Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị văn phòng: Tổ chức và điều hành hoạt động văn phòng tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thuộc ủy ban nhân dân huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 96 - 99)

- Tăng thêm số cán bộ, công chức làm việc tại trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc thường xuyên

Hiện nay, số lượng cán bộ công chức làm việc tại bộ phận là 06 người, còn thiếu để có thể đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc nhanh chóng kịp thời cho công dân, tổ chức. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận, yêu cầu trước hết là tăng cường số lượng đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại bộ phận, đặc biệt là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc đòi hỏi khả năng xử lý nhanh chóng, kịp thời. Để hoạt động của bộ phận đạt hiệu quả cao, cần bổ sung thêm từ 2 đến 3 CBCC chuyên môn, nhất là cán bộ làm trong lĩnh vực quản lý đất đai, thế chấp đảm bảo tài sản gắn liền với đất, yêu cầu có năng lực, có trình độ cao, nhanh nhạy thường xuyên nắm bắt thông tin, tình hình cho phù hợp với yêu cầu công việc.

- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận.

Để bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hành chính hoạt động một cách hiệu quả, đúng thời gian quy định thì việc nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ CBCC đảm nhiệm công tác ở bộ phận cũng như ở các phòng ban liên quan là một việc làm hết sức quan trọng.

Thực tế cho thấy nhiều CBCC vẫn còn lúng túng trong giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức. Tình trạng này xuất phát từ lý do đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện Tĩnh Gia còn yếu về chuyờn mụn, chưa nắm rừ về quy trỡnh thực hiện cũng như chưa hiểu

biết sâu về lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra, một số CBCC trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Mặt khác, đội ngũ nhân sự tại bộ phận chủ yếu là những cán bộ, công chức thuộc các phòng, ban chuyên môn được phân công làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, chưa được đào tạo nhiều về nghiệp vụ nên vẫn còn lúng túng và chậm trễ trong quá trình giải quyết công việc.

Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC làm việc tại bộ phận phải được lên kế hoạch một cách kỹ lưỡng và tiến hành đào tạo, bồi dưỡng trên tất cả các phương diện hoạt động từ kiến thức chuyên môn đến các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp. Cụ thể là về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần dạy bổ sung kiến thức về TTHC trên tất cả các lĩnh vực mà bộ phận đang tiếp nhận hồ sơ, giảng dạy về quy trình giải quyết theo đúng quy định đề ra, … Đồng thời, cũng cần bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho đội ngũ CBCC làm việc tại đây, bởi vì những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại là rất lớn, nó đang phục vụ đắc lực cho hoạt động của mỗi người trong việc thực thi công vụ. Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thì kiến thức về đạo đức công vụ cũng rất cần thiết với mỗi người CBCC. Cần cho họ thấy rừ được vai trũ của đạo đức nghề nghiệp cú ý nghĩa vụ cựng quan trọng, từ đú họ ý thức được bản thân mình cần phải làm gì để nâng cao giá trị đạo đức cũng như tự rèn luyện bản thân, sẵn sàng phục vụ nhân dân vì lợi ích của nhân dân, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Góp phần xóa bỏ tệ nạn tham nhũng, thái độ hạch sách đối với nhân dân.

Về kỹ năng nghiệp vụ hành chính bao gồm ký năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Ngoài những kỹ năng này, do đặc thù của bộ phận là tiếp xúc với nhân dân, tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau, do đó cần có sự học hỏi không ngừng.

- Có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức.

Một trong những biện pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBCC đó là khen thưởng, thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Mỗi một cá nhân có những nhu cầu khác nhau nhưng nhìn chung đều hoạt động theo nấc thang nhu cầu của Maslow. Trong đó, nhu cầu về vật chất là một trong những nhu cầu cơ bản của con người cần được thỏa mãn. Vì vậy, cần có quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp hợp lý để đội ngũ CBCC tại BPMC, MCLT có thể yên tâm công tác, phục vụ hết mình vì nhân dân, vì công việc.

Bên cạnh chế độ tiền lương hợp lý thì cần có các hình thức khen thưởng hợp lý cũng sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy CBCC tại bộ phận này làm việc hiệu quả. Có thể nhiều người không cần thưởng nhiều về vật chất, nhưng nếu biết thưởng đúng lúc, vinh danh đúng thời điểm sẽ là biện pháp tác động tinh thần rất lớn đối với cán bộ, công chức. Ngoài chế độ lương, thưởng thì một biện pháp nữa có thể tạo động lực làm việc cho CBCC đó chính là lời khen. Có người đã từng nói đừng bao giờ tiết kiệm lời khen nếu khen để giúp người khác tốt lên. Đối với CBCC chỉ cần một lời khen, một lời tuyên dương trong cuộc họp giao ban, tổng kết thì cũng góp phận giúp cho CBCC ở bộ phận này làm việc hăng say. Tuy nhiên, khen thưởng bao giờ cũng đi đôi với việc xử phạt. Nếu những CBCC không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan thì tùy vào mức độ vị phạm có thể áp dụng các hình thức xử lý khác nhau. Nhằm duy trì và đảm bảo kỷ cương và tính nghiêm minh của công sở.

- Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho Cán bộ, công chức hoàn thành tốt công việc.

Tạo môi trường làm việc thuận lợi cũng là một trong nhóm giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công việc của đội ngũ CBCC làm việc tại BPMC, MCLT huyện. Môi trường làm việc thuận lợi phải đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu thiết yếu phục vụ cho quá trình làm việc như cơ

sở vật chất, phương tiện phục vụ làm việc, sự bố trí sắp xếp vị trí việc làm cũng như các trang thiết bị hỗ trợ. Cần chú trọng xây dựng trụ sở làm việc hợp lý, đầu tư trang thiết bị tại phòng làm việc để mỗi CBCC có đầy đủ điều kiện thực hiện công việc một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, Trưởng bộ phận cũng cần có nghệ thuật lãnh đạo, am hiểu tâm lý nhân viên từ đó xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn kết tạo bầu không khí thoải mái khi thực hiện công việc.

Một số giải pháp cụ thể như thường xuyên mở các khoá học hoặc cử đi học ở các trường như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Nội vụ Hà Nội, … giúp cán bộ có điều kiện tiếp xúc và cập nhật thông tin liên quan đến chuyên môn của mình để tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân.

Mở các lớp bồi dưỡng tin học văn phòng, tin học ứng dụng phục vụ cho quá trình giải quyết công việc cho người dân.Tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo tạo cơ hội cho cán bộ,công chức các bộ phân, ban ngành chuyên môn có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường tình đoàn kết, khả năng phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.

3.3. Nhóm giải pháp về đảm bảo các điều kiện đáp ứng tổ chức và

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị văn phòng: Tổ chức và điều hành hoạt động văn phòng tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thuộc ủy ban nhân dân huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w