PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
3.3. Một số phương pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm may mặc và làm giảm giá thành sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Dệt May Huế
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu và đánh giá về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dệt may Huế, tôi xin đưa ra một số ý kiến giúp công ty hoàn thiện hơn công tác kế toán cũng như tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
3.3.1. Đối với công tác kế toán nói chung
Công ty cần nối mạng nội bộ với các đơn vị thành viên và chú ý hơn trong việc thiết lập công tác kế toán quản trị, vì kế toán quản trị hiện nay ngày càng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị thực hiện tốt chức năng quản lý của mình trong quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và ra quyết định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty nên lưu ý đến việc bổ sung một số phần hành kế toán quản trị như bổ sung hay luân chuyển vị trí một số nhân viên kế toán đảm nhiệm phần kế toán quản trị, trong đó chú trọng đến công tác tư vấn, kiểm tra, phân tích chi phí, giá thành sản phẩm. Theo đó, các phần hành kế toán tài chính vẫn được giữ nguyên, còn các phần hành kế toán quản trị được xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ cho mỗi vị trí. Ví dụ kế toán giá thành có thể kiêm thêm phần phân tích biến động giá thành, từ đó đưa ra các nguyên nhân cho sự biến động đó. Đối với kế toán nguyên phụ liệu thì nên kiêm thêm phân phân tích biến động chi phí nguyên phụ liệu và đưa ra các nguyên nhân về sự thay đổi đó,…
Ngoài ra, phũng kế toỏn nờn theo dừi chi phớ sản xuất chung cả về chi phớ biến đổi và chi phớ cố định, mục đớch để theo dừi đỳng chi phớ thực tế dựng để sản xuất sản phẩm nhập kho trong tháng, từ đó công tác phân bổ chi phí và tính toán giá thành sẽ chính xác hơn.
Bên cạnh đó, phòng kế toán nên lập các báo cáo quản trị như dự toán chi phí sản xuất, báo cỏo biến động chi phớ sản xuất,…để theo dừi tỡnh hỡnh thay đổi cỏc chi phớ sản xuất của Công ty.
3.3.2. Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
3.3.2.1. Kiểm kê hàng tồn kho
Vì số lượng nguyên phụ liệu nhập vào rất nhiều nên Công ty cũng phải thường xuyên tổ chức bộ phận kiểm kê hàng tồn kho định kì mỗi quý hoặc kiểm tra bất ngờ để xem số liệu thống kê của kế toán và thủ kho có trùng khớp nhau không. Để tối thiểu sự thất thoát nguyên phụ liệu tồn kho, đồng thời tránh được gian lận của thủ kho như cho mượn hoặc bán nguyên phụ liệu ra ngoài.
3.3.2.2. Tiêu thức phân bổ chi phí nguyên liệu
•Chi phí nguyên liệu phụ nên phân bổ theo công thức sau:
Theo đó, chi phí nguyên liệu phụ tiêu hao được lấy từ Bảng vật tư thừa tháng j để đảm bảo chi phí NVL dùng để phân bổ là chi phí thực tế sản xuất ra đúng số lượng sản phẩm nhập kho trong tháng.
Tiêu thức phân bổ chi phí nguyên liệu phụ được chọn là theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng, nhưng số lượng sản phẩm này phải được quy chuẩn theo hệ số.
Lấy lượng định mức nguyên phụ liệu của mặt hàng ít tốn nguyên phụ liệu nhất là 1. Sau đó tính toán và dựa vào định mức lượng nguyên phụ liệu của các mặt hàng tiếp theo để xác định trọng số thích hợp cho từng sản phẩm. Tiếp đó, chúng ta lấy số lượng mặt hàng trong kỳ nhân với hệ số của từng mặt hàng tương ứng rồi tổng cộng số lượng sản phẩm lại. Lấy
Chi phí NVL tiêu hao tháng j
Số lượng sản phẩm chuẩn nhập kho tháng j Chi phí NVL cho
mã sp i tháng j = Số lượng sản phẩm
chuẩn nhập kho mã sp i
ì
tổng chi phí nguyên vật liệu phụ cần phân bổ chia cho tổng số lượng sản phẩm chuẩn, ta được chi phí trên 1 sản phẩm chuẩn. Sau đó ta lấy số sản phẩm đã quy chuẩn của từng sản phẩm nhân với chi phí trên 1 sản phẩm chuẩn. Công việc này khá là phức tạp vì nguyên liệu phụ cho 1 sản phẩm khá là nhiều nhưng về mặt phân bổ sẽ chính xác hơn so với việc không đưa về sản phẩm chuẩn.
• Chi phí nguyên liệu chính không nên phân bổ theo tiêu thức số lượng sản phẩm nhập kho trong tháng, vì công tác đưa về sản phẩm chuẩn khá phức tạp, trong khi nguyên liệu chính là vải đã có định mức sẵn cho từng loại sản phẩm. Do đó, tiêu thức phân bổ chi phí nguyên liệu chính nên sử dụng là tổng định mức nguyên liệu chính cho các mã sản phẩm nhập kho trong tháng, nghĩa là:
Công thức phân bổ chi phí nguyên liệu chính được thể hiện qua công thức sau:
3.3.2.3. Sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất
•Đối với chi phí nguyên vật liệu: Tăng cường sử dụng hợp lí, tiết kiệm chi phí nguyên phụ liệu bằng cách không ngừng giảm bớt phế liệu, phế phẩm trong sản xuất. Điều này phụ thuộc chính vào công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nhưng vai trò của tổ trưởng các tổ cũng rất quan trọng. Tổ trưởng nên thường xuyên giám sát và kiểm tra bán thành phẩm qua mỗi công đoạn, để kịp thời phát hiện và sửa chữa ngay. Mặt khác, thường xuyên tổ chức các buổi học về ý thức tiết kiệm, lợi ích của việc tiết kiệm nguyên phụ liệu trong sản xuất, khuyến khích, nâng cao trình độ tay nghề công nhân qua việc tổ chức các cuộc thi tay nghề.
• Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Để tránh tình trạng công nhân đặt nặng vấn đề số lượng mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên vật liệu thì trong quá
Chi phí NVL cho mã sp i tháng j =
Chi phí NVL chính tiêu hao trong tháng Tổng định mức lượng NVL chính trong tháng
Định mức lượng NVL chính
mã sp i
ì Tổng định mức lượng
NVL chính trong tháng = ∑ Định mức lượng NVL chính
cho 1sp thuộc mó sp i ii ì Số lượng sản phẩm thuộc mó sp i nhập kho trong tháng
trình sản xuất, các tổ trưởng tổ sản xuất phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc công nhân giúp quá trình sản xuất được an toàn và tiết kiệm. Cần gắn trách nhiệm và quyền lợi của công nhân để tránh tình trạng đặt nặng vấn đề số lượng sản phẩm hơn chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí. Các tổ trưởng tổ sản xuất phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc công nhân giúp quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao.