THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG
12. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ
2.5. Đánh giá chung công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn 1. Những thành tựu đạt được
2.5.2. Những tồn tại hạn chế
2.5.2.1. Quản lý Doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế
Hiện vẫn còn tình trạng có một số DN khi thay đổi thông tin thuộc loại bắt
buộc phải kê khai bổ sung theo quy định nhưng không kê khai làm cho các thông tin về DN tại cơ quan thuế trên hệ thống quản lý của ngành chưa thực sự chính xác.
Một số DN khi sát nhập, chuyển đổi sở hữu hoặc mua bán DN nhưng kê khai với cơ quan thuế còn chậm. Một số DN vì lý do khách quan phải tạm ngừng SXKD một thời gian nhưng không báo cáo cơ quan thuế cũng không kê khai thuế theo quy định. Một số Doanh nghiệp gặp khó khăn trong SXKD, thực tế không còn hoạt động nhưng không làm các thủ tục giải thể, phá sản theo trình tự pháp luật để đóng hiệu lực cảu mã số thuế.
Về tiêu chí để phân cấp quản lý DN giữa Cục thuế với các Chi cục Thuế còn chưa thực sự khoa học cũng đã gây khó khăn trong công tác quản lý các DN mới thành lập. Cơ chế liên thông một cửa giữa cơ quan thuế với sở kế hoạch đầu tư hoạt động chưa thực sự thông suốt, còn hiện tượng DN được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng chậm đến cơ quan thuế đăng ký, kê kê khai nộp thuế theo quy định.
2.5.2.2. Quản lý doanh thu, thuế giá trị gia tăng
Việc kê khai thuế GTGT theo cơ chế TKTN như hiện nay còn phụ thuộc vào tính tự giác của NNT. Do đó, có một số DN đã lợi dụng cơ chế TKTN để kê khai không đủ nghĩa vụ thuế, thậm chí gian lận tiền thuế ở nhiều mức độ khác nhau.
Thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy cả doanh thu tính thuế, thuế GTGT đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của DN đều chứa đựng những rủi ro dẫn đến thất thu thuế:
- Vế thuế GTGT: Loại hành vi phổ biến nhất trong gian lận thuế GTGT là kê khai không trung thực trong khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Bao gồm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để khấu trừ khống các yếu tố đầu vào, không phân bổ thuế GTGT đầu vào cho phần hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT bán ra, kê khai khấu trừ thuế GTGT của phần chi phí vượt định mức, khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ sử dụng cho các mục đích khác ngoài hoạt động SXKD, ...
- Về doanh thu, thuế GTGT đầu ra, hành vi vi phạm chủ yếu vẫn là không xuất hoá đơn khi bán hàng hoặc ghi hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán hoặc
xuất hoá đơn chậm so với thời điểm bán hàng thực tế.
2.5.2.3. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế
Công tác quản lý thu nợ thuế tuy đã có tiến bộ hơn, bước đầu được chuyên nghiệp hoá xong cũng còn nhiều vấn đề cần được cải cách. Trên thực tế số thuế nợ vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ nợ trên tổng số thu có chiều hướng gia tăng, có nguy cơ vượt trên tỷ lệ 5% do Tổng cục Thuế đề ra. Công tác cưỡng chế nợ thuế thực hiện còn rất hạn chế, không ứng phó kịp với tình hình kinh tế suy thoái dẫn đến nhiều DN mất khả năng thanh toán, không có tiền để nộp thuế.
2.5.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Công tác thanh kiểm tra thuế mới chỉ đáp ứng được một phần với yêu cầu quản lý mới. Tình trạng gian lận thuế còn diễn ra phổ biến, trong khi số lượng Doanh nghiệp ngày càng tăng, số lượng cán bộ thuế làm công tác thanh kiểm tra có hạn. Tỷ lệ DN được thanh tra, kiểm tra còn chưa cao. Trong khi đó hầu hết số DN được thanh kiểm tra đều có sai phạm phải xử lý truy thu, xử phạt về thuế. Những DN qua kiểm tra phát hiện gian lận thuế, Cục thuế mới chỉ dừng lại ở mức độ truy thu số tiền thuế khai thiếu, xử phạt chậm nộp tiền thuế và phạt do khai sai.
Việc thanh tra, kiểm tra theo rủi ro còn rất hạn chế do chất lượng của công tác thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu, đánh giá rủi ro theo quy định của Luật QLT còn lúng túng, chưa tổ chức thu thập được thông tin về tình hình SXKD, số liệu về tỷ lệ giá trị gia tăng, số liệu về giá cả thị trường,... nên không có đủ thông tin cho quá trình phân tích. Việc áp dụng tin học hỗ trợ cho phân tích thông tin thanh tra, kiểm tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc phân tích thông tin chỉ mới dừng lại ở các thông tin trên các hồ sơ khai thuế của NNT.
Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng khác như công an, quản lý thị trường, thanh tra... chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn của một số cán bộ thanh kiểm tra còn hạn chế, đặc biệt là kiến thức về kinh tế ngành, kỹ năng khai thác thông tin, xử lý thông tin trong quá trình tác nghiệp cũng làm hạn chế hiệu quả của công tác này.
2.5.2.5. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT
Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác TT&HT NNT vẫn còn những hạn chế:
- Về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền: Mặc dù hệ thống
TT&HT NNT đã có những cố gắng nhất định trong việc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, đa dạng hoá nội dung và hình thức trong việc cung cấp thông tin cho NNT tuy nhiên xét một cách khách quan và cụ thể thì vẫn còn có những thông tin được cung cấp chưa đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời cho NNT.
Mặt khác, các hình thức cung cấp thông tin qua các phương tiện báo, đài vẫn tương đối khô khan và dập khuôn, chưa có nhiều sự đổi mới, sáng tạo để thu hút sự quan tâm của NNT và xã hội.
- Việc triển khai thực hiện mô hình “một cửa” tại bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT của cơ quan thuế vẫn còn hạn chế về trang thiết bị, con người, do đó chưa đạt được sự hài lòng cao của NNT; Đội ngũ cán bộ làm công tuyên truyền, hỗ trợ NNT tại Cục Thuế hiện nay có trình độ kiến thức, kỹ năng công tác chưa cao, chưa đồng bộ và chuyên nghiệp. Điều này dẫn đến chất lượng của công tác tư vấn, hỗ trợ vẫn chưa thực sự đáp ứng được sự kỳ vọng của NNT.
- Công tác TT&HT NNT vẫn chủ yếu theo một chiều, tính tương tác giữa DN và cơ quan thuế còn hạn chế. Cơ quan thuế chưa thực sự coi DN là trung tâm của công tác TT&HT, chưa khảo sát phân loại DN để áp dụng các hình thức phù hợp với nhu cầu của từng nhóm DN khác nhau. Cơ quan thuế vẫn chủ yếu cung cấp những dich vụ mà mình có, chưa thực sự cung cấp những nội dung mà DN cần.
Việc điều tra khảo sát nhu cầu của NNT để lập chương trình kế hoạch phát triển chức năng TT&HT NNT mới chỉ đươc thực hiện ở mức đơn giản, rời rạc, không thành hệ thống và theo một quy mô tổng thể.
- Phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế để cung cấp thông tin nhằm giúp cho hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ sát với thực tế nhu cầu của DN còn rất hạn chế. Hơn nữa hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT chỉ chú trọng vào ở cấp Cục thuế. Hơn nữa lại ít quan tâm đến sự phối hợp với các tổ chức tư vấn, kiểm toán, kế toán và đại lý thuế cũng như các hiệp hội ngành nghề để trao đổi thông tin về DN .
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào TT&HT NNT trong công tác đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế điện tử; giải đáp trực tuyến qua mạng ngành Thuế với
sự hỗ trợ của công nghệ chưa đáp ứng tình hình thực tế.
2.5.2.6. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình TKTN là một bước tiến trong công tác QLT, nó đòi hỏi bộ máy QLT của Cục Thuế phải được tổ chức theo mô hình chức năng và vận hành tương đối thông suốt. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn vẫn cần phải có những cải cách điều chỉnh để khắc phục một số hạn chế. Hàng năm theo quy định Cục Thuế vẫn phải thực hiện luân phiên, luân chuyển, trong khi QLT theo mô hình chức năng đòi hỏi cán bộ phải được chuyên môn hoá cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn mang tính chắp vá, chưa có chiến lược đào tạo bài bản. Các bộ phận chức năng phối hợp còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Việc khai thác số liệu phục vụ cho công tác báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất phục vụ cho công tác lãnh chỉ đạo còn mất nhiều thời gian.
Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lượng cán bộ không tăng mà số lượng DN tăng nhanh dẫn đến việc bố trí nhân lực cho công tác QLT còn có những bất cập.
2.5.2.7. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các ban ngành
Công tác QLT ngày nay cần được sự phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành liên quan. Tuy nhiên, thực tế công tác phối hợp QLT giữa cơ quan thuế với chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành cấp Tỉnh chưa được chặt chẽ. Các ban, ngành còn xem công tác QLT là việc riêng của cơ quan thuế, do đó, trong quá trình thu thập, nắm bắt thông tin từ các cơ quan phục vụ cho việc QLT gặp không ít khó khăn, một số ban, ngành còn vô tình tạo điều kiện cho DN trong việc không chấp hành nghĩa vụ thuế.