CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
1.1 Cơ sở lý luận và xuất phát của đề tài
1.1.7 Yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử địa phương trong DHLS ở trường THCS
1.1.7.3 Yêu cầu khi lựa chọn hình thức và phương pháp tổ chức
•Cần phong phú, đa dạng, mang tính cụ thể, hình ảnh và trực quan về hình thức
Những hình thức hoạt động ngoại khóa trong DHLS cần biết phát huy tinh thần đổi mới giáo dục. Có những phương pháp phong phú và hấp dẫn như: Đọc sách, khai thác tài liệu lịch sử trên mạng, thi kể chuyện, nói chuyện, thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh, thăm quan bảo tàng di tích, dạ hội… tạo
điều kiện để HS độc lập giải quyết các vấn đề học tập, được tự do trình bày những ý kiến riêng của mình đối với các vấn đề đó. Từ đó HS lĩnh hội được nội dung học tập mới theo tinh thần tự khám phá, tự phát hiện.
•Cần thực hiện có hiệu quả
Về hoạt đông ngoại khóa cần làm theo chương trình, kế hoạch cụ thể và thực hiện có hiệu quả. Cần tránh cách làm hình thức gây mất thời gian và lãng phí. Tổ chức hoạt động ngoại khoá lịch sử là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về chương trình. Căn cứ vào tình hình thực tế ở nhà trường phổ thông và nhu cầu học tập của bộ môn mà GV có những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học sử, tổ chức các hoạt động ngoại khoá lịch sử là một xu hướng đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng lấy người học làm trung tâm. Hoạt động ngoại khoá lịch sử, đặc biệt phần lịch sử địa phương không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới. Như vậy, hoạt động ngoại khoá lịch sử trong trường Phổ thông là một hoạt động chuyên môn bổ ích, lý thú và có tính khả thi vì thế cần được Bộ giáo dục đưa vào phân phối chương trình và đặc biệt hoạt động này cần được xem là một hoạt động nằm trong sự quản lý chuyên môn ở nhà trường Phổ thông. Có như vậy hoạt động ngoại khoá lịch sử trong trường Phổ thông mới được duy trì một cách thường xuyên và có hiệu quả.
•Cần phát huy tính tích cực, độc lập của HS
Hoạt động ngoại khóa cần có sự vận dụng một cách linh hoạt cả phương pháp dạy học hiện đại và phương pháp dạy học truyền thống trong giảng dạy môn lịch sử. Để phát huy được tích tích cực học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng phương pháp của giáo viên chứ không phải là phụ thuộc vào bản thân phương pháp đó. Việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp nhằm tổ chức hoạt động ngoại khóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nội dung bài học, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường, sở trường của giáo viên… Giáo viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học như thế nào để người học được hoạt động tích cực về mặt nhận thức cũng như về mặt thực hành để họ tự khám phá ra tri thức mới. Theo lý luận dạy học, về mặt nhận thức thì các phương pháp hoạt động thực hành là “tích cực” hơn các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan thì “tích cực” hơn phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp dùng lời nhưng mặt bên trong của phương pháp đã thể hiện mức độ tính tích cực nhận thức của học sinh, đòi hỏi tư duy tìm tòi, sáng tạo của các em. Để phát huy tính tích cực của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ hoặc thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống. Đối với môn lịch sử, do đặc thù tri thức của bộ môn, nên các phương pháp truyền thống nếu biết vận dụng hợp lý thì vẫn rất hiệu quả. Vấn đề là ở chỗ: cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp thuyết trình, vấn đáp…
Đồng thời vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các phương pháp hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập phù hợp với hoàn cảnh dạy học bộ môn hiện nay như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tình huống, đóng vai hoặc tấn công não… Thực tiễn giảng dạy môn lịch sử chứng minh rằng vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại sẽ mang lại hiệu quả dạy học rất cao.
Dạy học ngoại khóa lịch sử phải gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh. Cụ thể là giáo viên cần tăng cường liên hệ bài học lịch sử với kiến thức
lịch sử địa phương nơi các em sinh sống để minh hoạ cho bài giảng. Đồng thời cũng cần khuyến khích học sinh liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương, đất nước trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa bộ môn lịch sử phải chú trọng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, phải gắn liền với đổi mới phương tiện dạy học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các thiết bị dạy học đã được cung cấp theo danh mục cũng như các thiết bị, đồ dùng dạy học do giáo viên, học sinh tự làm; đặc biệt giáo viên cần tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong để có thể “nối dài” các giác quan của học sinh, cung cấp cho học sinh những hình ảnh, âm thanh sống động…Qua việc nghe, nhìn như vậy, học sinh có thể tự nhận xét, so sánh, suy nghĩ và rút ra những kiến thức cần thiết, từ đó nâng cao tính tích cực của học sinh trong học tập.
•Linh động sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử gần đây, trên các diễn đàn nghiên cứu, các hội nghị, hội thảo, người ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan tâm bức xúc đối với những người trực tiếp giảng dạy lịch sử ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn lịch sử trong tình hình hiện nay. Giải quyết thực trạng trên, cần phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khoá lịch sử.
Chính vì vậy, trong những hoạt động ngoại khóa, sự linh động, sáng tạo của GV trong hoạt động dạy học với từng trường học cụ thể và đối tượng học sinh cụ thể là điều kiện cần thiết nằm nâng cao hiệu quả bài học.