TRƯỞNG PHềNG KẾ TOÁN TRƯỞNG
2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất 2.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất
Để phù hợp với hoạt động sản xuất của Công ty, các khoản mục chi phí của Công ty được phân loại thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí NVL chính và chi phí NVL phụ mà Công ty chi ra trong kỳ cho sản xuất sản phẩm.
+ NVL chính là vải: Công ty vừa tự tiến hành sản xuất vải qua quá trình Sợi – Dệt Nhuộm – Vải, đồng thời cũng nhập khẩu vải từ nước ngoài để tiến hành sản xuất theo đơn hàng.
+ Vật liệu phụ bao gồm: Chỉ, cúc, thùng carton, túi nilon, nhãn treo, băng keo, dây đai...
Trong những vật liệu phụ đó còn được phân loại ra rất nhiều chủng loại khác nhau.
+ Chi phí nhiên liệu: Nhiên liệu mua ngoài như: dầu dazut, dầu diezen, xăng, dầu nhờn, mỡ bôi trơn…
- Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như lương, phụ cấp lương, và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ BHTN trích theo tỷ lệ quy định hiện hành.Trong đó các khoản trích theo lương được tính như sau:
BHXH BHYT BHTN KPCĐ Tổng
Phần trích lập 26 4.5 2 2 34.5
1. Doanh nghiệp 18 3 1 2 24
2. Người lao động 8 1.5 1 0 10.5
- Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí :
+ Chi phí nhân viên các phân xưởng như nhân viên quản lý, quản đốc…
+ Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất
+ Chi phí khấu hao TSCĐ như : nhà xưởng, máy móc thiết bị
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí vận chuyển vật tư, điện thoại, điện, nước…
+ Chi phí khác bằng tiền...
2.2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm May không phải là phân xưởng sản xuất hay giai đoạn công nghệ mà là cả quy trình sản xuất.
Quy trình sản xuất sản phẩm May là một quá trình sản xuất liên tục với quy trình công nghệ khép kín, gồm 4 giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định.
- Giai đoạn cắt: Trước khi cắt, công nhân bộ phận Cắt tiến hành khui kiện để sổ vải. Sau đó trải vải ra và cắt theo các thông số Phòng kĩ thuật gửi đến. Sau đó qua khâu KCS để kiểm tra và đánh số rồi cột vào bao và nhập kho bán thành phẩm.
- Giai đoạn may, ủi: Xuất bán thành phẩm đem đi may căn cứ vào tài liệu kĩ thuật và sự hướng dẫn của phòng kĩ thuật để bố trí công đoạn, các chi tiết theo trình độ và tay nghề của công nhân. Kế đó đưa bán thành phẩm đi ủi xếp.
- Giai đoạn kiểm định: Tiếp nhận sản phẩm của giai đoạn may ủi, căn cứ vào các thông số kĩ thuật về quy cách sản phẩm để kiểm tra xem sản phẩm có đạt yêu cầu không, đồng thời cắt bỏ chi tiết thừa và tiến hành thao tác kiểm tra sản phẩm.
- Giai đoạn đóng gói thành phẩm: Tại đây, các nhân viên sẽ thực hiện sắp xếp các thành phẩm theo màu sắc, kích cỡ, chủng loại,…về đóng gói từng kiện theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
2.2.2. Đặc điểm giá thành sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành tại công ty là sản phẩm hoàn thành tại Nhà máy May.
2.2.2.2. Kì tính giá thành
Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty được tiến hành đều đặn vào cuối mỗi tháng.
2.2.2.3. Phương pháp tính giá thành
Công ty Cổ phần Dệt May Huế tính giá thành sản phẩm may mặc theo phương pháp định mức. Tại Công ty, phương pháp này được sử dụng như sau:
- Đầu tiên, kế toán tổng hợp xác định số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Tổng hợp nhập kho tháng 10/2014 được thể hiện qua bảng “Tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn” (Phụ lục 01:
Tổng hợp Nhập kho tháng 10/2014).
- Kế toán vào phần mềm chạy chương trình tính giá xuất kho vật tư vào cuối tháng: Từ màn hình của phần mềm kế toán BRAVO, kế toán vật tư vào phần hành “Kế toán hàng tồn kho”, tiến hành cập nhật số liệu và tính giá trung bình.
- Sau đó, kế toán xác định các chi phí phát sinh,tổng hợp số liệu và thực hiện bút toán kết chuyển tự động các chi phí đó vào TK “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” từ phần mềm máy tính.
- Kế toán tổng hợp khai báo định mức chi phí nguyên liệu chính lấy từ bảng “Bảng định mức nguyên phụ liệu” vào phần mềm kế toán.
- Sau khi xác định được chi phí phát sịnh, kế toán tổng hợp phân bổ chi phí theo các tiêu thức đã khai báo vào phần mềm từ trước cho từng loại sản phẩm để tính giá thành từng loại sản phẩm.
- Cuối cùng, tính và cập nhật giá thành trên phần mềm: Kế toán vào “Kế toán chi phí giá thành/ Tính giá thành sản phẩm sản xuất liên tục/ Tính giá thành sản phẩm”.
2.3. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may