CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
2.4 Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử lớp 7 - THCS tỉnh Thái Bình
Thứ nhất, qua thực tiễn ta thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa hiện nay nhất là trên địa bàn các địa phương đã và đang thực hiện. Tuy nhiên, vẫn chưa được tổ chức thường xuyên, hoặc nếu có thì mang tính hình thức và về hiệu quả còn nhiều bất cập nhất là khi GV đã tiến hành nhưng do điều kiện nhà trường hoặc trỡnh độ của bản thõn cũn nhiều hạn chế nhất là chưa hiểu rừ mục tiêu và phương pháp tiến hành để những hoạt động đó thực sự mang lại những hiệu quả thiết thực cho người học.
Hoạt động ngoại khóa chính là nhằm đáp ứng mục tiêu chung của hoạt động giáo dục hiện nay. Đây không phải là hoạt động bắt buộc nhưng nếu thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả dạy học hiện nay khắc phục tình trạng khô khan trong dạy học lịch sử, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Thứ hai, về quá trình triển khai hoạt động ngoại khóa, hiện nay các cấp ngành và địa phương đã chú ý đến việc tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa lịch sử. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết như điều kiện của nhà trường, trình độ của giáo viên…
Tóm lại, tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động ngoại khóa về nhân vật của địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở các trường THCS tỉnh Thái Bình nói riêng là hoạt động cần thiết có ý nghĩa thực tiễn cao. Nếu như thực hiện được những phương pháp tổ chức phù hợp sẽ tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử nói chung. Khi thực hiện, GV cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử địa phương phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục phổ thông và nhiệm vụ của môn lịch sử. Đây là hình thức bên cạnh hoạt động nội khóa trên lớp của GV và HS.
- Về nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa lựa chọn cần tiêu biểu nhất là những nhân vật lịch sử địa phương cần được nhắc tới trong sách giáo khoa lịch sử phổ thông. Bên cạnh đó, những kiến thức nhân vật lịch sử địa phương được đưa vào tổ chức cho HS góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú hơn lịch sử dân tộc.
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử cần đặt mục tiêu giáo dục đạo đức, tư tưởng cho HS. Từ những nhân vật lịch sử của địa phương sẽ góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng niềm tin, lòng tự hào về những nhân vật của quê hương và có ý thức giữ gìn những truyền thống quý báu của quê hương, đất nước.
2.4.1 Đọc sách kết hợp với trao đổi đàm thoại về nhân vật lịch sử
Đây là hình thức có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh trong giờ nội khóa, song chủ yếu trong hoạt động ngoại khóa. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh về mặt tư tưởng, phẩm chất đạo đức, kĩ năng, thói quên hứng thú và phương pháp làm việc với sách. Đọc sách kết hợp với trao đổi đàm thoại trong hoạt động ngoại khóa là hoạt động dễ thực hiện nhưng lại đạt được kết quả cao trong việc bồi dưỡng kiến thức, phát triển kĩ năng và hình thành tư tưởng, phẩm chất đạo đức. Hoạt động này dưới hình thức cá nhân tự đọc hoặc đọc chung với cả lớp. Hai hình thức này đều phải tiến hành đối với mỗi học sinh, tùy theo kế hoạch, điều kiện tổ chức.
Cá nhân tự học là hình thức phổ biến thuận lợi, quan trọng nhát trong hình thức đọc sách ngoại khóa. Giáo viên cần xây dựng cho học sinh nền nếp, thói quen khi tự đọc sách ở nhà phải có chủ đích,có hiệu quả, tránh tùy tiện.
Đọc chung ở lớp những quyển sách hiếm, những đoạn hay để gây hứng thú và bổ sung, củng cố kiến thức. Trên lớp chỉ giới thiệu nội dung sách, thảo luận và tranh luận những vấn đề có liên quan, học sinh về nhà tìm đọc toàn bộ sách, suy nghĩ sâu hơn. Hình thức này chỉ được tổ chức trong một vài lần trong năm học.
