Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 55 - 60)

TRƯỞNG PHềNG KẾ TOÁN TRƯỞNG

2.3. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

Như đã nêu ở phần tổng quan Công ty Cổ phần Dệt May Huế, Công ty có hai đơn hàng chủ yếu là đơn hàng gia cụng và đơn hàng FOB. Để tỡm hiểu rừ cỏch tập hợp đầy đủ loại chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, đề tài này sẽ chọn đơn hàng FOB để tiến hành tập hợp chi phí, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

2.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.3.1.1. Nội dung

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty Cổ phần Dệt May Huế bao gồm toàn bộ nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ mà Công ty dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm.

Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất của Công ty. Vì vậy việc hạch toán chính xác chi phí về nguyên vật liệu là một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm.

- Vật liệu chính: Sử dụng chủ yếu là Vải, Cổ và Bo cổ. Vải có thể được tự tiến hành sản xuất tại Công ty hoặc nhập khẩu từ nước ngoài tùy thuộc vào yêu cầu của từng đơn hàng hoặc nhận vải từ phía khách hàng để gia công. Trong đó vải được chia ra nhiều loại khác nhau như: Vải HK 100% Co Ring Spun Combed Jesey, Vải VV Style 1115-2/1132-7, Vải VS CVC 60%Co+40%PE S/J Print, Vải VS 100% Co Thermat…Đối với Cổ bao gồm:

Cổ100% Poly Wicking, Cổ CVC 30/1*5 With Wick, Cổ & bo SMT, Cổ 100% Poly, Cổ100% PE, Cổ 003, Cổ 001…

- Phụ liệu may: Kim, chỉ, thùng carton, dây kéo, các loại nhãn, dây đai, băng keo, phôi, rẻo ,tấm lót, bao nilon…mỗi loại phụ liệu còn chia ra nhiều loại nhỏ hơn như: Chỉ 40/2-

0973, Chỉ KT 40/2 – 80967, Chỉ 40/2-1897; Thùng CT 5 líp 67 x 48 x 33, Thùng CT 5 líp 67 x 48 x 39, Thùng CT 5 líp 66 x 47 x 12…

2.3.1.2. Chứng từ kế toán sử dụng

Trong quá trình hạch toán chi phí NVLTT, Công ty sử dụng các chứng từ kế toán:

Phiếu xuất kho, Phiếu yêu cầu vật tư,…

2.3.1.3. Tài khoản kế toán sử dụng

Hiện nay Công ty đang có 3 Nhà máy chính là Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt-Nhuộm, Nhà máy May. Do đó, tài khoản 621 đã được chia thành 3 tài khoản cấp 2:

- TK 6211: Chi phí NVLTT Nhà máy Sợi.

- TK 6212: Chi phí NVLTT Nhà máy Dệt-Nhuộm.

- TK 6213: Chi phí NVLTT Nhà máy May.

Trong đó, cụ thể hơn TK 6213: Chi phí NVLTT Nhà máy May + 6213-1: Chi phí NVLTT Nhà máy May- Sản phẩm sản xuất.

+ 6213-2: Chi phí NVLTT Nhà máy May- Sản phẩm tái chế.

+ 6213-3: Chi phí NVLTT Nhà máy May- Sản phẩm mẫu.

Ngoài TK 621, Công ty còn sử dụng các TK liên quan để phục vụ nhu cầu kế toán như TK 152: 1521 (NVL chính), 1522 (NVL phụ), 1523 (Nhiên liệu),…

Để xác định được số nguyên liệu cần dùng để sản xuất một sản phẩm, bộ phận Công nghệ của Công ty đã lập ra định mức cho một sản phẩm từ đầu năm. Mỗi loại sản phẩm có một định mức riêng. Cứ qua một đợt sản xuất là Công ty xem xét lại định mức lập ra đã phù hợp chưa để kịp thời điều chỉnh. Sau đây là ví dụ về Bảng định mức Công ty đã lập để nhập nguyên liệu đơn hàng Style# TT20 - PO#730-731:

1.

