CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
2.1 Vị trí, mục tiêu của chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7 - THCS .1 Vị trí
Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX là nội dung nằm trong chương trình lịch sử dân tộc tiếp sau thời kì nước ta từ khi mới hình thành đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938.. Trong suốt quá trình học tập, học sinh đã được tiếp cận những kiến thức lịch sử ở bậc tiểu học từ
chương trình lịch sử lớp 4, lớp 5. Tuy nhiên, bộ môn lịch sử ở chương trình bậc tiểu học đó chưa trở thành một khoa học độc lập.
Trên cơ sở kế thừa những kiến thức lịch sử đó, chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX được xây dựng khoa học, chi tiết, cơ bản, phù hợp với đối tượng học sinh lứa tuổi THCS.
Giai đoạn lịch sử này nằm trong chương “Lịch sử Việt Nam” SGK lịch sử lớp 7. Đây là thời kì lịch sử quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Phần này đề cập tới các sự kiện lớn từ khi xác lập chế độ phong kiến với sự kiện Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ cho đất nước ta (thế kỉ X) đến thời kì chế độ phong kiến nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX). Đây chính là thời kì hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến. Đồng thời với đó là quá trình đấu tranh không biết mệt mỏi chống lại sự xâm lược của thế lực phương Bắc và những nỗ lực để xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
2.1.2 Mục tiêu
Mục tiêu của chương trình Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX nằm trong mục tiêu chung của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông góp phần thực hiện giáo dục lịch sử. “Mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ tổ quốc” [8;5]. Đó là mục tiêu chung, còn mục tiêu của bộ môn lịch sử là giúp cho HS “có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” [8;5]. Đó là mục tiêu bồi
dưỡng cho học sinh về kiến thức, giáo dục tư tưởng, thái độ, tinh thần ý thức cộng đồng, trách nhiệm với xã hội qua đó phát triển toàn diện học sinh.
•Kiến thức
Dạy học lịch sử Việt Nam chương trình lớp 7 – THCS trong giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX giúp HS:
- Hình thành những kiến thức cơ bản, khoa học về lịch sử dân tộc trong chương trình sách giáo khoa lớp 7.
- Biết và hiểu được tình hình nước ta trong những năm đầu tự chủ và cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại thế lực ngoại xâm, các thế lực phong kiến suy yếu.
- Khái quát được quá trình đấu tranh xây dựng đất nước trải qua các triều đại Khúc, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn.
- Hiểu rừ những khỏi niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản cho học sinh thụng qua những kiến thức lịch sử. Ví dụ như các khái niệm, thuật ngữ: giai cấp, đấu tranh, quý tộc, chế độ phong kiến… Từ đó, hình thành khái niệm, thuật ngữ liên quan đến chương trình lịch sử cấp trung học cơ sở.
•Về giáo dục
- Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật là lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta; thái độ yêu quý, khâm phục và kính trọng những vị anh hùng dân tộc.
- Hiểu được vai trò của quần chúng nhân dân, những người nông dân chân lấm tay bùn nhưng khi đất nước có ngoại xâm họ sẵn sàng trở thành những chiến sĩ dũng cảm, hy sinh để bảo vệ đất đai, quyền lợi của quê hương, đất nước mình. Bên cạnh đó giáo dục học sinh có thái độ căm thù chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân với bản chất tham lam, tàn bạo và hiếu chiến;
căm thù chiến tranh và yêu chuộng hòa bình.
- Giáo dục, bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh như khả năng tự học, tự nghiên cứu các kiến thức lịch sử, tính tích cực chủ động trong hoạt
động nhận thức… Từ đó, giúp các em có những cách thức chiếm lĩnh các kĩ năng, kiến thức để phục vụ cho học tập và thực tiễn cuộc sống.
- Phát huy tinh thần dân tộc - tinh thần đoàn kết, tự cường dân tộc, ý thức giữ gìn nền văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, đặt niềm tin tưởng vào sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
•Kĩ năng
- Phát triển các kĩ năng học tập cho học sinh như kĩ năng quan sát kênh hình, kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề, kỹ năng khái quát, tổng hợp các sự kiện lịch sử: Trên cơ sở nắm vững từng sự kiện để xâu chuỗi các sự kiện đó lại thành một hệ thống các sự kiện thể hiện bản chất của một thời kỳ hoặc một giai đoạn lịch sử với những nét nổi bật của nó các em cũng bước đầu có ý thức và khả năng sưu tầm, thu thập tài liệu, tranh ảnh, đặc biệt là các tài liệu lịch sử địa phương phục vụ cho việc học tập tìm hiểu về lịch sử dân tộc.