Đọc sách và đọc các tài liệu về LSĐP đây là biện pháp nhằm làm phong phú những kiến thức lịch sử cho học sinh, bù đắp những thiếu hụt của kiến thức trước đó, khắc phục tình trạng “cháy giáo án” do không đủ thời gian trên lớp, giới hạn chương trình…
Thứ nhất, khi giáo viên yêu cầu HS nhiệm vụ đọc sách và tài liệu về các nhân vật lịch sử Thái Bình từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, GV sẽ giới thiệu một số cuốn sách tiêu biểu
Ví dụ như:
1. Nguyễn Quang Ân – Nguyễn Thanh (tập 1) – Dư địa chí Thái Bình – Trung tâm UNESCO HN.
2. Nguyễn Quang Ân – Nguyễn Thanh (tập 2) – Dư địa chí Thái Bình – Trung tâm UNESCO HN.
3. Cao Văn Biền – Đoàn Ngọc Hân (1992), Thái Bình trước cách mạng tháng tám, Sở văn hóa thông tin Thái Bình.
4. Chương trình lịch sử địa phương dành cho các trường THCS tỉnh Thái Bình (2004), Sở giáo dục – đào tạo Thái Bình.
5. Nguyễn Thị Côi (cb) (2008), Truyện kể về các nhân vật trong lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6. Grossin (1921), Lịch sử tỉnh Thái Bình.
7. Đỗ Phú Hứa – Phạm Thị Nết – Bùi Duy Lan (1998), Danh nhân Thái Bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
8. Sở văn hóa thông tin và thể thao Thái Bình (1989), Ngàn năm đất và người Thái Bình.
9. Sở văn hóa thông tin Thái Bình (1991), Thái Bình truyền thống và hiện đại.
10. Thái Bình phong vật chí (1976), Thư viện khoa học tổng hợp Thái Bình.
11. Thái Bình thế và lực mới trong thế kỉ XXI (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
12. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (1997), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam –Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội
13. Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử - văn hóa Việt Nam và sở văn hóa thông tin Thái Bình xuất bản (2002), Sở văn hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình.
Bên cạnh đó, để hoạt động đọc sách có hiệu quả, GV cần tiến hành theo các bước:
Bước 1: Xác định đối tượng, mục tiêu của việc đọc sách về các nhân vật lịch sử Thái Bình
Bước 2: GV giới thiệu các cuốn sách cho HS tìm hiểu (cụ thể về tá giả, năm xuất bản, nhà xuất bản).
Bước 3: Tạo động cơ, hứng thú, nêu nhiệm vụ cho HS khi tìm hiểu về các nhân vật Thái Bình.
Bước 4: Thu bài, nhận xét, đánh giá kết quả.
Các bước trên cần diễn ra tuần tự và linh hoạt. GV cần hướng dẫn cách đọc sách sao cho có hiệu quả cho HS như:
Thứ nhất, yêu cầu học sinh đọc mục lục và lời giới thiệu trước để nắm được nội dung cơ bản của cuốn sách mà tìm đến nội dung cần tìm.
Thứ hai, đọc nội dung cần thiết phục vụ cho hoạt động ngoại khóa, tránh hiện tượng đọc lan man, cả quyển mà không phải kiến thức trọng tâm gây mất
thời gian. Giáo viên giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc trong danh mục nên có phần “ tối đa” và phần “ tối thiểu”, tức là những loại sách cần đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian.
Thứ ba, tóm tắt những nội dung chính trong sách, chương đã đọc.
Thứ tư, ghi cảm nhận về sách, những điều tâm đắc, hứng thú và những ý kiến riêng của bản thân.
GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của HS khi đọc sách và thường xuyên kiểm tra các hoạt động đọc sách để đánh giá tính tự giác, tính tích cực của học sinh và khả năng tự học, tự nghiên cứu để có những chính sách động viên và điều chỉnh kịp thời.
Khi lựa chọn các loại sách đọc, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tập trung vào các loại sau đây:
1.Những tài liệu văn kiện của đảng viết về lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương.
2. Những sách nghiên cứu hoặc phổ biến khoa học về lịch sử dân tộc, địa phương giới thiệu những nét chung về sự phát triển của dân tộc hay một số nết tiêu biểu về thành tích xây dựng và bảo vệ tổ quốc như các loại sách về các cuộc khởi nghĩa các chiến thắng, các anh hùng dân tộc …
3. Các hồi kí, ký sự cách mạng. Đây là một loại sách phản ánh các sự kiện mà thanh thiếu niên rất ưa thích.
4. Các tác phẩm văn học có liên quan đến lịch sử dân tộc, địa phương bao gồm thơ văn yêu nước, cách mạng, các tác phẩm văn học hiên thực qua các thời kì, những truyện kí tiểu thuyết lịch sử.