Nguyên liệu: (nhập khẩu)

 YERSEY - 91% POLYESTER 9% SPANDEX 180 GSM

- Vải chính: Thân trước, thân sau, tay áo, sườn TT-TS, nẹp, lá cổ.

- Vải phối 1: Dây viền cổ

 MESH - 91% POLYESTER 9% SPANDEX 160 GSM -Vải phối 2: Phối sườn thân trước – thân sau, bụng tay.

* Định mức dưới đã có tiêu hao phôi loại và đầu cây: 3.0%

Vải (chính/phối)

Khổ vải

T/lượng(g/m2)

Định mức 1 sản phẩm

(full) (cut) mét yard gam

Vải chính 61 59 180 1.016 1.111 283.3

Vải phối 1 61 59 180 0.014 0.014 3.6

Vải phối 2 61 59 160 0.192 0.192 43.5

2. Phụ liệu

STT Tên phụ liệu ĐVT Định mức 1 sản phẩm

Thùng 12 áo Thùng 36 áo

1 Thùng carton cái 0,0833 0,0278

2 Nhãn ID cái 0,0833 0,0278

3 Băng keo dán thùng M 0,2382 0,1050

4 Băng keo dán cạnh thùng M 0,0333 0,0138

5 Băng keo 2cm dán bao M 0,08

6 Bao PE đơn (1 áo/bao) cái 1,01

7 Bao PE lớn (12 áo/bao) cái 0,084

8 Bao PE lớn (36 áo/bao) cái 0,028

9 Nhãn chính cái 1,01

10 Nhãn sườn cái 1,01

11 Dây đệm vai yds 0,44

12 Mex sao mỏng- Lá cổ, nẹp yds 0,117

13 Chỉ chính M 307

14 Chỉ phối M 20 dây viền cổ

15 Cúc áo hạt 4,04

2.3.1.4. Quy trình luân chuyển chứng từ

Khi có yêu cầu về nguyên liệu, nhân viên phân xưởng hoặc nhân viên của các tổ đội viết phiếu yờu cầu vật tư ghi rừ danh mục vật tư cần lĩnh, số lượng… Phiếu yờu cầu vật tư được chuyển cho quản đốc phân xưởng kí duyệt, sau đó đến phòng kinh doanh và giám đốc ký duyệt. Cuối cùng, phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho dựa trên phiếu yêu cầu vật tư đã được kí. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại PKD, liên 2 tại thủ kho, liên 3 tại phòng Tài chính-Kế toán.

Cuối tháng, căn cứ vào số lượng, giá trị nguyên liệu nhập vào phần mềm và số lượng, giá trị nguyên liệu tồn cuối tháng trước, phần mềm sẽ tiến hành tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kì.

Phương pháp tính giá xuất kho theo bình quân gia quyền cuối kì

=

Giá trị thực tế NVL đầu kì + Giá trị thực tế NVL nhập trong kì Số lượng NVL tồn đầu kì + Số lượng NVL nhập trong kì Đơn giá xuất

kho NVL

Trị giá thực tế NVLi xuất kho = Số NVLi xuất kho x Đơn giá xuất kho NVL 2.3.1.5. Phương pháp hạch toán

Theo từng kế hoạch sản xuất do bộ phận Điều hành May đưa ra, cứ theo định mức 1 sản phẩm để tiến hành cung cấp vải và nguyên phụ liệu phù hợp. Vải nhập về để sản xuất cho đơn hàng nào thì được xuất ra để sản xuất sản phẩm đơn hàng đó. Còn đối với việc xuất kho nguyên phụ liệu thì xảy ra hai trường hợp sau :

- Một là, nếu nguyên phụ liệu dùng cho đơn hàng nào chưa xuất hết, hoặc xuất ra nhưng chưa sử dụng hết nhập lại kho, thì nguyên phụ liệu nào không có tính chất đặc biệt của đơn hàng đó thì được xuất ra sử dụng tiếp cho đơn hàng tiếp theo.

