Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong giai đoạn 2012- 2014

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 46 - 52)

TRƯỞNG PHềNG KẾ TOÁN TRƯỞNG

2.1.8. Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong giai đoạn 2012- 2014

2.1.8.1. Tình hình nguồn lao động của Công ty trong giai đoạn 2012-2014

( Nguồn: Phòng nhân sự Công ty Cổ phần Dệt May Huế)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

2013/2012 2014/2013 Giá

trị % Giá

trị % Giá

trị % +/- % +/- %

Tổng số lao động 3.395 100 3.407 100 3.496 100 12 0.35 89 2,61 1. Phân theo tính chất sản xuất:

Trực tiếp 3.208 94,49 3.216 94,39 3.287 94,02 8 0,25 71 2,21

Gián tiếp 187 5,51 191 5,61 209 5,98 4 2,14 18 9,42

2. Phân theo trình độ:

Đại học 175 5.15 178 5,22 197 5,64 3 1,71 19 10,67

Cao đẳng, trung

cấp 227 6,69 231 6,78 257 7,35 4 1,76 26 11,26

Công nhân kỹ

thuật 2.993 88,16 2.998 88 3.042 87,01 5 0,17 46 1,53

3. Phân theo giới tính

Nam 1.245 36,67 1.256 36,87 1.293 36,99 11 0,88 37 2,95

Nữ 2.150 63,33 2.151 63,13 2.203 63,01 1 0,05 52 2,42

Bảng 01: Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2012-2014

Trong hoạt động SXKD, bên cạnh các yếu tố về vật chất kỹ thuật thì yếu tố lao động là yếu tố hết sức quan trọng, mang tính chất then chốt và quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, quy mô của lực lượng lao động một phần nào đó phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển SXKD, lực lượng lao động của Công ty cổ phần Dệt may Huế không ngừng tăng lên về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể trong giai đoạn 2012-2014, tổng số lao động của Công ty tăng từ 3.395 người đến 3.496 người, trong đó năm 2013 so với năm 2012 tăng 12 người, tương ứng tốc độ tăng 0,35%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 89 người, tương ứng tốc độ tăng 2,61%. Để hiểu rừ hơn về tỡnh hỡnh lao động trong Cụng ty, ta phõn tớch theo 3 nhúm lao động theo tớnh chất như sau: Tính chất sản xuất, trình độ học vấn và giới tính.

- Theo tính chất sản xuất: Số lao động được chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Với loại hình doanh nghiệp sản xuất thì số lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm sẽ chiếm tỷ trọng cao so với lao động gián tiếp. Xét theo giai đoạn 2012-2014, số lao động trực tiếp cũng tăng lên theo thời gian nhưng không đáng kể, trong đó năm 2013 so với 2012 tăng 8 người, tương ứng 0.25%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 71 người, tương ứng 2.21%. Việc tăng lên số lượng lao động, tuy làm tăng thêm chi phí nhân công trực tiếp của Công ty nhưng lại tạo ra số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đó là dấu hiệu tốt của Công ty trong thời điểm đang tập trung đẩy mạnh xuất khẩu.

- Theo trình độ học vấn: Theo cách phân loại này gồm có lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng trung cấp và Công nhân kĩ thuật. Nhìn vào bảng phân tích trên, ta thấy số lượng công nhân kĩ thuật chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động, cụ thể qua 3 năm thì tỷ lệ này đều trên 87%. Số lao động cấp đại học và cao đẳng, trung cấp lần lượt chiếm tỷ lệ khoảng trên 5% và trên 6% trong tổng số lao động.

- Theo giới tính: Sản phẩm may mặc làm ra cần đạt được tất cả các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng của khách hàng. Do đó, ngành Dệt may sẽ chú trọng ưu tiên lao động nữ, vì ở họ có sự tỉ mỉ, khéo tay và cẩn thận. Đó là nguyên nhân của việc lao động nữ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động. Cụ thể năm 2014, lao động nữ chiếm 63.01% tổng số lao động, gấp đôi số lượng lao động nam. Xét theo giai đoạn 2012-2014, số lượng lao động qua từng năm cũng tăng lên, năm 2014 lao động nữ tăng 52 người, tương ứng tăng

2.42% so với năm 2013, lao động nam tăng 27 người, tương ứng tăng 2.95% so với 2013.

Tuy những năm gần đây tốc độ tăng của lao động nam lớn hơn so với nữ, nhưng nhìn chung số lao động nữ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều.