Giáo viên có thể hướng dẫn các em lập ra bảng sau để ghi chép về quá trình đọc sách này:
STT Tác
giả
Tên sách
Thời gian đọc sách Sự kiện cơ bản
Thu hoạch sau khi đọc sách (bài Thời gian Thời gian kết
bắt đầu thúc học, nội dung yêu thích, thắc
mắc…)
Bảng 2.2 Bảng hướng dẫn học sinh đọc sách và trao đổi đàm thoại Trong quá trình đọc sách, GV cần khơi gợi những kiến thức hay, đặc sắc hoặc tóm lược một số nội dung quan trong để khơi gợi, kích thích học sinh hứng thú sưu tầm và tìm đọc. Ví dụ như để kích thích sự tò mò của các em, GV kể cho học sinh nghe mẩu chuyện, giai thoại về nhân vật Lê Qúy Đôn. Sau đó, GV cần gợi mở, câu chuyện cô vừa kể chỉ là 1 trong rất nhiều câu chuyện hay về các nhân vật địa phương Thái Bình các em. Để có những câu chuyện hay, tìm ra những “bí ẩn” của lịch sử thông qua các nhân vật ở quê hương các em hãy đọc những quyển sách về địa phương để tìm hiểu thêm. Trong hoạt động này, cần khắc phục những quan niệm không đúng, thường có trong học sinh như thích đọc tiểu thuyết vừ hiệp lịch sử, tài liệu gốc, bị thu hỳt vào những chi tiết li kỡ hấp dẫn mà không chú ý đến những kiến thức khoa học.
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, giáo viên có thể tổ chức một buổi trao đổi và thảo luận cho HS ở giờ chào cờ đầu tuần hoặc giờ sinh hoạt lớp.
Như vậy, hoạt động hướng dẫn học sinh đọc sách và trao đổi thảo lúận là hoạt động qua đó giáo viên hướng dẫn, điều khiển, gợi ý những câu hỏi hoặc gợi mở những vấn đề qua đó làm khắc sâu kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó, học sinh sẽ tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức từ đó tạo hứng thú học tập cho các em và nâng cao chất lượng bộ môn.
2.4.2 Thăm quan ngoại khóa tại bảo tàng, di tích
Tham quan ngoại khóa là hình thức phổ biến hiện nay trong học tập bộ môn lịch sử. Những dấu vết của quá khứ, những hiện vật trưng bày trong bảo tàng không chỉ cụ thể hóa kiến thức, mà còn để lại một ấn tượng mạnh mẽ
nâng cao hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng bộ môn bởi những nó cụ thể hóa sự kiện, mang lại những cảm xúc, ấn tượng của buổi thăm quan cùng với kiến thức có được sẽ sống động hơn bài giảng trên lớp và sách giáo khoa. Bên cạnh đó, nâng cao hứng thú học tập, phát triển khả năng quan sát và tư duy lịch sử cho người học. Đây cũng là hoạt động nhằm liên hệ giữa tri thức lịch sử với thực tiễn cuộc sống và gắn kết giữa hoạt động giáo dục nhà trường với xã hội.
Yêu cầu khi tiến hành thăm quan ngoại khóa tại bảo tàng, di tích:
•Hình thức chủ yếu của hoạt động này là tham quan các di tích bảo tàng, tham gia các lễ hội truyền thống tại các di tích lịch sử địa phương. Để cho các hoạt động này được tiến hành có hiệu quả thì GV cần chuẩn bị chu đáo về địa điểm, thời gian, nội dung học tập, dự kiến công việc của từng HS, từng nhóm HS. Các hoạt động đề ra phải phù hợp với nội dung chương trình, tâm lí lứa tuổi HS, thường gắn với các ngày kỉ niệm lớn của địa phương… Trong đó HS phải đóng vai trò chủ thể, GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng HS. Hình thức tổ chức phải phong phú, hấp dẫn, có tính nghệ thuật, lôi cuốn đông đảo HS, tránh các báo cáo, diễn văn dài dòng. Cần kết hợp chặt chẽ giữa GV bộ môn với các tổ chức đoàn thể (đoàn thanh niên, đội thiếu niên) và GV các bộ môn khác. Nếu GV làm người hướng dẫn thì phải tìm hiểu, năm vững các nội dung lịch sử mà di tích phản ánh để chuẩn bị nội dung trình bày. Nếu tại di tích lịch sử hoặc bảo tàng có hướng dẫn viên thì GV phải trao đổi với hướng dẫn viên về mục đích, yêu cầu tham quan, những điều HS cần biết.
