HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV
1.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài
a. Điều kiện tự nhiên - cơ sở hạ tầng
Điều kiện tự nhiên - cơ sở hạ tầng có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của DN, về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của DN, đặc biệt là DN sản xuất kinh doanh (SXKD) có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch…để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các DN phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân DN và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.
Theo ông TS. Trần Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Các điều kiện tự nhiên như các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi tiết khí hậu,... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên
vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường sá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia...
ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Nhân tố kinh tế vĩ mô
Kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái…tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của DN. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với DN. Để đảm bảo thành công trong hoạt động SXKD của DN trước biến động về kinh tế, các DN phải theo dừi, phõn tớch dự bỏo biến động của từng yếu tố để đưa ra cỏc giải phỏp, cỏc chính sách tương ứng trong cùng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các DN cần dựa vào một số căn cứ quan trọng đó là: các số liệu tổng hợp của kỳ trước, các diễn biến thực tế của kỳ nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn.
c. Nhân tố Văn hóa - xã hội
Văn hóa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một DN. DN cần phải phân tích các yếu tố văn hóa - xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh hiện có.
d. Nhân tố ổn định chính trị
Môi trường chính trị ổn định là nhân tố rất quan trọng trong phát triển kinh tế, bởi vì nếu tình hình chính trị thiếu ổn định sẽ tạo ra rủi ro và như vậy các doanh
nghiệp sẽ rất khó huy động vốn và bản thân họ cũng không muốn đầu tư. Do vậy, để phát triển kinh tế, các nước đều chú trọng tạo lập một môi trường chính trị ổn định, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển mạnh các thành phần kinh tế, xoá bỏ phân biệt đối xử, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định chính sách, thông thoáng và thuận lợi hơn để tạo ra sự an tâm cho nhà đầu tư.
Phải xây dựng được hệ thống pháp luật thống nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được quyền huy động vốn dưới mọi hình thức. Hệ thống pháp luật phải đảm bảo quyền sở hữu, kế thừa và chuyển nhượng vốn, tài sản.
Thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài, tạo chuyển biến trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhằm huy động ngày càng nhiều vốn.
e. Nhân tố chính sách thuế của Nhà nước
Thuế là công cụ góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế vừa kích thích vừa định hướng phát triển, đồng thời nó góp phần thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội. Chính sách thuế phải thực sự là động lực, góp phần thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, giữa tích luỹ và tiêu dùng để thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng. Mặt khác chính sách thuế phải ổn định, các thủ tục phải đơn giản, dễ thực hiện để doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.
Vào đầu năm 2013, Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ ban hành đầu năm 2013 với giải pháp giãn, giảm, miễn thuế cho doanh nghiệp là một trong những hỗ trợ thiết thực, giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giúp giải cứu nhiều DN khỏi phá sản, thêm vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh.
f. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới đang diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của mọi chủ thể kinh tế, trong đó có các DNNVV. Nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua việc tham gia khối và tổ chức như: ASEAN, TPP, APEC, WTO, IMF, WB và các tổ chức khu vực và quốc tế khác. Đây vừa là một thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội rất lớn và là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có DNNVV.
Đó là việc các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngòai để thu nhập
thông tin, phát triển công nghệ, tăng cường hợp tác cùng có lợi, mở rộng thị trường đầu vào và thị trường xuất khẩu. Còn thách thức đó là cùng với quá trình hội nhập thì sự bảo hộ đối với sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thuế quan và phí thuế quan sẽ giảm dần, trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng trên thị trường quốc tế còn rất hạn chế.
Nếu không vượt qua được thách thức đó thì các DNNVV sẽ khó tồn tại ngay cả trên chính thị trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường thế giới.
1.3.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp