Yêu cầu khi xác định nội dung kiến thức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 7 – TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ

1.1 Cơ sở lý luận và xuất phát của đề tài

1.1.7 Yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử địa phương trong DHLS ở trường THCS

1.1.7.2 Yêu cầu khi xác định nội dung kiến thức

Khi xây dựng nội dung và thiết kế các chủ đề lịch sử về các nhân vật lịch sử Thái Bình trong chương trình lớp 7 THCS giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX đạt được hiệu quả cao, GV cần chú ý những vấn đề sau:

•Đảm bảo tính chính xác, khoa học

Những kiến thức về nhân vật lịch sử Thái Bình trong dạy học lịch sử lớp 7 được sử dụng phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và cụ thể. Sự kiện lịch sử bao giờ cũng mang tính cụ thể và chính xác về thời gian, không gian, con người.

Con người ấy chính là những cá nhân tạo góp phần hình thành nên sự kiện lịch sử đó. Do vậy, đảm bảo thông tin chính xác về nhân vật lịch sử là yêu cầu quan trọng trong giảng dạy lịch sử.

• Nội dung xây dựng chủ đề là những vấn đề cơ bản, tiêu biểu tránh

“hiện đại hóa lịch sử”

Các nhân vật lịch sử Thái Bình có cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc thời kì nào cũng có. GV không thể cung cấp hết các kiến thức lịch sử đó cho học sinh. Đây phải là các sự kiện lịch sử tiêu biểu có ý nghĩa quan trọng liên quan đến lịch sử dân tộc. Do đó, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ giúp học sinh tìm hiểu những nhân vật lịch sử từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX là người con tiêu biểu được sách giáo khoa lịch sử lớp 7 nhắc tới nhằm khắc sâu kiến thức về các nhân vật lịch sử này. Biết lựa chọn kiến thức cơ bản, nhân vật lịch sử cơ bản để giảng dạy giúp giáo viên chủ động về mặt thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả của bài dạy.

• Không được tách rời các yếu tố không gian, thời gian, địa danh.

Người xưa thường nói: "Thời thế tạo anh hùng". “Thời thế” - nói theo sử học chính là "bối cảnh lịch sử" - điều mà khi tiếp cận bất kỳ một biến cố, phong trào, học phái nào, người nghiên cứu đều phải xem xét kỹ lưỡng. Bình luận về cá nhân trong lịch sử luôn phải đặt nhân vật đó trong bối cảnh lịch sử của họ cùng mối tương tác với các sự kiện chi phối bên ngoài. Khi sử dụng các kiến thức nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử cần đặt chúng trong mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với các yếu tố khác như thời gian và không gian. Bởi lẽ không gian, thời gian và con người là 3 yếu tố làm nên sự kiện lịch sử. Nếu tách ra khỏi yếu tố thời gian và con người sẽ không còn là nhân vật lịch sử nữa.

Do vậy kiến thức nhân vật lịch sử nó không chỉ dừng lại ở những kiến thức thông thường mà còn gắn với cả kiến thức về địa danh lịch sử, kiến thức về lịch sử có liên quan. Chính vì vậy, khi sử dụng các kiến thức về nhân vật nên kết hợp với các nguồn gốc tư liệu về địa danh, bản đồ lịch sử…để làm sáng tỏ, cụ thể hóa những kiến thức đó với học sinh.

•Nội dung chủ đề theo chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và điều kiện trường học

Những nội dung xây dựng trong hoạt động ngoại khóa cần phù hợp với điều kiện trường học, học sinh và quan điểm đường lối của Đảng, nhà nước và phong tục tập quán Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần tránh hiện tượng hiện tượng xuyên tạc lịch sử gây những nhận thức và hành động sai lệch.

•Cần xây dựng chủ đề theo mức độ biết, hiểu, vận dụng.

Các chủ đề giáo viên xây dựng cần phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trung học cơ sở theo từng cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

Nhận biết: đây được coi là dạng yêu cầu thấp, học sinh cần đạt được những nội dung sau: các sự kiện, biểu tượng lịch sử, ghi nhớ sự kiện để có bức tranh quá khứ để hiểu bản chất của sự kiện.

Thông hiểu: là hình thức ở mức độ cao hơn so với nhận biết, ở mức độ này, HS thấy được bản chất của sự kiện hiện tượng và thấy được mối liên hệ bên trong, bên ngoài của chúng.

Vận dụng: trên cơ sở “biết” và “hiểu”, HS phải vận dụng kiến thức vào thực hành bộ môn và thực tiễn cuộc sống.

Học sinh phải học theo phương pháp tư duy “biết - hiểu - vận dụng”.

Không được phép học vẹt học thuộc lòng mà phải hiểu bản chất vấn đề từ đó mới nhớ lâu. Khi học cần phải hệ thống hóa kiến thức từ khái quát đến chi tiết theo sơ đồ tư duy. Trong quá trình dạy có thể lồng ghép những câu chuyện lịch sử giúp các em tái hiện bức tranh lịch sử để các em dễ nhớ nhất, cũng có khi sử dụng văn học vào giảng dạy lịch sử làm cho giờ dạy mềm mại hơn.

•Tránh tình trạng tham kiến thức dẫn đến quá tải

Việc thiết kế những hoạt động ngoại khóa cho học sinh cần chú ý đến nội dung kiến thức trong bài học nội khóa. Những kiến thức ngoài kiến thức sách giáo khoa để phục vụ cho hoạt động ngoại khóa khá phong phú. Tuy nhiên, GV không cần và cũng không thể lấy toàn bộ những kiến thức đó để đưa vào hoạt động ngoại khóa. Chính vì vậy, cần cân nhắc và đưa vào hoạt động ngoại khúa với những kiến thức cơ bản, cần thiết, cốt lừi nhất để phục vụ cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao.

•Phải quan tâm đến phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh

Giảng dạy về nhân vật lịch sử cũng góp phần hoàn thành mục tiêu của bộ môn, mục tiêu giáo dục. Trong hệ thống các phương pháp thì phương pháp phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong học tập đem lại hiệu quả tích cực, từng bước thực hiện mục tiêu giáo dục của bộ môn hiện nay. Phát huy tính tích cực là giúp học sinh tham gia tích cực vào khám phá, tiếp nhận kiến thức một cách khách quan, khoa học. Học sinh nhận thức độc lập có nghĩa là hoàn toàn chủ động tiếp thu, ghi nhớ kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giảng dạy nhân vật lịch sử cũng cần thiết sử dụng các phương pháp khác nhau (gợi mở, dạy học nêu vấn đề với hệ thống câu hỏi, trao đổi đàm thoại…) để phát huy tính tích cực chủ động trong nhận thức của học sinh, tạo cho các em thói quen giải quyết vấn đề trước mọi tình huống đặt ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 7 – TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w