•Trong quá trình tham quan di tích lịch sử, HS cần được tổ chức thực hiện các bài tập thực hành từ đơn giản đến phức tạp như quan sát, kể chuyện, miêu tả, ghi chép tài liệu. Sau buổi tham quan nên tổ chức thảo luận những
vấn đề có liên quan đến nội dung bài học hoặc mục đích đã đề ra, đồng thời viết thu hoạch.
•Để buổi tham quan đạt hiệu quả tránh các sự cố xảy ra, cần có kế hoạch cụ thể, có sự phối hợp của cả GV, HS, phụ huynh học sinh và nhà trường như Ban giám hiệu, Đoàn đội và GV khác với mục tiêu, nội dung, phương pháp cụ thể. Giáo viên chuẩn bị trước cho HS về tư tưởng, kiến thức chuyên môn về mục đích, yêu cầu…, thông báo sơ qua về địa điểm và nội dung để học sinh có thể tìm hiểu trước trên mạng thông tin hoặc tài liệu cần thiết về địa danh tham quan. Nếu buổi tham quan có sự phối hợp với người hướng dẫn các em học sinh cần nêu yêu cầu trước. Nếu giáo viên trình bày thì cần chuẩn bị chu đáo về nội dung.
•Cần xác định mối quan hệ giữa nội dung bài giảng với các di tích, hiện vật. Di tích, hiện vật lịch sử đó sẽ góp phần làm phong phú, củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh từ đó HS hình thành được biểu tượng, rút ra bản chất, quy luật của sự kiện
•Phát triển khả năng tự học, ghi nhớ, óc quan sát, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử của HS trong buổi tham quan.
Ví dụ, chúng tôi dự kiến kế hoạch cho HS ở trường THCS Phạm Huy Quang đi tham quan Bảo tàng Thái Bình.
•Công tác chuẩn bị cho buổi tham quan Đối với giáo viên
Với vai trò là người điều khiển, hướng dẫn tổ chức hoạt động tham quan cho HS, GV cần:
Thứ nhất, thông qua nội dung Ban giám hiệu, xin ý kiến chỉ đạo về việc tổ chức cho học sinh tham quan học tập. Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội và giáo viên chủ nhiệm, GV bộ môn các lớp để có sự hỗ trợ kịp thời.
Thứ hai, cùng với giáo viên lịch sử thống nhất kế hoạch, mục tiêu, thời gian, dự kiến kinh phí (mua nước, thuê xe, thê hướng dẫn viên…)…. Những kế hoạch cần chi tiết, cụ thể và thống nhất, công khai với GV chủ nhiệm phổ biến với phụ huynh học sinh.
Ví dụ như tổ chức hoạt động tham quan Bảo tàng Thái Bình cho HS khối lớp trường THCS Phạm Huy Quang đảm bảo:
Về mục tiêu: bồi dưỡng củng cố kiến thức lịch sử địa phương đã học lớp 7 giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX thông qua những nhân vật cụ thể. Việc tổ chức tham quan này được tiến hành sau khi học bài học nội khóa trên lớp.
Về giáo dục, GD HS về truyền thống quê hương, tự hào về những nhân vật Thái Bình. Về kĩ năng, rèn luyện, phát huy khả năng học tập, năng lực tự học, kĩ năng quan sát, tư duy lịch sử….
Thứ ba, sau khi kế hoạch được thông qua, GV cần liên hệ với ban quản lý bảo tàng di tích để gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với họ. GV cần trực tiếp liên hệ với nhân viên bảo tàng, di tích, nêu mục đích yêu cầu và sự hỗ trợ về phía họ để tạo điều kiện cho buổi tham quan như bố trí phòng trưng bày, hướng dẫn viên….
GV cũng phải tìm hiểu trước những nội dung có trong buổi tham quan.
Thứ tư, báo cáo kế hoạch chi tiết, thời gian, lịch trình, địa điểm với Ban giám hiệu
Thứ năm, dặn dò HS, phổ biến nội dung tham quan và nêu nhiệm vụ cho HS viết bài thu hoạch (theo mẫu GV soạn). Nêu nội quy quy định đối với HS khi tham quan,
Đối với học sinh
Nêu cao tinh thần đoàn két, ý thức kỉ luật, tuân thủ nội quy của bảo tàng.
Chuẩn bị tốt về sức khỏe, những vật dụng cá nhân cần thiết mang theo.