Kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử lớp 7 - THCS tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 7 – TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

2.3 Nội dung kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử lớp 7 - THCS tỉnh Thái Bình

2.3.2 Kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử lớp 7 - THCS tỉnh Thái Bình

Tướng quân Trần Lãm (? - 967) :

Trần Lãm quê ở Kỳ Bá (nay thuộc thành phố Thái Bình). Ông là người gốc Quảng Đông (Trung Quốc), cha là Trần Công Đức sang Việt Nam chiếm giữ, lập nghiệp ở vùng ven biển.

Theo các tài liệu, ông chiếm giữ nơi có tiềm lực mạnh về kinh tế dựa vào lợi thế của nghề đánh cá biển. Vào thế kỉ thứ X – loạn 12 sứ quân, ở Thái Bình có sứ quân Trần Lãm đóng tại Bố Hải Khẩu (quanh thành phố ngày nay). Đây là sứ quân hùng mạnh, Đinh Bộ Lĩnh đã sớm tới đây nương tựa và giúp sức cho nghĩa quân góp phần đắc lực cho sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, củng cố nền độc lập dân tộc và tạo điều kiện cho sự thống nhất đất nước.

Tài liệu tham khảo về nhân vật:

Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử - văn hóa Việt Nam và sở văn hóa thông tin Thái Bình xuất bản (2002), Sở văn hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình.

Trung tâm USESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nxb VHTT, Hà Nội.

Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

Ông là người làng Hoàng Xá huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất cuối thế kỉ XVIII. Năm 1739, Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở vùng Sơn Nam nổi dậy chống lại sự thối nát của triều đình Lê – Trịnh. “Khoảng năm canh thân 1740”, ông cùng Vừ Đỡnh Dung, Đoàn Danh Chấn, Tỳ Cao phỏt động những cuộc khởi nghĩa lớn ở Sơn Nam, Ngân Già. Thấy triều đình Lê – Trịnh thối nát, nghĩa quân tiến công các quận lị và đánh bại nhiều đạo quân đàn áp của triều đình. Rồi đặt bản doanh ở Thần Khê và Thanh Quan. Tuy nhiên, do quân triều đình phái Phạm Đình Trọng và Hoàng Ngũ Phúc đem binh đi càn quét. Ông rút vào Thanh Hóa và ra Thanh Hóa sau đó giết tên trấn thủ Sơn Nam Hoàng Công Kì năm 1745. Sau đó, gần 20 năm chống trọi lại quân của triều đình thủ lĩnh bị mất. Con ông là Hoàng Công Toản không chống trọi với quân triều đình, cuộc khởi nghĩa tan rã.

Tài liệu tham khảo về nhân vật:

Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử - văn hóa Việt Nam và sở văn hóa thông tin Thái Bình xuất bản (2002), Sở văn hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình.

Trung tâm USESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nxb VHTT, Hà Nội.

Phan Bá Vành: (? - 1827)

Ông còn có tên là Đỗ Hiển Vinh (Đỗ Bá Vinh) người làng Minh Giám huyện Vũ Tiên phủ Kiến Xương (nay là xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, Thái Bình).

Ông tổ của ông là công thần thời Lê Thái Tổ ở Thanh Hóa sau tìm đến Trà Lũ. Ngay từ thời thơ ấu, Phan Bá Vành nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người khỏc(Xem phụ thờm lục 3). ễng rất ham học vừ, ở gần làng cú lũ học vừ, ụng liền xin vào học. Lớn lờn, ụng vừa chăm chỉ luyện tập vừ nghệ lại vừa cú sức khỏe khác thường nên được mọi người thán phục.

Sinh ra trong gia đình nghèo khổ, mẹ ông cày cấy chẳng đủ ăn phải làm thêm nghề nuôi cá bột và bán cá giống (nghề cổ truyền tại Minh Giám). Mất cha từ sớm, đời sống của gia đình ngày càng sa sút, cực khổ. Chính hoàn cảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng và hành động của ông.

Bất bình trước cảnh cuộc sống đói khổ của nhân dân dưới sự thống trị của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn, người nông dân quá nghèo khổ ở vùng Sơn Nam Hạ, cũng không thể ngồi yên chờ chết được nữa. Năm 1821 Phan Bá Vành và một số bạn cùng chí hướng tập hợp dân nghèo nổi lên khởi nghĩa chống lại bọn tham quan ô lại, cướp của nhà giàu để cứu dân đói. Căn cứ chính của nghĩa quân đặt tại Trà Lũ (Kiến Xương – Thái Bình). Nhân dân Thái Bình khâm phục con người dũng nghĩa và ngợi ca ông:

“Trên trời có ông sao rua

Ở làng Trà Lũ có vua Ba Vành”

Hoạt động của nghĩa quân nhanh chóng lan rộng khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên… và đánh bại nhiều cuộc tấn công, đàn áp của triều đình2 (xem thêm phụ lục 1). Nhiều tướng giỏi của triều đình được cử về hàng vạn bao vây căn cứ Trà Lũ. Nghĩa quân chống đỡ nhưng không thành, Phan Bá Vành bị bắt. Trên đường giải đi, ông cắn lưỡi tự tử để bao toàn khí tiết. Triều đình Minh Mạng điên cuồng đàn áp đẫm máu nghĩa quân và nhân dân trong vùng, ra lệnh dỡ phá hết nhà cửa, lũy tre, cây cối không sót thứ gì.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử - văn hóa Việt Nam và sở văn hóa thông tin Thái Bình xuất bản (2002), Sở văn hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình.

Trung tâm USESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nxb VHTT, Hà Nội.

