Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 84 - 87)

PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

3.2. Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

3.2.1. Ưu điểm

3.2.1.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Cụng ty sử dụng phương phỏp kờ khai thường xuyờn giỳp kế toỏn theo dừi và phản ỏnh kịp thời tình hình vật tư trong điều kiện đơn giá vật tư không ổn định, giá trị vật tư mỗi lần xuất, nhập lớn. Đồng thời giúp cho việc tính giá xuất kho NVL và xác định chi phí sản xuất được chính xác hơn. Hơn nữa, NVL chính của công ty chủ yếu là nhập khẩu, việc hạch toán kê khai thường xuyên giúp kế toán có thể kịp thời nắm bắt tình hình NVL một cách đầy đủ, toàn diện, góp phần điều chỉnh nhanh chóng và hợp lý định mức NVL, đem lại hiệu quả cao 3.2.1.2. Phương pháp tính giá xuất kho

Phương pháp tính giá xuất kho của Công ty sử dụng là bình quân gia quyền cuối kì.

Đây là phương pháp rất thích hợp đối với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Với phương pháp này, kế toán thực hiện công tác tính giá xuất kho một lần vào cuối kỳ, không thực hiện sau mỗi lần xuất kho, do đó sẽ giúp cho công việc kế toán được giảm nhẹ và tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, giá nhập kho nguyên phụ liệu với khá ổn định nên khi tính toán giá xuất bình quân cuối kì sẽ ít bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch giá nhập kho.

3.2.1.3. Phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành của Công ty được sử dụng là phương pháp định mức. Theo đó, để sản xuất ra sản phẩm dựa trên bảng định mức nguyên vật liệu sẽ giúp cho công nhân trực tiếp sản xuất có ý thức, trách nhiệm để đạt được định mức chuẩn trong phạm vi công việc của mình, tạo cho mọi người mục tiêu để phấn đấu, luôn có ý thức tiết kiệm chi phí.

Việc sử dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp định mức cũng dễ dàng theo dừi những biến động chi phớ thực tế so với định mức đề ra, cung cấp được thụng tin về quỏ trình và nguyên nhân phát sinh chi phí, nhằm tìm ra biện pháp thích hợp để cắt giảm chi phí và giúp nhà quản lý có thể xây dựng được một cơ chế đánh giá và quản lý phù hợp, góp phần quan trọng nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

3.2.1.4. Công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Việc xây dựng định mức NVL áp dụng cho từng mã sản phẩm giúp PKD lên kế hoạch tốt hơn trong khâu mua NVL. PKD khi nhận được đơn hàng FOB nào trước thì tiến hành lên kế hoạch mua NVL theo định mức mỗi sản phẩm của từng mã sản phẩm trong đơn hàng.

Theo đó, định mức NVL cho 1 sản phẩm được tính dôi ra 3% so với tiêu chuẩn của sản phẩm đó, mục đích để trong quá trình vận chuyển hàng về hay trong quá trình sản xuất có xảy ra mất mát, hao hụt NVL thì bổ sung vào để đảm bảo tiến độ sản xuất đơn hàng.

Ở Cụng ty, phế liệu thu hồi được hạch toỏn vào bờn Cú TK 6213, theo dừi như một khoản âm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nếu so sánh với quy định của Bộ Tài chính thì khoản phế liệu này phải được hạch toán vào bên Có TK 1543. Tuy nhiên, Công ty hạch toỏn như trờn mục đớch để theo dừi giỏ thành sản phẩm của phần phế liệu thu hồi, nghĩa là phần phế liệu này sẽ được tách ra thành 1 phần riêng trên bảng tính giá thành cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ đó thể hiện được phần làm giảm giá thành cho mỗi mã sản phẩm là bao nhiêu để và có thể so sánh giữa các mã sản phẩm với nhau.