2.1.8.2. Tình hình Tài sản- Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2012-2014

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn lực tài chính của công ty. Tình hình tài sản - nguồn vốn thể hiện quy mô của doanh nghiệp cũng như khả năng phát triển hay mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai. Tình hình tài sản - nguồn vốn của Cụng ty Cổ phần Dệt May Huế được phũng kế toỏn theo dừi và tổng hợp vào bảng cân đối kế toán sau đây:

CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

A. Tài sản ngắn hạn 299.901.758.904 68,21 319.431.323.111 61,6 378.072.497.026 64,21 19.529.564.207 6,51 58.641.173.915 18,4 1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 7.628.772.818

2. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0

3. Khoản phải thu ngắn hạn

157.161.511.405

52,4 157.967.873.087

49,4

5 210.213.196.946 55,6 806.361.682 0,51 52.245.323.859 33,07 4. Hàng tồn kho 127.877.579.278 42,64 125.130.126.667 39,17 134.650.038.739 35,61 -2.747.452.611 -2,15 9.519.912.072 7,61 5. Tài sản ngắn hạn khác 7.233.895.403 2,41 10.561.399.949 3,31 7.605.542.503 2,01 3.327.504.546 46 -2.955.857.446 -28 B. Tài sản dài hạn 139.750.957.840 31,79 199.149.404.713 38,4 210.715.808.860 35,79 59.398.446.873 42,5 11.566.404.147 5,81

1. Các khoản phải thu dài hạn 125.457.200 0,09 0 0 0 0 -125.457.200 -100 0 0

2. Tài sản cố định 126.143.306.098 90,26 178.451.152.928 89,61 191.246.514.304 90,76 52.307.846.830 41,47 12.795.361.376 7,17

3. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 0 0

4. Các khoản ĐTTC dài hạn 10.653.000.000 7,62 16.653.000.000 8,36 12.653.000.000 6 6.000.000.000 56,32 -4.000.000.000 -24 5. Tài sản dài hạn khác 2.829.194.542 2,02 4.045.251.785 2,03 6.816.294.556 3,23 1.216.057.243 42,98 2.771.042.771 68,5

Tổng cộng tài sản

439.652.716.74

4 100 518.580.727.824 100 588.788.305.886 100 78.928.011.080 18 70.207.578.062 13,5 A. Nợ phải trả 349.673.885.085 79,53 405.381.334.570 78,17

474.639.637.33

1 80,61 55.707.449.485 15,9 69.258.302.761 17,1 1. Nợ ngắn hạn 286.625.054.276 81,97 311.251.363.003 76,78 369.451.227.016

77,8

4 24.626.308.727 8,59 58.199.864.013 18,7 2. Nợ dài hạn 63.048.830.809 18,03 94.129.971.567 23,22 105.188.410.315 22,16 31.081.140.758 49,3 11.058.438.748 11,75 B. Vốn chủ sở hữu 89.978.831.659 20,47 113.199.393.254 21,83 114.148.668.555 19,39 23.220.561.595 25,8 949.275.301 0,84 1. Vốn chủ sở hữu 89.978.831.659 100 113.199.393.254 100 114.148.668.555 100 23.220.561.595 25,81 949.275.301 0,84

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng nguồn vốn

439.652.716.74

4 100 518.580.727.824 100 588.788.305.886 100 78.928.011.080 18 70.207.578.062 13,5

Bảng 02: Tình hình Tài sản – Nguồn vốn Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2012-2014

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế)

- Tổng tài sản qua các năm từ 2012 đến 2014 tăng dần trong khoảng từ 439.652 triệu đồng đến 588.788 triệu đồng, trong đó năm 2012 khoảng 439.653 triệu đồng, năm 2013 khoảng 518.581 triệu đồng và năm 2014 khoảng 588.788 triệu đồng. Đối với Tài sản ngắn hạn (TSNH), khoản phải thu ngắn hạn tăng dần qua các năm, trong đó, khoản Phải thu khách hàng năm 2014 tăng nhiều so với các năm trước đó, trong khi đó vòng quay khoản phải thu cũng tăng lên, chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của Công ty năm 2014 nhanh hơn các năm trước, đó là dấu hiệu tốt của Công ty. Đối với HTK, qua các năm cũng có sự tăng lên, HTK tăng không hẳn là dấu hiệu xấu. Vì năm 2014 Công ty nhận được rất nhiều đơn hàng nước ngoài và nội địa, do đó việc dự trữ nhiều hàng HTK để kịp đáp ứng nhu cầu sản xuất của các Nhà máy, tránh ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho khách hàng.

Việc quản lý tốt TSNH này sẽ giúp Công ty dễ dàng thanh toán lãi vay và nợ ngắn hạn.

Đối với Tài sản dài hạn (TSDH) cũng có sự tăng lên qua các năm. Việc tăng lên của TSDH chủ yếu là sự tăng lên của Tài sản cố định (TSCĐ) năm 2014. TSCĐ tăng lên, cùng với đó vòng quay tài sản cũng tăng lên, chứng tỏ việc đầu tư TSCĐ ở đây đã đem lại hiệu quả kinh doanh rừ rệt, khi nú được đầu tư để mang lại doanh thu cho Cụng ty.

