Chức năng, vai trò của thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang (Trang 20 - 23)

1.1. Lý luận cơ bản về thuế GTGT

1.1.1.3. Chức năng, vai trò của thuế

Vai trò của thuế trong nền kinh tế tị trường

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau, nhưng thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu NSNN.

- Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Để tạo sự công bằng trong xã hội, nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập của xã hôi. Thuế là công cụ quan trọng mà nhà nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này.

- Thuế là công cụ để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh

Qua công tác quản lý thu thuế, nhà nước có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý nhà nước về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH).

- Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

Nhà nước có thể dùng thuế để tác động, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) ở một số ngành nghề, vùng kinh tế đặc thù để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý [16].

Chức năng của thuế

- Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân phối thu nhập

Ngay từ khi ra đời đến nay thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước. Người ta gọi công dụng này là chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế. Thông qua chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế mà các quỹ bằng tiền tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước. Chính chức năng này đã tạo ra những tiền đề để nhà nước tiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Do đó chức năng này còn được gọi là chức năng phân phối của thuế.

Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế được Nhà nước vận dụng dẫn đến kết quả là diễn ra quá trình “nhà nước hóa” một bộ phận GDP dưới hình thức tiền tệ; tạo điều kiện khách quan vô cùng cần thiết cho sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Do đó, chính chức năng phân phối và phân phối lại, trong một chừng mực rất đáng kể, đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác

dụng chức năng điều tiết kinh tế của thuế [16].

- Chức năng điều tiết

+Điều tiết kinh tế: Nhà nước cũng sử dụng nhiều công cụ để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng. Trong đó, thuế là một công cụ thuộc lĩnh vực tài chính và là một công cục sắc bén nhất được nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

+ Điều chỉnh chu kỳ kinh tế: Để điều tiết chu kỳ kinh tế có hiệu quả, thông thường các nhà nước dựa vào việc áp dụng các loại thuế có mức ổn định tự động cao, điển hình là thuế đánh trên thu nhập theo biểu thuế lũy tiến. Tuy nhiên, cũng có nhà nước dùng biện pháp điều chỉnh chính sách theo từng thời kỳ bằng cách hạ hay tăng thuế suất đánh vào những hoạt động chủ yếu để tác động đến toàn bộ nền kinh tế.

+ Thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý: Bằng việc ban hành hệ thống chính sách thuế, nhà nước sẽ quy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với mức thuế suất cao hoặc thấp vào các ngành nghề, các mặt hành cụ thể. Thông qua đó nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế quan trọng hoặc san bằng tốc độ phát triển tăng trưởng giữa chúng, đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa các ngành trong nền kinh tế.

+ Điều chỉnh tích lũy vốn: Việc thay đổi chính sách thuế của nhà nước có thể ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tích lũy vốn và do đó tác động đến quá trình đầu tư phát triển kinh tế.

+ Sử dụng thuế để bảo hộ sản xuất trong nước: Bất kỳ nhà nước nào cũng quan tâm và có trách nhiệm hơn với các nhà đầu tư là công dân của mình, để giúp họ có thể yên tâm đầu tư, kinh doanh có hiệu quả ngay trên đất nước của họ. Vì vậy xu thế bảo hộ cho các nhà đầu tư trong nước, cũng như khuynh hướng bảo hộ những ngành nghề sản xuất truyền thống của dân tộc là một tất yếu buộc mọi nhà nước phải quan tâm bằng nhiều biện pháp và về lâu dài tránh được việc phụ thuộc vào nước ngoài về hàng hóa.

+ Thuế điều tiết tiêu dùng: Việc áp dụng các mức thuế gián thu phân tầng như thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt,... sẽ làm giảm cầu với những hàng

hóa, dịch vụ mà nhà nước cho là cần phải hạn chế hoặc nên ưu đãi.

+ Thuế thực hiện điều tiết xã hội: Nền kinh tế hàng hóa phát triển kéo theo đó là sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng. Trong bối cảnh đó, thuế, đặc biệt là các loại thuế thu nhập giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng và làm giảm khoảng cách phân hóa giàu nghèo.

Tuy nhiên, cần nhận thức rằng công cụ thuế là một trong những công cụ rất nhạy cảm đối với nền kinh tế. Vì vậy trong cả hai tình huống của nền kinh tế không phải bao giờ sử dụng công cụ thuế cũng đều thành công. Do đó, để đưa nền kinh tế ổn định tương đối, cùng với thuế phải sử dụng kết hợp đồng bộ với các công cụ khác một cách nhịp nhàng [16].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w