3.2.1.5. Công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Công ty xây dựng chế độ trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương khoán sản phẩm. Đây là phương pháp khuyến khích tinh thần tự giác lao động, nâng cao năng suất lao động của công nhân từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy. Hàng tháng công ty đều tiến hành bình bầu và xếp loại chất lượng lao động theo hệ số phân hạng thành tích. Đây là cơ sở để đánh giá chất lượng lao động hàng tháng, quý, năm đồng thời làm căn cứ để trả lương, thưởng khuyến khích hàng tháng cho người lao động một cách công bằng, hợp lý nhằm động viên khuyến khích người lao động kịp thời góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

3.2.2. Nhược điểm

3.2.2.1. Phân bổ chi phí nguyên liệu chính cho từng mã sản phẩm

Đối với mỗi đơn hàng, Công ty đều đưa ra định mức số lượng nguyên liệu chính cụ thể cho 1 sản phẩm. Và trong quá trình sản xuất, Nhà máy có thể sử dụng hết hoặc không sử dụng hết lượng định mức đó cho 1 sản phẩm. Do vậy, khi phân bổ chi phí nguyên liệu chính cho mã sản phẩm mà kế toán sử dụng lượng định mức nguyên liệu chính cho 1 sản phẩm

nhân với đơn giá xuất kho của nguyên liệu đó thì sẽ không chính xác. Theo đó, nếu trường hợp Nhà máy chưa sử dụng hết lượng định mức nguyên liệu chính cho 1 sản phẩm thì khi phân bổ chi phí nguyên liệu chính sẽ làm tăng chi phí nguyên liệu chính lên so với thực tế sử dụng chi phí đó. Dẫn đến công tác tính giá thành sẽ không chính xác và làm đội giá thành lên cao hơn so với thực tế.

3.2.2.2. Phân bổ chi phí nguyên liệu phụ cho từng mã sản phẩm

Tiêu thức lựa chọn phân bổ chi phí nguyên liệu phụ theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho vẫn chưa phù hợp. Kế toán phân bổ chi phí bằng cách lấy tổng chi phí nguyên liệu phụ cần phân bổ, chia cho tổng số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng, sau đó nhân với số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của mã sản phẩm cần phân bổ. Ở đây, tổng số lượng sản phẩm hoàn thành bao gồm nhiều loại sản phẩm, mỗi sản phẩm sử dụng lượng nguyên liệu phụ, đơn giá khác nhau. Nếu tính tổng sản phẩm hoàn thành nhập kho là tổng cộng các loại sản phẩm thì sẽ đẩy giá thành của những mặt hàng lên cao và ngược lại. Từ đó, công tác phân bổ chi phí nguyên liệu phụ cũng không chính xác, ảnh hưởng đến kết quả tính toán giá thành của từng mã sản phẩm.

3.2.2.3. Sản phẩm thu hồi

Từng tháng, các nghiệp vụ hàng tồn kho thu hồi vẫn còn nhiều, nghĩa là sản phẩm hoàn thành xuất ra nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, kĩ thuật nên phải được thu hồi lại để tái chế. Việc tái chế sản phẩm dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất như tăng chi phí nguyên liệu khi phải dùng tiếp để tiến hành sửa chữa, tăng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung như điện,…Bên canh đó, nếu số lượng hàng tái chế nhiều thì cũng ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho khách hàng.

3.2.2.4. Hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất

Với hình thức khoán sản phẩm cho các công nhân trực tiếp sản xuất đã làm nảy sinh quan điểm đặt nặng về số lượng, sản lượng hơn là chất lượng sản phẩm và việc sử dụng tiết kiệm NVL cho sản xuất. Do đó sản phẩm sản xuất ra tuy là đạt chuẩn về số lượng nhưng lại không đạt về chất lượng, dẫn đến việc phải thu hồi sản phẩm để tiến hành tái chế, kéo theo việc gia tăng chi phí mà đáng lẽ Công ty không phải chịu.

3.2.2.5. Kiểm kê hàng tồn kho

Công việc kiểm kê hàng tồn kho của kế toán chỉ được thực hiện vào cuối năm, nghĩa là cuối năm kế toán vật tư sẽ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho cùng với thủ kho và đối chiếu kết quả. Tuy công việc kiểm kê này rất mất thời gian vì số lượng nguyên liệu rất nhiều và bao gồm nhiều chi tiết nhỏ, nhưng công việc này được thực hiện vào cuối năm sẽ rất khó khăn trong việc đối chiếu số liệu giữa sổ sách và thực tế, nếu có sai sót thì việc điều chỉnh sẽ khó khăn hơn. Bên canh đó, việc kiểm kê cuối năm có thể tạo điều kiện cho thủ kho sử dụng những nguyên liệu này để thực hiện những mục đích riêng trong kì.

3.3. Một số phương pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w