- Tổng nguồn vốn của Công ty cũng tăng lên dần trong khoảng 439.653 triệu đồng đến 588.788 triệu đồng. Cụ thể, năm 2012 khoảng 439.653 triệu đồng, năm 2013 là 518.581 triệu đồng và năm 2014 là 588 triệu đồng. Nguồn vốn tăng lên nhờ việc mở rộng quy mô hoạt động, trong đó, tỷ lệ Nợ phải trả (NPT) trên tổng Nguồn vốn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng rất cao, gấp hơn 2 lần tỷ trọng Vốn chủ sở hữu (VCSH) trên tổng nguồn vốn. Trong phần NPT, nợ ngắn hạn chiếm phần lớn so với nợ dài hạn, đây cũng là chính sách vay mượn của Công ty khi muốn biến những đồng vay nợ thành các đồng lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, so với năm 2013 thì khả năng trả lãi vay của Công ty năm 2014 có sự giảm xuống, tuy không nhiều nhưng cũng là việc đáng lưu ý cho Công ty khi thực hiện chính sách vay. VCSH của Công ty cũng tăng dần qua 3 năm. Việc tăng lên của VSCH và NPT trong năm 2014 làm tăng nguồn vốn của Công ty, tuy nhiên cần chú trọng đến tỷ trọng NPT trên VCSH sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

2.1.9.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2014

CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Giá trị (đồng) Giá trị (đồng) Giá trị (đồng) +/- % +/- %

1. Doanh thu bán hàng 1.170.996.167.903

1.306.653.324.628 1.379.742.772.1

09 135.657.156.725 11,58 73.089.447.481 5,59 2. Giảm trừ doanh thu 1.067.580 321.735.683 - 320.668.103 30036,92 (321.735.683)

- 100,00 3. Doanh thu thuần bán hàng 1.170.995.100.323 1.306.331.588.945

1.379.742.772.1

09 135.336.488.622 11,56 73.411.183.164 5,62 4. Giá vốn hàng bán 1.035.598.122.439 1.151.284.665.639

1.221.869.204.5

22 115.686.543.200 11,17 70.584.538.883 6,13 5. Lợi nhuận gộp 135.396.977.884 155.046.923.306 157.873.567.587 19.649.945.422 14,51 2.826.644.281 1,82 6. Doanh thu tài chính 3.194.837.050 5.150.840.901 7.149.264.985 1.956.003.851 61,22 1.998.424.084 38,80 7. Chi phí tài chính 27.048.675.988 22.114.018.144 21.728.574.224 (4.934.657.844) -18,24 (385.443.920) -1,74 8. Chi phí bán hàng 38.566.575.063 42.110.041.126 46.946.841.188 3.543.466.063 9,19 4.836.800.062 11,49 9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 34.223.883.520 52.282.494.784 53.530.548.756 18.058.611.264 52,77 1.248.053.972 2,39 10. Lợi nhuận thuần tư HĐKD 38.752.680.363 43.691.210.153 42.816.868.404 4.938.529.790 12,74 (874.341.749) -2,00

11. Thu nhập khác 1.896.707.721 1.627.627.046

1.973.331.47

9 (269.080.675) -14,19 345.704.433 21,24

12. Chi phí khác 1.058.245.232 90.346.211

370.985.12

9 (967.899.021) -91,46 280.638.918 310,63 13. Lợi nhuận khác 838.462.489 1.537.280.835 1.602.346.350 698.818.346 83,35 65.065.515 4,23 14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 39.591.142.852 45.228.490.988 44.419.214.754 5.637.348.136 14,24 (809.276.234) -1,79 15. Chi phí thuế TNDN 6.908.164.514 10.814.555.651

9.299.456.73

6 3.906.391.137 56,55 (1.515.098.915) -14,01 16. Lợi nhuận sau thuế 32.682.978.338 34.413.935.337 35.119.758.018 1.730.956.999 5,30 705.822.681 2,05

Bảng 03: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2014

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế)

Với tình hình thu hút được nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng trong năm 2014, doanh thu của Công ty tăng lên một cách đáng kể từ 1.306.331 triệu đồng năm 2013 đến 1.379.743 triệu đồng năm 2014. Ở lĩnh vực Sợi, với tình trạng khó khăn của thị trường nội địa, sự cạnh tranh gay gắt về giá là nguyên nhân của việc doanh thu tăng lên không đáng kể trong tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, với việc chủ động điều chỉnh phương án sản xuất phù hợp với năng lực của Công ty cũng như đáp ứng yêu cầu thị trường, cân đối đơn hàng nội địa, tích cực tìm kiếm các đơn hàng để xuất khẩu, doanh thu trong lĩnh vực Sợi tăng lên đáng kể. Song song với việc doanh thu tăng là sự tăng lên của Giá vốn hàng bán (GVHB), cụ thể GVHB năm 2014 tăng 70,584 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 6.13% so với năm 2013. Nguyên nhân của việc tăng này là do chi phí NVLTT tăng lên khi phải nhập về nhiều nguyên vật liệu cho các đơn hàng FOB, chi phí NCTT và chi phí SXC cũng tăng lên do khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn. Doanh thu và GVHB đều tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2014 so với 2013 của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của GVHB, dẫn đến việc lợi nhuận gộp của Công ty năm 2014 tăng 2,827 triệu đồng, tương ứng tăng 1.82%. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên trong năm 2014 nên làm lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2014 giảm 874,341 triệu đồng so với năm 2013.

2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w