiến thức về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa của giáo viên còn hạn chế. Điều đó cho thấy chính GV cũng lúng túng khi tiến hành dạy học thông qua hoạt động ngoại khóa. Từ đó gây nhàm chán và thiếu hấp dẫn khi tham gia hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó, cũng có những GV tâm huyết với nghề nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động nên hoạt động ngoại khóa được tiến hành còn khó khăn.
- Về phía học sinh: Theo số liệu điều tra, phần lớn HS cảm thấy hào hứng, sôi nổi hứng thú hơn trong học tập khi GV tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS.
Tuy nhiên, khi kiểm tra, đánh giá về kiến thức lịch sử ở địa phương chúng tôi có đưa ra một số câu hỏi chung nhằm đánh giá hiểu biết của các em về những sự kiện, nhân vật… thì sự hiểu biết của các em còn hạn chế.
1.2.2.2 Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử địa phương
Trong dạy học lịch sử, người GV không thể cung cấp toàn bộ kiến thức lịch sử của dân tộc và nhân loại cho HS được. Chính vì vậy, GV chỉ có thể giỳp cỏc em đạt được kiến thức cơ bản, cốt lừi của bài học mà thụi. Kiến thức cơ bản là kiến thức tối ưu, cần thiết cho việc hiểu biết của học sinh về lịch sử thế giới cũng như lịch sử dân tộc. Nó bao gồm nhiều yếu tố: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, các biểu tượng, khái niệm lịch sử, quy luật… [52;183]. Do đó, nhân vật lịch sử là bộ phận quan trọng cần cung cấp và giúp HS hiểu lịch sử với những con người cụ thể hiện lên sống động, chân thực.
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình chúng tôi xin đưa ra một số đánh giá sau:
Về công tác chỉ đạo, phòng giáo dục đào tạo Đông Hưng và sở giáo dục Thái Bình đã có công văn hướng dẫn dạy học lịch sử địa phương và hoạt động ngoại khóa môn lịch sử cho học sinh. Để nhà trường chủ động hơn trong giảng dạy, phòng giáo dục đã yêu cầu các trường có kế hoạch giảng dạy và thực hiện theo kế hoạch đó sao cho phù hợp. Trong công văn số 988/ SGD
&ĐT _GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2009 về việc dạy đúng, đủ số tiết, không cắt xén, bỏ số tiết LSĐP. Bên cạnh đó, GV cần tham khảo tài liệu Đảng bộ tỉnh Thái Bình, lịch sử Đảng bộ huyện, địa phương liên quan đến nội dung giảng dạy không chỉ giảng dạy lịch sử dân tộc trên lớp mà còn thông qua những hoạt động ngoại khóa. Không chỉ những bài học địa phương mới dạy lịch sử địa phương mà phải lồng ghép trong khi dạy những bài lịch sử dân tộc.
Về phía giáo viên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu công tác dạy học hoạt động ngoại khóa nói chung và về nhân vật địa phương nói riêng. Nhiều giáo viên có ý kiến rằng sẽ phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa này.
Có giáo viên cũng e ngại khi hoạt động này tốn nhiều thời gian….
Hiện nay, trên địa bàn Thái Bình đã có nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, về chủ đề nhân vật Thái Bình còn hạn chế. Có chăng những hoạt động ngoại khóa chủ yếu là các nhân vật lịch sử dân tộc hay những sự kiện trọng đại mà thôi.