- Hai là, nếu nguyên phụ liệu dùng cho đơn hàng nào chưa xuất hết, hoặc xuất ra nhưng chưa sử dụng hết nhập lại kho, thì nguyên phụ liệu nào có tính chất đặc biệt cho đơn hàng đó thì không được sử dụng tiếp cho đơn hàng tiếp theo. Đến khi công việc quyết toán nguyên phụ liệu đơn hàng đó hoàn thành ( thông thường thời gian từ khi tiếp nhận đơn hàng đến khi hoàn thành đơn hàng xuất gửi lại cho khách hàng là khoảng 3 tháng), tiến hành bán hoặc tiêu hủy những nguyên phụ liệu còn thừa mà không được sử dụng tiếp như trên.

Ví dụ 2: Ngày 25/09/2014 Nhà máy May lập phiếu yêu cầu vật tư bao gồm các loại vải:

Vải 91%CD Poly+9%Sp JerseyWick$Anti, Vải91%Sp Mesh Without Wick&Anti, Vải 91%CDPoly+9%SP Print Jersey Wick &Anti kèm số lượng từng loại gửi lên PKD để trưởng phòng xét duyệt. Trưởng phòng xét duyệt xong tiến hàng lập phiếu xuất kho gửi xuống thủ kho để xuất kho. Phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng xuất, đơn giá để trống. Công việc tính đơn giá xuất kho do bộ phận kế toán thực hiện.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Mẫu số: 02-VT

Thủy Dương, Hương Thủy, TT Huế Ban hành theo QĐ số /15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 10 năm 2014 Số: 418VT

- Họ và tên người nhận hàng: Hồ Văn Phước - Địa chỉ: Phòng Điều hành May

- Lý do xuất kho: May áo hàng TT20/730, TT20/738, TT12/783, TT10/783 - Xuất kho tại: Vải dệt kim mua (03VAIMUA)

STT Tên vật tư Mã số Số lượng Yêu cầu Thực xuất 1 Vải 91%CD Poly+9%Sp

Jersey Wick&Anti

8.07.432 4.272,10

2 Vải91%CDPoly+9%SP Print

Jersey Wick &Anti 8.07.466 427,00

3 Vải 91%Poly+9% Mesh Without Wick &Anti

8.07.433 553,00

Công thức 21: Giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Nhập liệu: Nhân viên kế toán vật tư dựa vào phiếu xuất kho do PKD gửi đến tiến hành nhập liệu vào phần mềm. Vào Vật tư, hàng hóa  Chọn Phiếu xuất kho, điền các thông tin cần thiết: Đối tượng sử dụng vật tư, mã hàng, TK sử dụng, số lượng. Tại thời điểm này, kế toán chưa có đơn giá xuất kho để hạch toán giá trị xuất kho. Theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kì, chỉ đến cuối kì (tháng) thì kế toán vật tư mới tiến hành chạy giá xuất kho trong phần mềm. Vào Vật tư, hàng hóa  Chọn Tính và cập nhật giá xuất kho  Chọn Loại vật tư, hàng hóa và khoảng thời gian cần tính. Sau khi chạy giá xuất kho xong, phần mềm tự động cập nhật các đơn giá xuất kho vào các phiếu xuất kho trong kì phần đơn giá và tự động tính ra giá trị xuất kho.

Trường hợp, Công ty muốn có thông tin về đơn giá xuất kho của loại vật tư nào đó trong tháng, bộ phận kế toán Nhà máy May sẽ tạm thời cung cấp thông tin về giá nhập kho của loại vật tư đó, vì đơn giá nhập kho và xuất kho chênh lệch không lớn.

Hạch toán

Nợ TK 6213-1 : 175.776.661

Có TK 1521 : 175.776.661

Định khoản này được thực hiện trong kì nhưng không có giá trị, chỉ khi đến cuối tháng 10 khi phần mềm kế toán cập nhật giá xuất kho cho các phiếu xuất kho thì định khoản trên mới đầy đủ cả về tài khoản và giá trị.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w