•Nguyễn Cảnh Minh, Bùi Qúy Lộ (1991), Nhìn lại chủ trương sử dụng nghĩa quân Phan Bá Vành vào công cuộc khai hoang thành lập hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, NCLS số 4

Lê Qúy Đôn (1726 - 1784)

Ông tên là Lê Danh Phương hiệu là Quế Phương quê ở làng Diên Hà huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Thủa nhỏ, Lê Qúy Đôn đã nổi tiếng thần đồng. Lên năm tuổi ông đã học được nhiều bài trong Kinh dịch, mười một tuổi học sử mỗi ngày thuộc được chín mười chương trong Kinh dịch, mười bốn tuổi học hết Ngũ kinh, Tứ thư, Sử, Truyện, đọc cả Chư tử, trong một ngày có thể làm mười bài phú không phải viết nháp. Nhắc đến Lê Qúy Đôn, người ta thường liên tưởng đến những giai thoại về tài ứng đối như: Chữ dại hay chữ Thái, Rắn đầu biếng học, Tam xuyên, tứ mục, sổ nợ bị cháy…(xem phụ lục 3)

Lê Quý Đôn có dịp đọc nhiều sách mới lạ, kể cả sách của người phương Tây nói về địa lý thế giới, về ngôn ngữ học... Chính nhờ quá trình đi nhiều, thấy nhiều, nghe nhiều, biết nhiều việc đời như vậy mà kiến thức Lê Quý Đôn trở nên phong phú vô cùng.

Lê Quý Đôn sống ở thế kỷ thứ XVIII - thời kỳ xã hội Việt Nam có nhiều biến động lớn. Trong lòng xã hội Việt Nam đầy mâu thuẫn khi ấy đang nảy sinh những mầm mống mới của thời kỳ kinh tế hàng hóa, thị trường trong

nước mở rộng, thủ công nghiệp và thương nghiệp có cơ hội phát triển... Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hóa, tư tưởng, khoa học.

Ở thế kỷ XVIII, xuất hiện nhiều tên tuổi rực rỡ như Đoàn Thị Điểm, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Lê Hữu Trác... Đồng thời các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa và Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người "tập đại hành" mọi tri thức của thời đại.

Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ XVIII đều được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại với tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó.

Năm 1765, do quá mệt mỏi chốn quan trường Lê Quý Đôn xin về hưu.

Ông trở về quê tiếp tục mở trường dạy học và viết sách.

Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc. Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn còn giữ được có thể kể ra như sau: Quần thư khảo biện, Vân đài loại ngữ, Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Phủ biên tạp lục, Công trình biên soạn lớn nhất của Lê Quý Đôn là bộ Toàn Việt thi lục 6 quyển.

Lê Qúy Đôn là nhà bác học xuất chúng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bằng bộ óc cực kỳ thông minh, năng lực sáng tạo cao, trí nhớ siêu phàm. ông nghiên cứu cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội lẫn khoa học tư duy, đi tiên phong trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, để lại hàng trăm bộ sách đồ sộ với những thành quả vượt thời gian. Trí tuệ uyên bác của ông từng được người đương thời đánh giá qua câu: “Thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn” (Trong thiên hạ có gì không biết, xin cứ đến hỏi ông Bảng nhãn Lê Quý Đôn). GS sử học Phan Tân đã viết: “Lê Qúy Đôn đã nắm được tất cả những

tri thức mà con người Việt Nam ở thế kỉ XVIII có thể có được. Có thể nói Lê Qúy Đôn là tủ sách tổng hợp biết nói của Việt Nam… trên thì thiên văn, dưới thì địa lý, giữa thì con người. Không gì Lê Qúy Đôn không biết. Hiểu biết của ông rất rộng mà lại rất sâu” [30;259]. Ông là người đầu tiên ở nước ta chấp nhận lý thuyết quả đất hình tròn và biết đến 4 châu: Á, Phi, Âu, Mỹ. Ông cũng là một vị quan rất mực yêu nước thương dân, dũng cảm và năng động với các dự án cải cách táo bạo, được triều đình Lê - Trịnh trọng dụng, phong tới chức Hành Tham tụng (Quyền Tể tướng). Ông còn là một nhà văn hóa lớn, một nhà văn độc đáo, một nhà thơ tài hoa. Học trò của ông là Tiến sĩ Bùi Huy Bích từng nói:

“Nước ta trong vài trăm năm lại đây mới có một người như thầy”. Theo tài liệu của trung tâm USESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng Hội khoa học lịch sử Việt Nam nhận định: “Đó là nhà bác học lớn nhất của Việt Nam dưới thời phong kiến. Trong lịch sử Việt Nam dưới thời phong kiến không ai chước thư lập ngôn nhiều như Lê Qúy Đôn” [84; 374].

Năm 1784 ông bị bệnh và mất tại quê mẹ (làng Nguyên Xá, huyện Duy Tiên, nay thuộc Hà Nam). Thi hài ông được đưa về mai táng ở quê nhà.

Như vậy, phần lớn cuộc đời của nhà bác học Lê Quý Đôn gắn với việc dạy học, nghiên cứu và viết sách, những công việc mà ông coi là hệ trọng của một đời.

Tài liệu tham khảo:

Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử - văn hóa Việt Nam và sở văn hóa thông tin Thái Bình xuất bản (2002), Sở văn hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình.

Trung tâm USESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nxb VHTT, Hà Nội.

•Bùi Hanh Cẩn (1985), Lê Qúy Đôn, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

•Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện sử học (2010), Lê Qúy Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

•Chương trình lịch sử địa phương dành cho các trường THCS tỉnh Thái Bình (2004), Sở giáo dục – đào tạo Thái Bình.

2.4 Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 7 – TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w