Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng ban hành các chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và xây dựng quy hoạch, kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tạo khuôn khổ pháp lý công khai, minh bạch để mọi cá nhân, tổ chức tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, kịp thời xử lý các vi phạm;
xỏc định rừ những việc Nhà nước cần quản lý và bắt buộc Nhà nước phải bảo đảm thi hành thông qua một thủ tục chung, bảo đảm để TTHC được quy định
thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được thực hiện thống nhất trong cả nước, không nên viện dẫn đặc thù của ngành, địa phương để đặt ra những TTHC khác so với quy định của pháp luật. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình một cửa, một cửa liên thông thì phải hoàn tiện hệ thống thể chế hành chính đồng bộ, thống nhất và cụ thể từ trung ương tới cơ sở nhằm tạo cơ sở pháp lý cho CBCC thực hiện công việc. Từ thực tế giải quyết công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho thấy, nhiều CBCC còn lúng túng trong giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức hoặc việc giải quyết hồ sơ không đúng quy trình.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền. Trước tình hình trên thì việc hoàn thiện hệ thống thể chế tại bộ phận tiếp nhận kết quả là tất yếu.
Hoàn thiện thể chế ở đây bao gồm thể chế về cơ cấu tổ chức, đội ngũ CBCC và thể chế về nguyên tắc hoạt động, quy trình giải quyết công việc của bộ phận. Cụ thể, UBND huyện cần không ngừng hoàn thiện thể chế về cơ cấu tổ chức bằng cách rà soát, sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với yêu cầu của cụng việc đặt ra. Cú quy định cụ thể, rừ ràng về quyền lợi và trỏch nhiệm của CBCC làm việc tại bộ phận, quy định cụ thể về nguyên tắc và quy trình giải quyết hồ sơ đối với các lĩnh vực đang thực hiện tại bộ phận và cần có những quy định cụ thể về mối quan hệ phối hợp giữa bộ phận với phòng ban chuyên môn và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc hiệu quả giải quyết công việc.
Hiện nay,các văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của bộ phận vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, cơ chế phân công phối hợp vẫn còn chưa phát huy hiệu quả. Mặt khác, chế tài xử lý vi phạm còn thiếu nghiêm ngặt, thiếu tính răn đe, do vậy chưa thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật.
Hệ thống các văn bản quy định về mối quan hệ trong giải quyết các thủ tục
hành chính giữa bộ phận với các cơ quan chuyên môn chưa cụ thể, dẫn đến tình trạng đùn đẩy công việc, trách nhiệm trong giải quyết hồ sơ và khó khăn trong xác định trách nhiệm khi có vi phạm.
Do đó, nâng cao chất lượng và hoàn thiện các văn bản pháp lý là một yêu cầu cấp thiết nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của bộ phận. Để hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý, cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa cả về nhân lực và tài chính ngay từ cấp Trung ương. Đầu tư đào tạo một đội ngũ chuyên viên về xây dựng và ban hành văn bản pháp lý, có chức năng thường xuyờn kiểm tra, theo dừi hiệu quả của cỏc văn bản để cú hướng thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình cụ thể trong từng giai đoạn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chuyên viên xây dựng và ban hành các văn bản đảm bảo tính chặt chẽ và khoa học của các văn bản trong quá trình đưa vào sử dụng. Nâng cao hiệu quả trong quá trình ban hành văn bản theo hướng chú trọng chất lượng và hiệu quả lâu dài, hạn chế sửa chữa, bổ sung, thay đổi nhiều lần tốn thời gian, công sức và tiền bạc.
Việc hoàn thiện thể chế về tổ chức, nhân sự, hoạt động của BPMC, MCLT cú ý nghĩa vụ cựng quan trọng, giỳp xỏc định rừ trỏch nhiệm, quyền hạn giữa CBCC làm việc tại bộ phận với nhau; giữa CBCC tại bộ phận với các phòng ban chuyên môn. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc cho công dân, tổ chức.
Để nâng cao hơn nữa hoạt động của bộ phận cần có các giải pháp cụ thể như:
- Xây dựng được hệ thống chế tài nghiêm minh, có tính răn đe đối với đội ngũ cán bộ công chức.
- Quy trỏch nhiệm cụ thể rừ ràng cho từng trường hợp vi phạm theo nguyên tắc: “Sai khâu nào thì xử phạt tại khâu đó”, tránh đùn đẩy trách nhiệm.
- Xác định cụ thể trách nhiệm của từng CBCC trong từng trường hợp vi phạm, trách nhiệm của người xử lý.
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và tạo động lực làm việc