Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 21 - 24)

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1. Khái quát chung về doanh nghiệp

1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trên thế giới, tùy vào điều kiện của từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà các nước đưa ra các khái niệm khác nhau về DNNVV, việc đưa ra khái niệm chuẩn về DNNVV có ý nghĩa quan trọng, bởi đó là cơ sở để hình thành cơ cấu tổ chức, xác định cơ chế quản lý, áp dụng các chính sách và pháp luật của mỗi quốc gia đối với loại hình doanh nghiệp này. Do đó, ở các quốc gia khác nhau thì tiêu thức phân loại DNNVV cũng khác nhau tùy theo từng thời kỳ, từng ngành nghề, tùy theo mục đích quản lý.

1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong lịch sử phát triển, DNNVV ra đời sớm hơn DN lớn. Tiền thân của các DNNVV là các hộ gia đình sản xuất riêng biệt, tự cung tự cấp. DNNVV hiện nay tại nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển là rất nhiều và chiếm một vị trí quan trọng, nó tạo ra việc làm cho một lực lượng lao động lớn và đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP. Vậy DNNVV đã được hiểu chính xác chưa và vai trò của nó trong nền kinh tế hiện nay như thế nào, chúng hoạt động ra sao.

DNNVV là những cơ sở SXKD (sản xuất kinh doanh), kinh doanh vì lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức như: Vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo từng lĩnh vực được quy định trong mỗi quốc gia [17][18].

1.1.2.2. Các tiêu chí nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các tiêu chí xác định DNNVV ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, bởi tình hình kinh tế, quy mô kinh tế tại các quốc gia là khác nhau, và chênh lệch nhau. Đồng thời chính sách của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng tới việc chọn lựa các tiêu chí cho DNNVV. Một quốc gia phát triển sẽ chọn các tiêu chí khác với một quốc gia đang phát triển, một nước có tiềm lực và nội lực sẽ đưa ra các tiêu chí khác nhau so với một nước xuất phát điểm thấp.

a. Nhóm tiêu chí định tính

Nhóm tiêu chí này dựa trên những đặc trưng cơ bản của các DNNVV như:

trình độ chuyên môn hoá, số đầu mối quản lý, mức độ phức tạp của quản lý,… Sử

dụng nhóm tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề, nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, nhóm tiêu chí này thường được dùng làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng chứ ít được sử dụng để xác định quy mô doanh nghiệp.

b. Nhóm tiêu chí định lượng

Dựa theo quy mô có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Trong đó, việc xác định các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của một DNNVV có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế giới. Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó.

Số liệu ở bảng 1.2 cũng cho thấy, đa số các quốc gia chỉ sử dụng 1 trong 3 tiêu chí đánh giá trên, đặc biệt là nhóm các nước kinh tế đang chuyển đổi. Một số quốc gia khác sử dụng kết hợp 2 trong 3 tiêu chí nói trên. Một số ít quốc gia sử dụng kết hợp cả 3 tiêu chí số lao động, vốn và doanh thu.

Bảng 1.2: Tiêu chí xác định DNNVV ở một số quốc gia

Quốc gia/

Khu vực Phân loại DN vừa và nhỏ Số lao động

bình quân Vốn đầu tư Doanh thu A. NHểM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

1. Hoa kỳ Nhỏ và vừa 0-500 Không quy định Khôngquy định

2. Nhật

- Đối với ngành sản xuất - Đối với ngành thương mại - Đối với ngành dịch vụ

1-300 1-100 1-100

0-300 triệu 0-100 triệu 0-50 triệu

Không quy định

3. EU Siêu nhỏ

Nhỏ Vừa

< 10

< 50

< 250

Không quy định Không quy định

< €7 triệu

< €27 triệu

4. Australia Nhỏ và vừa < 200 Không quy định Không quy định

5. Canada Nhỏ

Vừa

< 100

< 500

Không quy định < CDN$ 5 triệu CDN$5 -20

triệu

6. New Zealand Nhỏ và vừa < 50 Không quy định Không quy định

7. Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy định Không quy định

8. Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 80 triệu < NT$ 100 triệu B. NHểM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1. Thailand Nhỏ và vừa Không quy định < Baht 200 triệu Không quy định 2. Malaysia - Đối với ngành sản xuất 0-150 Không quy định RM 0-25 triệu 3. Philippine Nhỏ và vừa < 200 Peso 1,5-60 triệu Không quy định 4. Indonesia Nhỏ và vừa Không quy định < US$ 1 triệu < US$ 5 triệu

5.Brunei Nhỏ và vừa 1-100 Không quy định Không quy định

C. NHểM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI

1. Russia Nhỏ Vừa

1-249 250-999

Không quy định Không quy định

2. China Nhỏ

Vừa

50-100 101-500

Không quy định Không quy định

3. Poland Nhỏ

Vừa

< 50 51-200

Không quy định Không quy định 4. Hungary Siêu nhỏ

Nhỏ Vừa

1-10 11-50 51-250

Không quy định Không quy định

Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về DNNVV , OECD, 2000 Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 3 Nghị định Số: 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của chính phủ thì "DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Quy mô

Khu vực

DNghiệp

siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao

động Tổng nguồn

vốn Số lao động Tổng nguồn

vốn Số lao động I. Nông, lâm

nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp

và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại

và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 50

người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ

đồng

từ trên 50 người đến 100 người Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp.[10]"

Tóm lại: các nước trên thế giới có các tiêu chí khác nhau để xác định DNNVV, các tiêu chí đó thường không cố định mà thay đổi tùy theo ngành nghề và

trình độ phát triển trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đã lấy tiêu chí số lao động trong các doanh nghiệp để xác định DNNVV, vì đây là tiêu chí dễ dàng thu thập, ổn định và có độ chính xác cao nhất.

1.1.2.3. Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, hàng năm đóng góp vào GDP và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động.

Bảng 1.4: Số lượng và tỷ trọng DNNVV đang hoạt động đến thời điểm 31/12 hàng năm ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013

Năm 2011 2012 2013

Số lượng DN 338.029 359.864 386.083

Số lượng DNNVV 330.279 352.003 378.051

Tỷ trọng (%) 97,7 97,8 97,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra doanh nghiệp 3 năm 2012-2014.

Qua số liệu ở bảng 1.4 ta thấy số lượng DNNVV đều tăng qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 2012 tăng 21.724 doanh nghiệp, tương ứng tăng 6,8% so với năm 2011; năm 2013 tăng 26.048 doanh nghiệp, tương ứng tăng 7,4%

so với năm 2012; bình quân cả thời kỳ tăng 7,1%. Do số lượng DNNVV năm sau tăng cao hơn năm trước nên tỷ trọng so với tổng số doanh nghiệp cả cũng tăng lên qua các năm, năm 2012/2011 tăng 0,1%, năm 2013/2012 tăng 0,1%. Giai đoạn từ năm 2011-2013 mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, khủng hoảng nợ công châu Âu đang diễn ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các quốc gia trên thế giới cùng với xung đột vũ trang cục bộ trên thế giới đã làm gia tăng thêm những bất ổn kinh tế toàn cầu. Chịu tác động của môi trường quốc tế nền kinh tế Việt Nam đứng trước rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên số lượng DNNVV vẫn tăng đáng kể chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước, điều đó chứng tỏ rằng DNNVV có khả nămg thích ứng tốt trong điều kiện khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w