Tổng hợp chi phí sản xuất gắn liền với thực hiện các nội dung cơ bản sau:, điều chỉnh các khoản vật liệu thừa, loại bỏ các khoản không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì, đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành, kết chuyển các chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ) vào TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
1.3.2. Tài khoản sử dụng
Để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm.
1.3.3. Nguyên tắc hạch toán
Sơ đồ 04: Kế toán chi phí SXC
Chi phí sản xuất kinh doanh hạch toán trên TK 154 phải chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất,…); theo loại, nhóm sản xuất, hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung biến đổi phân bổ kết chuyển hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
1.3.4. Phương pháp hạch toán
621 154 111,152,138
Kết chuyển CP NVLTT Các khoản giảm chi
622
155, 157, 632
Kết chuyển CP NCTT Giá trị sản phẩm nhập kho,
gửi bán, tiêu thụ
154
627
Kết chuyển CP SXC Giá trị sản phẩm chuyển
sang giai đoạn sau
Sơ đồ 05: Kế toán tổng hợp CPSX theo phương pháp KKTX 1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, DN cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất , quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà DN có thể áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác nhau.
1.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) sẽ phục vụ cho toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành và chưa hoàn thành(số lượng sản phẩm dở dang) còn các chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung đã được phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành không tính cho sản phẩm dở dang. Như vậy trong sản phẩm dở dang chỉ có nguyên vật trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính).
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được áp dụng cho những sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.đồng thời số lượng sản phẩm dở dang qua các kỳ ít biến động
Công thức tính chi phí sản phẩm dở dang :
Công thức 05: Chi phí sản xuất dở dang đánh giá theo chi phí NVLTT Chi phí NVLTT
dở dang đầu kỳ
Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ =
+ Số lượng SP hoàn
thành trong kỳ + Số lượng SP dở dang cuối kỳ
x
Số lượng SP dở dang cuối kỳ
1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản phẩm hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này thì căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và tỷ lệ hoàn thành của chúng để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang.
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất kiểu phức tạp, liên tục sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau.
- Đối với các khoản chi phí nhóm 1 hay các khoản chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (như nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính trực tiếp) thì được tínhvào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức :
- -
Công thức 06: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ nhóm 1
Đối với các khoản chi phí nhóm 2 hay các khoản chi phí phát sinh theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành (như:
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
1.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức Chi phí nhóm 1
dở dang cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ
Số lượng SP dở dang cuối kỳ
Sốlượng sản phẩm dở dang cuối kỳ =
Chi phí nhóm 1 dở dang đầu kỳ
Chi phí nhóm 1 thực tế phát sinh trong kỳ
ì +
+
Chi phí nhóm 2 dở dang đầi kỳ
Chi phí nhóm 2 thực tế phát sinh trong kỳ Chi phí nhóm 2
dở dang cuối kỳ
Số lượng SP hoàn thành trong kỳ
Số lượng SP dở dang cuối kỳ
Tỷ lệ hoàn thành
Số lượng SP dở dang cuối kỳ
Tỷ lệ hoàn thành =
+ x
x +
x
Công thức 07: Chi phí sản xuất dở dang nhóm 2
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng được hệ thống định mức hợp lý. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất, quy đổi theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và định mức khoản mục phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp cho từng loại sản phẩm.