- Rèn luyện, phát triển tư duy trong học tập bộ môn như: tái hiện, so sánh, phân tích, kĩ năng trình bày, so sánh, đối chiếu các sự kiện cơ bản để đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử, rút ra kết luận và bài học lịch sử, biết vận dụng những kiến thức đã được học vào cuộc sống. Phát triển ở học sinh tính tích cực cá nhân cao và tinh thần làm việc tập thể theo nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn “gắn học đi đôi với hành”, liên hệ kiến thức quá khứ với hiện tại như rèn luyện các em biết sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo chủ yếu có liên quan đến nội dung chương trình; tìm kiếm tài liệu trên internet… Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong việc có ý thức và kĩ năng tự tạo một số đồ dùng trực quan cần thiết cho việc học tập như vẽ bản đồ, lược đồ, lập niên biểu, sơ đồ, bảng biểu…
Tóm lại, để đạt được mục tiêu của phần này giáo viên cần phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển tính tích cực, độc lập của học sinh trong hoạt động nhận thức, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
Một trong những nguồn kiến thức không thể thiếu trong việc tạo hứng thú học tập, phát triển tư duy cho học sinh đó chính là nguồn kiến thức phong phú về các địa danh trong dạy học lịch sử. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết, góp phần đạt được mục tiêu dạy học lịch sử trên các mặt kiến thức, kĩ năng và giáo dục.
2.2 Nội dung kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7 - THCS
Để đạt được mục tiêu giáo dục lịch sử đề ra, giáo viên cần nắm vững kiến thức cơ bản của mỗi thời kì lịch sử để có phương pháp, hình thức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Theo chương trình giáo dục hiện nay, môn lịch sử ở cấp THCS được chia theo cấp lớp, mỗi lớp là giai đoạn lịch sử khác nhau, kế tiếp nhau trong tiến trình lịch sử của dân tộc và thế giới. Lịch sử Việt Nam lớp 7 – THCS được xây dựng cơ bản, khoa học chứa đựng nội dung giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn có vị trí vô cùng quan trọng bởi đó là giai đoạn đầy biến động, thử thách của lịch sử dân tộc, những giá trị của dân tộc được bồi đắp từ chính giai đoạn lịch sử này. Nhìn chung, lịch sử Việt Nam giai đoạn này được phân bổ ở các khối 7 lớp như sau:
Thứ nhất, nó tiếp sau chương trình lịch sử lớp 6 - thời kì nguyên thủy trên đất nước ta với những dấu tích của người tối cổ, người tinh khôn. Cùng với đó là tổ chức xã hội và đời sống tinh thần của thời kì này. Bên cạnh đó, sự hình thành nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam – Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc cũng là một nội dung quan trọng trong chương trình lịch sử lớp 6.
Tiếp sau thời nguyên thủy là thời kì nhân dân ta đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến phương Bắc với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: khởi
nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), khởi nghĩa Lý Bí (542 - 602) nước Vạn Xuân được thành lập và những cuộc khởi nghĩa lớn trong thế kỉ VII – IX. Và một biến cố lịch sử quan trọng đánh dấu giai đoạn lịch sử của dân tộc – thời kì giành được quyền tự chủ chấm dứt ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Đây là những việc làm của họ Khúc, họ Dương và trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đàng của Ngô Quyền năm 938.
Thứ hai, chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7 - THCS được xây dựng tiếp theo chương trình lịch sử lớp 6 với giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX. Nội dung của thời kì này phản ánh:
Qúa trình hình thành, phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam nước ta từ buổi đầu độc lập, xây dựng quốc gia phong kiến từ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (thế kỉ X), Lý (thế kỉ XI - XII), Trần (thế kỉ XIII - XIV), Lê sơ (thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI) thông qua bộ máy nhà nước, pháp luật, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại, văn hóa, giáo dục và công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Ngoài ra, nước ta ở thế kỉ XVI – XVIII với sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền với các cuộc chiến tranh: Nam – Bắc triều, chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong Đàng ngoài và bức tranh chung về tình hình kinh tế văn hóa ở thời kì này và sự xuất hiện phong trào nông dân Tây Sơn.
Cuối cùng, ở nửa đầu thế kỉ XIX, nhân cơ hội triều đình Phú Xuân suy yếu, Nguyễn Ánh đem quân chiếm vùng đất Tây Sơn và thực hiện việc thống nhất đất nước mà vua Quang Trung đã đặt cơ sở. Tuy nhiên, do chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã liên tiếp nổ ra.
Thứ ba, kế tiếp sau chương trình lịch sử lớp 7 là nội dung lịch sử lớp 8, chương trình lịch sử phản ánh nội dung từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta đến những phong trào yêu nước chống Pháp năm 1918.
Tóm lại, giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX nằm trong nội dung chương trình đã xây dựng của Bộ giáo dục – đào tạo theo
nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng. Đây là giai đoạn quan trọng giỳp học sinh hỡnh thành những kiến thức cơ bản cốt lừi của lịch sử dõn tộc.
Mỗi một thời kì đều có những sự kiện, biến cố, địa danh, thời gian và nhân vật lịch sử quan trọng. Trong quá trình hình thành những kiến thức đó GV hướng dẫn, điều khiển học sinh hoạt động nhận thức chiếm lĩnh kiến thức và có kĩ năng cơ bản đồng thời có những thái độ tư tưởng đúng đắn, yêu, ghét…
giúp đạt được mục tiêu giáo dục hiện nay.
2.3 Nội dung kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử địa phương trong